Sau cuộc hôn nhân ngắn ngủi với hoa hậu Jennifer Phạm, suốt 15 năm qua, ca sĩ Quang Dũng vẫn chưa tìm thấy mái ấm hạnh phúc thứ hai.
Nhạc sĩ Đinh Trầm Ca xin một đời thôi tiếc thương nhau
Thời thanh xuân, Đinh Trầm Ca có vóc dáng của một thợ cày, nhưng lại là một tay lãng tử thứ thiệt. Từ niên thiếu, ông đã nổi tiếng tài hoa và phóng túng.
Lê Thiếu Nhơn - Xuân Hào | 20:00 14/09/2024
Nhạc sĩ Đinh Trầm Ca xin một đời thôi tiếc thương nhau
Nhạc sĩ Đinh Trầm Ca hiện đang sống ở phường Vĩnh Điện, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Đây cũng là mảnh đất mà ông sinh ra và lớn lên, với họ tên trong hộ khẩu là Mạc Phụ. Nhạc sĩ Đinh Trầm Ca trở về cư ngụ trên nền nhà in dấu tuổi thơ mơ mộng của mình từ năm 2002, sau gần nửa thế kỷ lang bạt khắp nơi.
Nhạc sĩ Đinh Trầm Ca xin một đời thôi tiếc thương nhau
Sau hai lần đột quỵ, sức khỏe của nhạc sĩ Đinh Trầm Ca đã giảm sút rất nhiều. Ông di chuyển bằng xe lăn, nhưng thần thái vẫn rất tươi tỉnh khi nói về thi ca và âm nhạc.
Nhìn hình ảnh nhạc sĩ Đinh Trầm Ca hôm nay, ít ai mường tượng được, ông từng là một gã trai vạm vỡ với khuôn mặt góc cạnh mang nét đượm buồn. Thời thanh xuân, nhạc sĩ Đinh Trầm Ca có vóc dáng của một thợ cày, nhưng lại là một tay lãng tử thứ thiệt. Từ niên thiếu, ông đã nổi tiếng tài hoa và phóng túng. Khởi nghiệp, ông làm thơ với tên thật Mạc Phụ.
Nhạc sĩ Đinh Trầm Ca xin một đời thôi tiếc thương nhau
Năm 20 tuổi, Mạc Phụ tuyên bố không bao giờ lấy vợ, để được thoải mái rảo bước giang hồ. Mẹ của ông buồn lắm, vừa dỗ dành vừa khóc lóc. Mạc Phụ thưa với mẫu thân: “Con chuộc lỗi bằng cách lấy họ của mẹ để làm bút danh!”. Và cái tên Đinh Trầm Ca xuất hiện trong giới sáng tác.
Không nuôi mộng đèn sách, Đinh Trầm Ca thích được ngụp lặn trong đời thường, và ông từng trải qua rất nhiều nghề để mưu sinh. Sau một giai đoạn ngắn tham gia dạy học, ông đi phụ hồ, rồi đi khuân vác, rồi đi đốt than… Suốt ngày lao động chân tay, nhưng đêm về ông lại cặm cụi viết lách. Những câu thơ khởi nghiệp của Đinh Trầm Ca đã bày tỏ tâm khí kẻ phiêu bồng hào sảng: “Buổi ta vác cây đàn vào gió cát/ Hồn không theo nên thân xác liêu xiêu/ Ném nốt nhạc lên chín tầng mây dạt/ Nghe quê người mưa rớt hột cô liêu”.
Nhạc sĩ Đinh Trầm Ca xin một đời thôi tiếc thương nhau
Đang được xưng tụng như một thi sĩ triển vọng, Đinh Trầm Ca bỗng nổi hứng đam mê âm nhạc. Đinh Trầm Ca đến thọ giáo nhạc sĩ đồng hương Lê Trọng Nguyễn (tác giả ca khúc “Nắng chiều” lừng lẫy) vài buổi, rồi về nhà lọ mọ với những âm giai trưởng và âm giai thứ, loay hoay với những nốt thăng và nốt giáng. Thế nhưng, vài ca khúc tập tành ấy đều không khiến Đinh Trầm Ca hài lòng, nên ông xé bỏ hết.
Nhạc sĩ Đinh Trầm Ca xin một đời thôi tiếc thương nhau
Năm 1964, một lần trên đường về thăm mẹ, sau chuyến rong ruổi gió bụi, Đinh Trầm Ca ghé ngang nhà cô bạn gái thời trung học. Vẫn ngõ nhỏ rợp mát, vẫn hàng dâm bụt hoa đỏ, nhưng người xưa đã lấy chồng. Ngượng ngùng nhìn nhau, vài câu hỏi han ngắn ngủi, Đinh Trầm Ca từ biệt cố nhân mà nghe lòng xao xác. Thiếu nữ có đôi mắt lấp lánh từng ẩn hiện trong thơ ông, đã thành một thiếu phụ ngập ngừng câu hát đưa nôi. Gom góp chút vốn liếng ký âm ít ỏi và nỗi nghẹn ngào dĩ vãng chưa nguôi, Đinh Trầm Ca viết ca khúc “Ru con tình cũ” thổn thức: “Thôi anh ơi, anh đừng hờn trách nữa/ Đời em như rong rêu tội tình/ Xin gục đầu ghi dấu ăn năn/ Thôi đừng buồn em nữa nghe anh”.
Như niềm riêng cần chia sẻ, Đinh Trầm Ca tự ôm đàn biểu diễn ca khúc “Ru con tình cũ” từ đầu làng đến cuối xóm. Người nọ nghe rồi rỉ tai cho người kia hát lại, cứ thế ca khúc “Ru con tình cũ” lưu truyền rộng rãi. Thật tình cờ, ca khúc “Ru con tình cũ” đến tay ca sĩ Lệ Thu. Năm 1967, ca sĩ Lệ Thu thu âm và giới thiệu trên các sân khấu Sài Gòn, lập tức ca khúc “Ru con tình cũ” nhanh chóng lan tỏa vượt khỏi khả năng tiên liệu của chính tác giả.
Nhạc sĩ Đinh Trầm Ca nhớ lại: “Bản quyền ghi âm đĩa hát nhiều tiền lắm. Tính ra là hơn 10 cây vàng. Tôi dạo đó túng bấn, nhận được khoản thù lao lớn, giống như buồn ngủ gặp chiếu manh. Có đà, tui viết luôn hàng chục ca khúc nữa”.
Sau năm 1975, nhạc sĩ Đinh Trầm Ca chọn kiểu sống rầy đây mai đó khắp miền Tây Nam Bộ lẫn miền Đông Nam Bộ. Vừa nghe tin Đinh Trầm Ca ở Thốt Nốt đã thấy Đinh Trầm Ca ở Đồng Xoài. Đinh Trầm Ca vẫn lao động chân tay nặng nhọc, để tâm hồn bay bổng nhẹ nhàng với đất đỏ Lộc Ninh, với sương sớm Cổ Chiên, với mây chiều Thất Sơn. Thỉnh thoảng, nhớ bạn bè, Đinh Trầm Ca phóng xe máy về TP.HCM uống một ly rượu vỉa hè, rồi tiếp tục chu du dặm dài mưa nắng. Và ông lại viết những khúc ca thân phận lầm lũi như “Nỗi buồn chim sáo”, “Vầng trăng đơn chiếc”, “Điệu hò phu thê”, “Bên cầu nhớ người” hoặc “Về trên lá cỏ ngậm ngùi”.
Nhạc sĩ Đinh Trầm Ca xin một đời thôi tiếc thương nhau
Thời thanh xuân, Đinh Trầm Ca có vóc dáng của một thợ cày, nhưng lại là một tay lãng tử thứ thiệt. Từ niên thiếu, ông đã nổi tiếng tài hoa và phóng túng.
Lê Thiếu Nhơn - Xuân Hào
Các chương trình
Người đẹp có ý nghĩa cực kỳ then chốt trong các ca khúc của nhạc sĩ Thanh Tùng. Thiếu họ chắc chắn ông không thể cho ra những ca khúc mê đắm ấy.