Quan hệ giữa Napoléon Bonapartre và người đẹp Josephine de Beauharnais được ca ngợi là mối tình của thời đại, một bức tranh hoàn hảo về sự tha thứ.
Nhạc sĩ Hoàng Hiệp một thời Hà Nội có bài hát đôi ta
Có một nhạc sĩ Nam bộ đã làm rể Hà Nội và sáng tác ca khúc 'Nhớ về Hà Nội' quen thuộc công chúng suốt 40 năm qua, đó là nhạc sĩ Hoàng Hiệp.
Lê Thiếu Nhơn - Xuân Hào | 20:00 05/10/2024
Nhạc sĩ Hoàng Hiệp một thời Hà Nội có bài hát đôi ta
Nhạc sĩ Hoàng Hiệp một thời Hà Nội có bài hát đôi ta
Nhạc sĩ Hoàng Hiệp có tên thật Lưu Trần Nghiệp, sinh ra và lớn lên ở Cù lao Giêng, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Năm 14 tuổi, chàng thiếu niên Lưu Trần Nghiệp rời gia đình đi theo cách mạng, ban đầu ở đội tuyên truyền lưu động Long Xuyên, sau đó về đoàn văn công Long Châu Hà. Trong chiến khu, Lưu Trần Nghiệp được học đàn mandolin và lấy nghệ danh là Hoàng Hiệp khi biểu diễn hòa tấu.
Năm 1954, Hoàng Hiệp tập kết ra Bắc. Hoàng Hiệp đinh ninh tạm xa cách miền Nam khoảng 2 năm, và sẽ trở lại quê nhà sau tổng tuyển cử vào tháng 7/1956. Thế nhưng, tinh thần Hiệp định Geneve đã không được thực hiện, nên Hoàng Hiệp theo học khóa đào tạo sáng tác đầu tiên ở Trường Âm nhạc Việt Nam cuối năm 1956. Từ lớp giảng dạy của giáo sư Tô Vũ về thể loại ca khúc cấu trúc hai đoạn, Hoàng Hiệp đã trả bài bằng tác phẩm “Câu hò bên bờ Hiền Lương” dựa theo lời thơ Đằng Giao.
Mặc dù Hoàng Hiệp tâm sự ca khúc “Câu hò bên bờ Hiền Lương” chỉ khởi sự từ niềm riêm “dù cho bến cách sông ngăn, dễ gì chặn được duyên anh với nàng” mà mình đã hứa hẹn cùng một thôn nữ vùng núi Cấm – Tịnh Biên, nhưng giáo sư Tô Vũ vẫn đánh giá rất cao triển vọng sáng tác của cậu học trò này.
Tốt nghiệp hạng ưu Trường Âm nhạc Việt Nam, nhạc sĩ Hoàng Hiệp làm biên tập viên ở Nhà xuất bản Âm nhạc. Bạn bè lẫn đồng nghiệp khuyên nhạc sĩ Hoàng Hiệp lập gia đình, vì ông đã 30 tuổi và chưa biết khi nào non sông liền một dải để tái ngộ người yêu xưa. Nhà thơ Thế Lữ nhiệt tình mách nhỏ nhạc sĩ Hoàng Hiệp: “Ở Đoàn kịch nói trung ương của tớ, có cô Diễm Lan xinh lắm. Để tớ mai mối cho”. Được nhà thơ Thế Lữ mời đi xem vở kịch “Những người ở lại” có diễn viên Diễm Lan đóng vai chính, Hoàng Hiệp lập tức xiêu lòng.
Diễn viên Diễm Lan tên thật Nguyễn Thu Vĩnh, sinh ngày 15/11/1933, quê quán Quảng Trị. Diễn viên Diễm Lan thuộc thế hệ nghệ sĩ đầu tiên của Đoàn kịch nói trung ương, cùng thời với Đào Mộng Long, Song Kim, Bích Châu, Hồ Kiểng… Do nhà thơ Thế Lữ trực tiếp hướng dẫn nghề sân khấu, nên diễn viên Diễm Lan rất kính trọng người thầy nức danh.
Khi nhà thơ Thế Lữ hỏi tình cảm với nhạc sĩ Hoàng Hiệp có tiến triển gì không, diễn viên Diễm Lan đành thú thật rằng, đêm nào Hoàng Hiệp cũng đến rạp hát chờ hết giờ diễn rồi đưa mình về nhà, nhưng không nói câu gì. Nhà thơ Thế Lữ tư vấn: “Cậu ấy bản tính rụt rè, em càng phải chủ động”.
Nghe lời nhà thơ Thế Lữ, đêm sau, lúc cùng nhạc sĩ Hoàng Hiệp đạp xe từ rạp hát trên phố Tràng Tiền về nhà trên phố Nguyễn Du, diễn viên Diễm Lan khe khẽ hát ca khúc “Câu hò bên bờ Hiền Lương”. Nhận được tín hiệu tốt lành, diễn viên Hoàng Hiệp lập tức ngỏ ý cầu hôn và được diễn viên Diễm Lan gật đầu.
Năm 1962, nhạc sĩ Hoàng Hiệp và diễn viên Diễm Lan làm đám cưới. Tại căn hộ của họ ở khu tập thể Kim Liên, hai đứa con trai lần lượt chào đời. Con trai đầu, sinh năm 1964, đặt tên là Lưu Nguyễn, ghép từ họ của cha và họ của mẹ. Con trai thứ, sinh năm 1971, đặt tên là Lưu Hà Xuyên, ghép từ hai địa danh Hà Nội và Long Xuyên.
Có được mái ấm hạnh phúc với người vợ đảm đang, nhạc sĩ Hoàng Hiệp bùng nổ khả năng sáng tạo. Chỉ tính khoảng thời gian chào đời giữa đứa hai con trai Lưu Nguyễn và Lưu Hà Xuyên, nhạc sĩ Hoàng Hiệp đã có một loạt ca khúc lừng lẫy, gồm “Ngọn đèn đứng gác” phổ thơ Chính Hữu, “Đất quê ta mênh mông” phổ thơ Bùi Minh Quốc, “Cô gái vót chông” phổ thơ Mô Chô Y Loi, và “Trường Sơn đông, Trường Sơn tây” phổ thơ Phạm Tiến Duật.
Tháng 4/1975, nhạc sĩ Hoàng Hiệp mang theo ca khúc “Lá đỏ” phổ thơ Nguyễn Đình Thi, cùng đoàn quân giải phóng tiến đến đại thắng mùa xuân thống nhất đất nước. Bắc Nam sum họp một nhà, nhưng gia đình nhạc sĩ Hoàng Hiệp lại chia cách hai miền. Từ Sài Gòn, nhạc sĩ Hoàng Hiệp viết thư cho diễn viên Diễm Lan để thông báo ông đang bề bộn nhiệm vụ, chưa thể quay ra Hà Nội để đón vợ con. Quan niệm “thuyền theo lái, gái theo chồng”, diễn viên Diễm Lan xin phép rời khỏi Đoàn kịch nói Trung ương, để đưa hai con vào Sài Gòn đoàn tụ với chồng.
Quyết định của diễn viên Diễm Lan được nhà thơ Thế Lữ ủng hộ. Bằng quan hệ cá nhân từng dọc ngang ở Hải Phòng, nhà thơ Thế Lữ đã tìm cách cho diễn viên Diễm Lan và hai con trai được đi ké tàu hải quân từ thành phố cảng vào Đà Nẵng, rồi từ Đà Nẵng đi xe đò vào Sài Gòn cuối năm 1975.
Gia đình nhạc sĩ Hoàng Hiệp bước vào cuộc sống mới ở TP.HCM với ngôi nhà trên đường Phan Kế Bính, quận 1. Thấu hiểu tâm trạng bỡ ngỡ của diễn viên Diễm Lan làm dâu phương Nam, cũng giống mình giai đoạn làm rể đất Bắc, nhạc sĩ Hoàng Hiệp viết ca khúc “Nơi anh gặp em” để tặng vợ. Năm 1980, khi thực hiện bộ phim “Nơi gặp gỡ của tình yêu” với cặp tài tử Thế Anh và Thẩm Thúy Hằng, đạo diễn Long Vân đã lấy ca khúc “Nơi anh gặp em” làm bài hát chủ đề.
Nhạc sĩ Hoàng Hiệp một thời Hà Nội có bài hát đôi ta
Có một nhạc sĩ Nam bộ đã làm rể Hà Nội và sáng tác ca khúc 'Nhớ về Hà Nội' quen thuộc công chúng suốt 40 năm qua, đó là nhạc sĩ Hoàng Hiệp.
Lê Thiếu Nhơn - Xuân Hào
Các chương trình
Gặp được Furnish, danh ca huyền thoại tìm thấy bến đỗ cho con tim và tình yêu đã đến với họ rất nhanh chóng.