Nhạc sĩ Thanh Bình ơi người vì ta qua phong ba

Bài hát ‘Tình lỡ’ được nhạc sĩ Thanh Bình viết cho mối tình đầu dang dở nhưng ám ảnh suốt đời ông.

Lê Thiếu Nhơn - Xuân Hào  | 20:07 21/09/2024

Nhạc sĩ Thanh Bình ơi người vì ta qua phong ba

Tự động

Nhạc sĩ Thanh Bình ơi người vì ta qua phong ba

Nhạc sĩ Thanh Bình ơi người vì ta qua phong ba

Nhạc sĩ Thanh Bình viết rất ít. Gia tài âm nhạc của ông chỉ khoảng 10 ca khúc. Sinh thời, ông sống lặng lẽ, không đánh đu với giới nghệ sĩ và cũng không có ý định mưu cầu bất kỳ lợi ích gì từ nghệ thuật. 82 năm chìm nổi trên dương gian, nhạc sĩ Thanh Bình chỉ có một đêm nhạc duy nhất do ca sĩ Ánh Tuyết đứng ra tổ chức trước khi ông qua đời không lâu.

Bao nhiêu năm lầm lũi trong bóng tối, trong đêm nhạc ấy, nhạc sĩ Thanh Bình run run bước lên sàn diễn tràn ngập ánh sáng để có đôi lời với người hâm mộ: “Tôi rất hân hạnh và cảm động khi biết mọi người còn nhớ đến tôi và thực hiện đêm nhạc cho tôi. Lâu lắm rồi tôi mới được nghe những bản nhạc của mình được hát trên sân khấu”. Đêm nhạc ấy khiến ca sĩ tham gia trình diễn lẫn khán giả theo dõi đều xúc động, vì họ được tri ân một nhạc sĩ tài hoa luôn giấu mình để gánh chịu những lận đận trớ trêu.

Đồng nghiệp cùng thế hệ của nhạc sĩ Thanh Bình là nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 từng chia sẻ: “Những nhạc sĩ trước đây viết nhạc chỉ để giãi bày tâm sự, tình cảm của mình chứ không vì danh lợi hay để được biết đến. Người đời thấy tác phẩm hay thì hát. Và với những tác giả thì việc được người đời hát nhạc phẩm của mình đã là một nguồn động viên, một món quà rất lớn rồi!”.

Số tiền quyên góp trong đêm nhạc duy nhất trong đời nhạc sĩ Thanh Bình không thể an ủi những ngày cuối đời cô độc và gieo neo của ông.  Nhạc sĩ Thanh Bình ra đi ngày 23/5/2014, không có vợ con bên cạnh, chỉ có những ca khúc do ông viết thay lời đưa tiễn ông, nhất là bài hát “Tình lỡ” mang đầy dấu vết kỷ niệm đời ông: “Con đường mình đi sao chông gai/ Bước vào đời nhau bao lâu nay/ Em ơi, em ơi! Sao đắng cay/ Thôi đành vùi sâu tâm tư thôi/ Hết rồi còn chi đâu em ơi/ Hết rồi còn chi đâu em ơi...”.

Nhạc sĩ Thanh Bình tên thật Nguyễn Ngọc Minh, quê quán ở Bắc Ninh. Sớm mồ côi cha mẹ, nên ông phải phiêu dạt nhiều nơi, từ Thanh Hoá, Nam Định đến Thái Bình, Hưng Yên…Tuổi 20, Nguyễn Ngọc Minh bắt đầu tìm kiếm cơ hội sinh tồn bằng nghề viết lách, với bút danh Thanh Bình. Ngoài hai tiểu thuyết mang yếu tố tự truyện là “Gió dập mưa vùi” và “Mình còn trẻ lắm”, Thanh Bình còn cộng tác với các tờ báo lúc bấy giờ ở Hà Nội như Liên Hiệp, Tin Sớm, Bình Minh… Đây cũng là lúc ông quen biết với một người đẹp đất Thăng Long tên Hằng. Dù chưa thề nguyền đính ước hoặc thề non hẹn biển, nhưng họ đã dành cho nhau trái tim nồng nàn thanh xuân.

Năm 1954, Thanh Bình di cư vào Nam. Chuyến tàu khởi hành ở cảng Hải Phòng rít lên một hồi còi dài rời bến như lạnh lùng cắt đứt tơ duyên. Chuyến tàu rẽ sóng, chàng trai trên boong ngậm ngùi nhìn cô gái đứng trông theo cứ mờ dần như một chấm nhỏ trong hoàng hôn tím ngát. Vào đến Sài Gòn, nỗi hoài vọng miền Bắc giúp nhạc sĩ viết được nhiều ca khúc, như ca khúc “Những nẻo đường Việt Nam” bâng khuâng: “Suốt từ Cà Mau thẳng tới Nam Quan. Ôi những nẻo đường Việt Nam. Ơ! Ta đắp đường làng ta. Nhắn ai đi, xin chớ quên quê nhà…” hoặc ca khúc “Lá thư về quê” bồi hồi: “Từ miền Nam viết thư về thăm xóm làng/ Sắt son gửi trong mấy hàng/ Thăm bà con dãi dầu năm tháng/ Từ Tiền Giang thương qua Đèo Cả thương sang/ Em thơ ơi có còn học hành sớm tối/ Áo nâu tươi gái làng còn che môi cười/ Và đàn bò còn nghe chim hót lưng đồi”.

Tự động

Nhạc sĩ Thanh Bình ơi người vì ta qua phong ba

Bài hát ‘Tình lỡ’ được nhạc sĩ Thanh Bình viết cho mối tình đầu dang dở nhưng ám ảnh suốt đời ông.

Lê Thiếu Nhơn - Xuân Hào

Các chương trình

Nhạc sĩ Đinh Trầm Ca xin một đời thôi tiếc thương nhau
Chuyện tình khó quên

Thời thanh xuân, Đinh Trầm Ca có vóc dáng của một thợ cày, nhưng lại là một tay lãng tử thứ thiệt. Từ niên thiếu, ông đã nổi tiếng tài hoa và phóng túng.

Nhạc sĩ Đinh Trầm Ca xin một đời thôi tiếc thương nhau
Giáo sư Dương Quảng Hàm lương duyên lưu giữ trang sử trang văn
Chuyện tình khó quên

Sau khi giáo sư Dương Quảng Hàm hy sinh, bà Trần Thị Vân dành phần đời còn lại để lặng lẽ nhớ thương chồng.

Giáo sư Dương Quảng Hàm lương duyên lưu giữ trang sử trang văn