Nông sản chất lượng còn nhiều dư địa tại thị trường Bắc Âu

Xuất khẩu hàng nông sản của nước ta vào thị trường Hà Lan và các nước khu vực Bắc Âu còn nhiều dư địa. Do đó, nhu cầu về xúc tiến thương mại, thông tin cung cầu, kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp càng trở nên quan trọng.

Xuân Hào  | 

Nông sản chất lượng còn nhiều dư địa tại thị trường Bắc Âu

Tự động

xuất khẩu nông sản. Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, năng lực sản xuất nông - lâm - thủy sản của Việt Nam đã đạt trên 140 triệu tấn mỗi năm, nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đang chiếm vị trí dẫn đầu và dần định hình được thương hiệu, uy tín về chất lượng, giá cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Trong kim ngạch xuất khẩu hàng nông – lâm – thủy sản của nước ta, thị trường châu Âu luôn chiếm tỷ trọng lớn. Do đó, nhu cầu về xúc tiến thương mại, thông tin cung cầu, kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp càng trở nên quan trọng.

Bây giờ, chúng ta sẽ bắt đầu câu chuyện của diễn đàn kết nối nông sản 970 với chủ đề “Kết nối tiêu thụ Nông sản tại thị trường Hà Lan và các nước khu vực Bắc Âu” quý vị và bà con nhé.

#Nhạc

MC:

Thưa quý vị và bà con, Diễn đàn lần này ngoài sự tham dự của các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn còn có sự góp mặt của nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nghệp trong và ngoài nước. Phát biểu khai mạc Diễn đàn, ông Nguyễn Minh Tiến – Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp cho biết, Nông nghiệp luôn được xem là một trụ đỡ của nền kinh tế Việt Nam. Khu vực Bắc Âu và Hà Lan mặc dù dân số không lớn, nhưng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường này rất ấn tượng, nhất là với các sản phẩm như gạo, cà phê, trái cây, hạt điều. Thông qua diễn đàn này, hy vọng các doanh nghiệp và đại diện của thị trường châu Âu, Hà Lan sẽ chia sẻ với nhau những kinh nghiệm để thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam.

[Băng ông Nguyễn Minh Tiến]

Quỳnh Anh

MC

Trong thời kỳ hội nhập cùng dòng chảy của hiện đại hóa, các kênh xuất khẩu nông sản sang thị trường nước ngoài cũng có những yêu cầu cao hơn về sự đổi mới. Đổi mới, đẩy mạnh cách thức xuất khẩu để bắt kịp xu thế là yếu tố quan trọng để nông sản Việt Nam có mặt ở nhiều thị trường trên thế giới. Chia sẻ về vấn đề này tại Diễn đàn, Ông Albert Liu, Tổng thư ký Hiệp hội nhà mua Quốc tế (IFPPS) cho biết, Cách thức tốt nhất để đẩy mạnh kênh xuất khẩu ra nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc là thiết lập các trung tâm xúc tiến thương mại nông sản, từ đó một số vấn đề về khâu tiếp cận thị trường... có thể giải quyết được nhanh.

[Băng Ông Albert Liu]

Linh Linh

MC:

DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG

Thưa quý vị thưa bà con, để Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang quốc tế, thông tin về nhu cầu, yêu cầu và tiêu chuân của các thị trường luôn là vấn đề được người dân, HTX và doanh nghiệp quan tâm. Tại diễn đàn với chủ đề  “Kết nối tiêu thụ nông sản tại thị trường Hà Lan và các nước khu vực Bắc Âu” lần này, Bà Nguyễn Thị Hoàng Thuý, Tham tán Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển đã có những thông tin quan trọng về nhu cầu nông sản tại các nước Bắc Âu để gợi ý cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nắm bắt cơ hội.

[Băng bà Nguyễn Thị Hoàng Thuý]

Tùng Đinh

MC:

Ông Như Nguyễn Giám đốc Công ty VIEC tại Hà Lan cho rằng, tuy Hà Lan chỉ có 17 triệu dân nhưng lại là thị trường 'cửa ngõ' nhập khẩu và tái xuất sang các thị trường châu Âu khác, nếu muốn đưa các sản phẩm vào thị trường Hà Lan, các doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược dài hạn, cần phải thực hiện nhiều bước để quảng bá thương hiệu nông sản để người tiêu dùng hiểu được giá trị của nông sản đó.

[Băng ông Như Nguyễn]

Quang Linh

NGUỒN CUNG NÔNG SẢN

Ngoài những thông tin về nhu cầu thị trường quốc tế, diễn đàn cũng là nơi các doanh nghiệp kết nối chia sẻ, giới thiệu sản phẩm, tình hình chế biến nông sản và các công nghệ bảo quản sau thu hoạch… Bây giờ sẽ là những nhận định, chia sẻ từ các nhà cung cấp.

Bà Lê Thị Hoài Thương, Phó Giám đốc Công ty TNHH Hồ tiêu Việt cho biết, doanh nghiệp có thế mạnh về hạt tiêu và là đơn vị đầu tiên đã sản xuất được gia vị hạt tiêu hữu cơ đạt chuẩn EU. Tuy nhiên, Thị trường Bắc Âu nói riêng và EU nói chung có những tiêu chuẩn ngày càng khắt khe, vì vậy doanh nghiệp rất cần tư vấn về kỹ thuật, nâng cao năng suất nhà máy và mong muốn có nhiều hội chợ quốc tế để kết nối mua – bán.

[Băng Bà Lê Thị Hoài Thương]

Lê Khánh

MC:

Ông Trần Phong Lan, đại diện Công ty DannyGreen tham gia diễn đàn với mong muốn giới thiệu sản phẩm trái cây hữu cơ ứng dụng công nghệ cao của công ty và tìm kiếm cơ hội hợp tác. Với tên tuổi và thương hiệu trên thị trường hơn 10 năm, sản phẩm dưa lưới của Danny Green đã đạt chứng nhận GAP Nhật Bản và USDA của Mỹ và chuẩn bị chứng nhận châu Âu.

[Băng Ông Trần Phong Lan]

MC:

Tại diễn đàn, TS Trần Thị Dung, Phó Chủ tịch kiêm Trưởng ban Kỹ thuật Hiệp hội Thực phẩm sạch, minh bạch khẳng định, các hiệp hội với đội ngũ các chuyên viên giỏi đóng vai trò như cánh tay nối dài của nhà nước để hỗ trợ các doanh nghiệp về kinh nghiệm, kỹ năng để thực hiện các mục tiêu đặt ra. Theo bà Dung, Thương vụ các nước, Cục Xúc tiến thương mại đã hỗ trợ rất nhiều song làm thế nào để kết nối đúng mục tiêu, thị trường, cần tư vấn để đi con đường ngắn, tiết kiệm nhất thì cần đi với nhau thông qua các hiệp hội.

[Băng bà Trần Thị Dung]

Phạm Hiếu

THÔNG ĐIỆP 970

MC:

Thưa quý vị và bà con, Diễn đàn được diễn ra trong bối cảnh đầy đủ nội hàm về thể chế như Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững theo Quyết định 150 của Thủ tướng Chính phủ và gần đây nhất Hội nghị TW5 khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 19 về nông nghiệp, nông thôn, nông dân ngày 16/6/2022.. Bên cạnh đó, dưới sự chỉ đạo sâu sắc của đồng chí Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan, Diễn đàn được tổ chức cởi mở, tập trung trí tuệ, trách nhiệm và tổ chức triển khai thực tế từ cơ sở.

Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản nhận định:

[Băng Nguyễn Quốc Toản]:

MC:

Thưa quý vị và bà con, với mục tiêu hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp xúc tiến thương mại các mặt hàng nông sản, diễn đàn lần này đã kết nối doanh nghiệp, đưa ra những nhận định và thông tin quan trọng về nhu cầu, yêu cầu của thị trường quốc tế đối với mặt hàng nông sản.  

Theo đó để chinh phục được những thị trường khó tính, mà cụ thể tại Diễn đàn nêu ra là Hà Lan và các nước Bắc Âu, doanh nghiệp Việt Nam cần lựa chọn các mặt hàng đủ lực, đủ mạnh, cùng với hàm lượng chế biến ngày càng được nâng cao. Hệ thống cơ sở dữ liệu của các doanh nghiệp tại địa bàn, của các đầu mối nhập khẩu nông sản tại từng thị trường cũng được xây dựng bài bản, chặt chẽ. Các hiệp hội ngành hàng cần cùng tham gia đào tạo kỹ năng bán hàng cho các HTX và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Và đặc biệt, cần có sự vào cuộc, đồng lòng, kết nối hiệu quả giữa hiệp hội ngành hàng, cơ quan quản lý Nhà nước, các tham tán thương mại.

Nội dung vừa rồi cũng kết thúc chương trình phát thanh Kết nối tiêu thụ nông sản do Báo Nông nghiệp Việt Nam thực hiện dưới sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo phát triển thị trường nông sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hôm nay.

Quỳnh Anh

 

Tự động

Nông sản chất lượng còn nhiều dư địa tại thị trường Bắc Âu

Xuất khẩu hàng nông sản của nước ta vào thị trường Hà Lan và các nước khu vực Bắc Âu còn nhiều dư địa. Do đó, nhu cầu về xúc tiến thương mại, thông tin cung cầu, kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp càng trở nên quan trọng.

Xuân Hào

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/4/2024: Vốn xã hội hóa bảo vệ rừng chiếm hơn 40%
Thời sự

Nguồn vốn xã hội hóa để bảo vệ, trồng mới rừng chiếm hơn 40%; Quảng Bình lan tỏa mô hình trồng rừng gỗ lớn; Kiểm định chất lượng giống cây lâm nghiệp đạt 100%.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/4/2024: Vốn xã hội hóa bảo vệ rừng chiếm hơn 40%
Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/4/2024: Mưa dông tàn phá rừng hồi hàng chục năm tuổi
Thời sự

Mưa dông tàn phá cánh rừng hồi hàng chục năm tuổi; Trồng rừng, phục hồi rừng, giảm phát thải khí nhà kính; Người dân Yêu Bái chưa mạnh dạn trong trồng rừng gỗ lớn.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/4/2024: Mưa dông tàn phá rừng hồi hàng chục năm tuổi