Nông thôn mới: Khi giá trị của hạnh phúc được nhắc đến

Mỗi sản vật của xứ Tuyên cần có một giá trị truyền thống; Nâng cao năng lực ứng phó, ngăn chặn dịch bệnh từ động vật sang người; Gia Lai đau đầu với bài toán trồng rừng; Kiên Giang nỗ lực khôi phục đàn heo sau dịch tả heo Châu Phi; Tăng nguồn thu cho người dân ở Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà.

Xuân Hào  | 

Nông thôn mới: Khi giá trị của hạnh phúc được nhắc đến

Tự động
  • Mỗi sản vật của xứ Tuyên cần có một giá trị truyền thống

Hôm qua, trong chuyến thăm và làm việc của Bộ NN-PTNT tại tỉnh Tuyên Quang, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cùng đoàn công tác đã tham dự Lễ công bố xã Thái Bình, Huyện Yên Sơn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và nông thôn mới nâng cao. Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, đây là cột mốc đáng nhớ với người dân địa phương, toàn thể chính quyền, người dân trong xã cần tiếp tục nỗ lực, cố gắng trong xây dựng nông thôn mới thời gian tới. Bộ trưởng cũng gợi ý tỉnh Tuyên Quang và xã Thái Bình việc gắn các câu chuyện, giai thoại đẹp, những tấm gương điển hình vào từng sản vật, nông sản của địa phương. Ở phần sau của bản tin, chúng tôi sẽ chuyển đến quý vị và bà con những chia sẻ cụ thể hơn của Bộ trưởng Lê Minh Hoan về nội dung này.

Quỳnh Anh

  • Nâng cao năng lực ứng phó, ngăn chặn dịch bệnh từ động vật sang người

Cũng trong ngày hôm qua, Bộ NN-PTNT, Bộ Y tế, Bộ Tài Nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Đối tác một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người, giai đoạn 2021 – 2025”. Trước sự gia tăng dịch và ảnh hưởng tiêu cực của bệnh lây nhiễm từ động vật tới đời sống con người, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, Bộ NN-PTNT đã thực hiện nhiều biện pháp kiểm soát, nâng cao năng lực ứng phó, ngăn chặn dịch bệnh. Để đạt hiệu quả thiết thực hơn nữa, Bộ NN-PTNT cũng đề nghị các Bộ, ngành cùng các đối tác quốc tế xây dựng thiết chế phù hợp để lan tỏa hiệu quả hơn Đối tác một sức khỏe tới các địa phương.

Minh Trang

  • Gia Lai đau đầu với bài toán trồng rừng

Trong giai đoạn 2017 - 2021, tỉnh Gia Lai đã trồng được gần 31.000ha rừng, song tỷ lệ cây sống rất thấp. Nhiều nơi, tỉ lệ rừng trồng đạt yêu cầu chỉ chiếm 20%. Theo chính quyền địa phương, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ rừng trồng đạt tiêu chuẩn thấp như diện tích manh mún, rải rác, gây khó khăn cho công tác giám sát; thời tiết nắng nóng, cây giống không đảm bảo, thiếu kinh phí, người dân trồng rừng chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số nên nhận thức còn hạn chế, nhiều hộ dân trồng xen các loại cây khác khiến cây rừng bị ảnh hưởng… Trước những khó khăn này, HĐND tỉnh Gia Lai đã yêu cầu Sở Tài chính rà soát, xem xét nâng mức hỗ trợ trồng rừng cho người dân, yêu cầu Sở Nội vụ tham mưu về công tác tổ chức bộ máy, bổ sung nguồn nhân lực để làm tốt hơn nữa công tác trồng rừng.

Tuấn Anh

  • Kiên Giang nỗ lực khôi phục đàn heo sau dịch tả heo Châu Phi

Sau khi bệnh dịch tả heo Châu Phi được khống chế, người chăn nuôi tại Kiên Giang đang nỗ lực khôi phục đàn heo, hiện tổng đàn đã đạt khoảng 200.000 con. Để bảo vệ và phát triển chăn nuôi, ngành nông nghiệp đã tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, đẩy mạnh công tác tiêm phòng. Nhờ đó, không xảy ra dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên gia súc, gia cầm lây lan ở diện rộng. Theo ghi nhận, trong 6 tháng đầu năm, bệnh dịch tả heo Châu Phi đã xảy ra tại 30 ấp trong tỉnh, tuy nhiên, số heo mắc bệnh buộc phải tiêu hủy không lớn. Nhìn chung hoạt động chăn nuôi tiếp tục ổn định, đàn heo và đàn gia cầm tăng so với cùng kỳ do ít bị ảnh hưởng của dịch bệnh, bán được giá nên bà con mạnh dạn tái đàn.

Trung Chánh

  • Tăng nguồn thu cho người dân ở Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà

Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng, có hơn 80% là người dân tộc thiểu số với nguồn thu nhập chủ yếu là từ nông nghiệp, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, những năm qua, Vườn quốc gia đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ cộng đồng địa phương. Trong đó, đẩy mạnh chương trình giao khoán quản lý bảo vệ rừng, thực hiện chấm công hàng ngày giúp người dân có thêm thu nhập; đầu tư, trang bị kiến thức về rừng, về trồng trọt, chăn nuôi và phát triển du lịch cho người dân. Nhiều chương trình trồng rừng được giao cho dân thực hiện, dưới sự hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của cán bộ. Nhờ đó, đời sống của bà con nơi đây đã dần khởi sắc.

Hoàng Đình Quang

Nhạc chuyển

Thưa quý vị và bà con, chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới đã và đang lan tỏa trong khắp cả nước. Đã có nhiều địa phương đã đạt chuẩn nông thôn mới từ nhiều năm qua. Từ nền móng đó, nhiều địa phương đã tiếp tục phát triển và vận dụng linh hoạt các cơ chế chính sách để đạt được mức tiêu chuẩn cao hơn. Nhân chuyến công tác tại Tuyên Quang, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã có những chia sẻ rất đáng chú ý về vấn đề này:

Băng:

Đức Minh

Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 17/08/2022.

Hôm nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan Dự cuộc họp của Thủ tướng Chính phủ làm việc với Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Tiếp và làm việc với Đại sứ Cuba. Sau đó, dự Đại hội chi bộ Cơ quan Đảng ủy Bộ.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dự Hội thảo "Kinh nghiệm và giải pháp của Đan Mạch trong sản xuất nông nghiệp và thực phẩm bền vững". Sau đó, tiếp và làm việc với Đoàn công tác Bộ Thực phẩm, Nông nghiệp và Thủy sản Đan Mạch

Trong khi đó, Thứ trưởng Trần Thanh Nam Làm việc với Viện nghiên cứu và Phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam về giải pháp sử dụng phụ phẩm nông nghiệp

Quỳn Anh

Tự động

Nông thôn mới: Khi giá trị của hạnh phúc được nhắc đến

Mỗi sản vật của xứ Tuyên cần có một giá trị truyền thống; Nâng cao năng lực ứng phó, ngăn chặn dịch bệnh từ động vật sang người; Gia Lai đau đầu với bài toán trồng rừng; Kiên Giang nỗ lực khôi phục đàn heo sau dịch tả heo Châu Phi; Tăng nguồn thu cho người dân ở Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà.

Xuân Hào

Các chương trình

4 vấn đề then chốt ngành nông nghiệp cần trợ lực của khoa học, công nghệ
Thời sự

4 vấn đề then chốt ngành nông nghiệp cần trợ lực của khoa học, công nghệ; Nhiều loại sâu bệnh có thể phát sinh gây hại lúa xuân.

4 vấn đề then chốt ngành nông nghiệp cần trợ lực của khoa học, công nghệ
Bản tin Lâm nghiệp ngày 17/5/2024: Châu chấu lưng vàng tàn phá rừng mét
Thời sự

Châu chấu lưng vàng tàn phá rừng mét ở Nghệ An; Tín chỉ carbon rừng, nhiều tiềm năng cũng nhiều thách thức; Chuyển mục đích sử dụng hơn 135ha rừng sản xuất.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 17/5/2024: Châu chấu lưng vàng tàn phá rừng mét