Nước mang thảm xanh đến vùng biên Bình Phước

Song song với đầu tư nâng cao chất lượng các công trình thủy lợi, huyện Bù Đốp (Bình Phước) rất chú trọng điều tiết, sử dụng nguồn nước tiết kiệm, hiệu quả.

Trần Phi - Trần Trung  | 

Nước mang thảm xanh đến vùng biên Bình Phước

Tự động

Nước mang thảm xanh đến vùng biên Bình Phước

MC1:

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Thủy lợi và phát triển

Thưa quý vị và bà con, Bù Đốp là một huyện biên giới, thuần nông nằm ở phía bắc tỉnh Bình Phước. Ngoài ý nghĩa về kinh tế, Bù Đốp còn đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh Quốc phòng cho khu vực Đông Nam Bộ và các tỉnh phía Nam. Thời gian qua, Bù Đốp nhận được sự quan tâm đầu tư lớn của đảng, nhà nước. Trong đó, các công trình thuỷ lợi được xem là bước đột phá phát triển nông nghiệp thay đổi diện mạo nơi đây.

MC 2:

Thưa quý vị và bà con, Huyện biên giới Bù Đốp được tách ra từ huyện Lộc Ninh và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/5/2003. Sau 20 năm phấn đấu vươn lên, diện mạo nông nghiệp, nông thôn ở huyện biên giới Bù Đốp có nhiều thay đổi vượt bậc, cơ sở vật chất đã thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, nông nghiệp ngày càng phát triển theo hướng bền vững.

Đơn cử như xã Hưng Phước nghèo khó thuở nào, giờ đã là xã nông thôn mới. Băng băng trên tuyến đường nhựa láng o về lại vùng sâu, vùng xa ấp Bù Tam, Phước Tiến, mọi thứ nay đã thay đổi đáng kể. Đường làng không chỉ được thảm nhựa nóng mà còn rực rỡ sắc hoa do người dân trồng, bừng sáng ánh điện về đêm. Vùng đất bưng bàu, sình lầy, quanh năm chỉ trồng một vụ lúa của ấp Bù Tam giờ là con đập được đầu tư với tổng kinh phí 51 tỷ đồng, cung cấp nước cho hơn 300 ha lúa của xã Hưng Phước và một phần của xã Phước Thiện.

Đến cánh đồng Xa Rây hơn 200 ha từ thôn 4, xã Hưng Phước trải dài đến xã Phước Thiện những ngày này là đồng ruộng xanh thẫm thẳng cánh cò bay, không chỉ trồng các giống bản địa, dưới sự hỗ trợ cán bộ khuyến nông địa phương, bà con đã từng bước chuyển đổi sang giống lúa ST24, chất lượng xếp thứ 2 thế giới. Đặc biệt, nhờ con đập, canh đồng trước đây dựa vào nước trời, cả ha ruộng chỉ sản xuất 1 thì nay đã nâng lên 3 vụ/năm. Không chỉ có cái ăn, đời sống bà con ngày một khấm khá. Là người có uy tín tại ấp Bù Tam, ông Vũ Duy Thịnh phấn khởi cho biết.

---Tiếng---

Ngày trước kia thì chỉ có  1 mùa thôi nhưng mà tới 6 tháng mới thu nhập và không có nước, hiện nay được cái nước, nên bà con có thể làm từ 2 đến 3 vụ do áp dụng KHKT của khuyến nông tăng năng suất, cuộc sống thì khấm khá hơn.

Chung niềm vui với bà con, ông Hoàng Thanh Thiệp Chủ tịch UBND xã Hưng Phước phấn khởi cho biết thêm, cùng với công trình hồ đập với dung tích chứa khoảng 2,8 triệu mét khối nước từ, địa phương còn được quan tâm đầu tư hơn 4,5km kênh mương nội đồng dẫn nước tưới tiêu cho gần 300 ha đất nông nghiệp. Từ khi công trình được bàn giao, và đưa vào sử dụng đã giúp hoạt động sản xuất của người dân được nâng lên. Địa phương cũng đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp sử dụng nước khoa học, hợp lý, đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trong mùa khô này cũng như trong tương lai.

---tiếng ---

Đối với công trình thủy lợi Bù Tam, thì đây là một trong những công trình vùng cao mà nhân dân xã Hưng Phước được thụ hưởng, thì từ khi đóng đập hưởng lợi nhất là địa phương đã duy trì được mạch nước ngầm, hưởng lợi nhất là bà con huyện Bù Tam này. Nhờ đó mà nước tưới tiêu, phục vụ sinh hoạt được đảm bảo.

Không chỉ có công trình đập Bù Tam, trên địa bàn huyện biên giới Bù Đốp đang hiện hữu 7 công trình hồ đập thủy lợi, đảm bảo nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu cho hơn 3.500 ha đất sản xuất, trong đó có hơn 1.000 ha đất trồng lúa.

Nổi bật có thể nhắc đến công trình đập tràn M26 thuộc ấp Điện Ảnh, xã Phước Thiện, được huyện Bù Đốp đầu tư nạo vét, nâng cấp dung tích hồ chứa lên 200 ngàn mét khối và xây mới 1,64km kênh mương nội đồng vào năm 2017. Nhờ vậy, gần 40 ha ruộng lúa cùng nhiều diện tích cây trồng khác phía sau đập luôn đảm bảo nguồn nước tưới dù đang là cao điểm mùa khô.

Đang tất bật lấy nước vào ruộng để sản xuất, anh Điểu Lập, xã Phước Thiện, được huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước chia sẻ.

 ---Băng----

Khu này đất nhà tôi thì có 4 sào, mỗi năm thì chỉ làm được có 1 vụ thôi, cao lắm thì 2 vụ. Giờ thì có đập đa số ở đây thì làm thêm được từ 2 đến 3 vụ, phấn khởi được giá và nước nhiều nữa.

Cách đó không xa là công trình thủy lợi sau Cần Đơn, công trình được xây dựng từ năm 2007 với tổng kinh phí hơn 300 tỷ đồng từ vốn trái phiếu chính phủ. Mục tiêu của dự án là cung cấp nước tưới cho 4.578 ha đất nông nghiệp, trong đó tưới tự chảy 2.969 ha, tưới động lực 1.609 ha trên địa bàn 4 xã và thị trấn. Để phát huy hết công năng, mới đây huyện Bù Đốp cũng đầu tư xây mới 6km kênh mương nội đồng nối dài, nâng tổng chiều dài kênh mương nội đồng của công trình lên 25km, phục vụ tưới tiêu cho gần 3.000 ha cây trồng. Đi dọc tuyến kênh mương thủy lợi sau Cần Đơn những ngày này, chúng tôi thỏa mắt với dòng nước đỏ quánh, cuộn tràn phù sa dẫn nước từ lòng hồ thủy điện Cần Đơn tưới mát cho hàng ngàn ha đất sản xuất cho 4 xã, thị trấn cánh Tây của huyện biên giới Bù Đốp. Ông Trần Văn Thành, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Bù Đốp cho biết.

----Băng ---

Trước khi đập Bù Tam chưa đưa vào vận hành thì tình trạng thiếu nước, kể cả nước sinh hoạt lẫn nước sản xuất, kể từ khi đưa vào vận hành tính đến thời điểm này thì toàn bộ khu vực đã đáp ứng đủ nước cho người dân sử dụng, đặc biệt giữ được mạch nước ngầm, và giữ nước tưới để phát triển đặc biệt là cánh đồng S-ray với gần 200 ha lúa, sản xuất quanh năm, trước tình hình đó thì bà con cũng phấn khởi. Thời gian tới, Sở cũng phối hợp với các công ty làm sao vận hành tốt hơn nữa và đem lại hiệu quả nhiều hơn nữa.

MC1: Thưa quý vị và bà con, trong bối cảnh dự báo trước năm 2024 diễn ra hiện tượng El Nino, trong khi nhiều địa phương đang quay cuồng trong cơn bĩ cực vì thiếu nước tưới thậm chí là nước sinh hoạt. Song song với đầu tư nâng cao chất lượng các công trình thủy lợi, huyện Bù Đốp rất chú trọng điều tiết và sử dụng nguồn nước tiết kiệm, hiệu quả. Hiện đang là cao điểm của mùa khô nhưng các hồ đập trên địa bàn huyện vẫn đảm bảo nguồn nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và chưa có hồ nào ở mực nước chết, đảm bảo đáp ứng đủ nước tưới và nước sinh hoạt trong cả mùa khô, đó là kết quả nổi bật trong việc quan tâm đến công tác thuỷ lợi của chính quyền nói đây.

MC 2: Bây giờ mời quý vị và bà con cùng đến với một số tin vắn về lĩnh vực thủy lợi

MC 1: tin 1

Thưa quý vị và bà con,

Kết quả kiểm tra của Chi cục Thủy lợi Hải Dương và Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải ngày 1/4 cho thấy nước sông Bắc Hưng Hải tại một số điểm thuộc khu vực hạ lưu hệ thống này đã bớt ô nhiễm so với vài ngày trước. Ông Trịnh Thế Trường, Chủ tịch Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải cho biết từ ngày 24/3, công ty đã chính thức vận hành trạm bơm dã chiến Xuân Quan, tỉnh Hưng Yên công suất 16m3/s, bơm nước từ sông Hồng để pha loãng, giảm ô nhiễm nguồn nước trong hệ thống Bắc Hưng Hải. Chỉ khoảng 1-2 ngày nữa, tình trạng ô nhiễm khu vực hạ lưu hệ thống này sẽ được cải thiện, chất lượng nước được bảo đảm để phục vụ sản xuất nông nghiệp.

MC 2: tin 2

Tuyến kênh Cầu Động, thuộc dự án hệ thống thủy lợi Ngàn Trươi – Cẩm Trang giai đoạn 2, có chiều dài hơn 14km, kéo dài từ xã Đức Bồng, huyện Vũ Quang đến xã Tân Mỹ Hà, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh có tổng mức đầu tư hơn 650 tỷ đồng. Ngoài kênh chính, giai đoạn này sẽ thi công thêm 8,8km kênh nhánh. Để đảm bảo hoàn thành tiến độ dự án trước 31/10 năm nay, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình NN-PTNT tỉnh Hà Tĩnh đang rốt ráo đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công khối lượng đã ký hợp đồng. Quan điểm là vừa tranh thủ thời tiết thi công nhanh nhưng cũng phải đảm bảo không làm gián đoạn hoạt động sản xuất của bà con nông dân. Đến thời điểm này công trình kênh chính đã thi công đạt hơn 45% khối lượng hợp đồng; kênh nhánh đạt 10%.

MC 1: tin 3

 Những ngày này, Đắk Nông bước vào cao điểm nắng nóng khiến hàng chục hồ nước tại địa phương trơ đáy hoặc không còn khả năng tưới. Nhiều diện tích cà phê của người dân mới tưới được 2 - 3 đợt bắt đầu héo úa, xơ xác. Theo báo cáo của Sở NN-PTNT Đắk Nông, hiện trên địa bàn tỉnh có hơn 300 công trình thủy lợi. Tổng dung tích thiết kế cho 255 công trình hồ chứa khoảng trên 170 triệu m3 nước. Đến nay, tổng dung tích nước tại các hồ, đập còn gần 81 triệu m3, ước đạt gần 51% dung tích thiết kế. Đến thời điểm hiện tại, địa phương có 27 công trình thủy lợi đã hết nước hoặc sắp cạn kiệt nguồn nước khiến cho hơn 8.000ha cây trồng đứng trước nguy cơ chết khô.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình thủy lợi và phát triển của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Nước mang thảm xanh đến vùng biên Bình Phước

Song song với đầu tư nâng cao chất lượng các công trình thủy lợi, huyện Bù Đốp (Bình Phước) rất chú trọng điều tiết, sử dụng nguồn nước tiết kiệm, hiệu quả.

Trần Phi - Trần Trung

Tin liên quan

Các chương trình

Đắm chìm trong không gian tĩnh mịch của 'chợ ma' Định Yên
Phóng sự

Vào ngày 16 âm lịch hàng tháng, hơn 100 diễn viên không chuyên với nhiều lứa tuổi sẽ tề tụ về trước cửa Đình thần để tái hiện lại thực cảnh 'chợ ma' Định Yên.

Đắm chìm trong không gian tĩnh mịch của 'chợ ma' Định Yên
Linh thiêng Côn Đảo - Vang vọng bài ca yêu nước
Phóng sự

Dịp lễ 30/4 hàng năm, cũng là lúc bao thế hệ người Việt tìm về những 'địa chỉ đỏ' để ôn lại kỷ niệm hào hùng, cúi đầu, dâng hương những linh hồn bất tử.

Linh thiêng Côn Đảo - Vang vọng bài ca yêu nước