Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nòng cốt ứng dụng IPHM; Phát hiện 850 lượt tàu vi phạm trong năm 2024; Giá nông sản tăng, người dân phá rừng mở rộng diện tích.
Nuôi biển: Cá mú Trân Châu soán ngôi các loài cá mú khác
Từ khi cá mú Trân Châu xuất hiện và bắt đầu được nuôi ở nước ta, đến nay đối tượng này được người nuôi dọc các tỉnh ven biển từ Bắc đến Nam ưa chuộng.
Kim Sơ | 14:06 01/12/2022
từ khi cá mú trân châu xuất hiện và bắt đầu được nuôi ở nước ta, đến nay đối tượng này được người nuôi dọc các tỉnh ven biển từ Bắc đến Nam ưa chuộng. Do đó có thể nói cá mú trân châu hiện đã soán ngôi các loài cá mú khác từng được nuôi trước đây.
Vì những ưu điểm như dễ nuôi, ít dịch bệnh, đầu ra tiêu thụ thuận lợi hơn các loài cá mú khác. Hơn nữa, chúng được nuôi đa dạng trong ao đất hoặc nuôi biển bằng lồng bè. Ghi nhận chúng tôi, tại xã Cam Thịnh Đông, TP Cam Ranh (Khánh Hòa), một trong những địa phương có thế mạnh về phát triển nuôi trồng thủy sản, hiện đang phát triển mạnh đối tượng cá mú trân châu.
MC2: Xã Cam Thịnh Đông có khoảng 340 ha ao đìa. Trước đây, vùng nuôi nơi đây tập trung nuôi các đối tượng chính như tôm thẻ chân trắng, ốc hương, cá hồng, cá chẽm, cá mú đen…Tuy nhiên vài năm trở lại đây khi Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III làm chủ công nghệ sản xuất giống đưa ra thị trường, người nuôi nơi đây đã thả nuôi rất nhiều. Theo tìm hiểu của chúng tôi, cá mú trân châu được sinh ra bởi sự kết hợp hoàn hảo giữa cá mú nghệ (con đực) và cá mú cọp (con cái). Từ đó, cá mú này thừa hưởng đặc tính nổi trội của 2 loài cá mú bố me, đó là thịt thơm ngon, màu sắc đẹp, lớn nhanh và khả năng chống chịu tốt với sự thay đổi môi trường và dịch bệnh. Hơn nữa, cá mú trân châu có thể nuôi được trong ao đìa và cả lồng bè trên biển.
Chính vì ưu điểm này mà ông Nguyễn Văn Sơn, một người nuôi trồng thủy sản ở thôn Hòa Diêm, xã Cam Thịnh Đông rất ưa chuộng thả nuôi cá mú trân châu. Theo ông Sơn, trước đây gia đình ông chủ yếu nuôi ốc hương, cá mú đen…nhưng do nuôi không hiệu quả nên đã chuyển sang nuôi cá mú trân châu như nhiều hộ khác. Bởi cá mú này dễ nuôi, ít rủi ro so với các đối tượng khác và xác suất nuôi thành công từ 50-60%.
Băng ông Nguyễn Văn Sơn: “Bà con nơi đây đều tập trung nuôi cá mú trân châu. Ai nuôi nhiều lãi nhiều, nuôi ít lãi ít, còn lỗ cũng ít. Cá nuôi ít dịch bệnh, tỷ lệ hao hụt 30-40%, với giá bán trung bình 220 ngàn đồng/kg, có lúc giá lên 270-280 ngàn đồng/kg. Nhưng với giá 220 ngàn đồng/kg, trừ chi phí đầu tư 140 ngàn đồng/kg, bà con lãi 70-80 ngàn đồng/kg”.
Tuy nhiên hiện nay giá cá thương phẩm dao động từ 250 -270 ngàn đồng/kg, người nuôi xuất bán 1 tấn sẽ “bỏ túi” 100 triệu đồng. Bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Cam Thịnh Đông, cho biết, từ năm 2019 bà con trên địa bàn bắt đầu thả nuôi cá mú trân châu với diện tích chỉ vài ha. Tuy nhiên đến nay đã lên đến 120 ha. Đây là loài cá dễ nuôi, dễ bán, thị trường tiêu thụ rộng rãi nên mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con trong xã.
Băng bà Hương: “Hiện nay cá mú trân châu mang lại hiệu quả kinh tế cao, dần thay thế các loài thủy sản nuôi biển như ốc hương, tôm thẻ chân trắng kém hiệu quả. Trong thời gia tới theo tôi nghĩ, cá mú trân châu rất có tiềm năng trong nuôi nuôi biển”.
Theo Phó phòng Kinh tế thành phố Cam Ranh, hiện trên địa bàn bà con nuôi các loại cá mú như mú cọp, mú nghệ, song ưa chuộng và nuôi phổ biến là cá mú trân châu, với tổng diện tích gần 180 ha và 1.000 ô lồng, tập trung chủ yếu tại các xã Cam Thịnh Đông, Cam Lập và các phường Cam Phúc Bắc, Cam Phúc Nam, Cam Thuận, Cam Linh. Điều thuận lợi của bà con khi nuôi cá mú trân châu là thả nuôi và thu hoạch tỉa quanh năm. Vì cứ cá đạt trọng lượng từ 1-1,2 kg trở lên là xuất bán sau 10-12 tháng thả nuôi. Hiện cá mú trân châu được thương lái thu mua xuất sang thị trường Trung Quốc và các nhà hàng trong nước tiêu thụ.
Với giá cá mú hiện tại 265 ngàn đồng/kg loại 1, ông Huỳnh Văn Hưng, Phó phòng Kinh tế thành phố Cam Ranh, cho biết người nuôi lãi khá.
Băng ông Hưng: Hiện bà con chủ yếu nuôi cá Sát cánh cùng doanh nghiệp trong phát triển nuôi biển châu là chính. Cá mú này thị trường tiêu thụ dễ hơn các loại cá mú khác. Chẳng hạn cá mú nghệ nuôi size mười mấy kí, thời gian nuôi kéo dài, thị trường tiêu thụ không bằng cá mú trân châu. Cho nên người dân thả nuôi cá mú này phổ hiến hơn các loài cá phú khác. Hơn nữa giống cá mú này nuôi tỷ lệ sống cũng cao hơn các loài cá khác.
MC1: Thưa quí vị và bà con, trong phát triển nuôi biển, việc đa dạng đối tượng nuôi và phù hợp với điều kiện sinh thái rất quan trọng. Do đó, các địa phương cần phải xác định cho bà con vùng nuôi đối tượng nào cho phù hợp để họ tránh rủi ro, mang lại hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững. Bên cạnh đó, trong tổ chức sản xuất, phải tạo ra mạng lưới với nhau để tạo ra sản phẩm mới chiếm lĩnh được thị trường. Đối với cá mú trân châu cũng cần tổ chức nuôi bài bản hơn để phát triển bền vững trong thời gian tới.
Kim Sơ
Nuôi biển: Cá mú Trân Châu soán ngôi các loài cá mú khác
Từ khi cá mú Trân Châu xuất hiện và bắt đầu được nuôi ở nước ta, đến nay đối tượng này được người nuôi dọc các tỉnh ven biển từ Bắc đến Nam ưa chuộng.
Kim Sơ
Các chương trình
Không khí lạnh tiếp tục tăng cường xuống các tỉnh Bắc bộ, Trung bộ và khuếch tán yếu xuống Nam bộ.