Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên; Sâu, bệnh gây hại gần 230ha cây ăn quả có múi; Bắc Giang có thêm 6 sản phẩm OCOP 4 sao.
Nuôi biển: Cần tư duy xa hơn, rộng hơn
Phát triển nuôi trồng thủy sản là sự bền vững của quốc gia; Bộ NN-PTNT khuyến cáo không nên tăng nóng diện tích trồng sầu riêng; Tri thức dân gian trồng và chế biến chè Tân Cương trở thành di sản văn hóa.
Xuân Hào | 07:18 24/02/2023
Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị Triển khai Đề án Phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Sau khi nghe các báo cáo về thực trạng cũng như định hướng phát triển tiềm năng nuôi trồng thủy sản trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh, tinh thần của Đề án và cho rằng phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển là câu chuyện của quốc gia, là sự tồn tại bền vững của đại dương trước thách thức về biến đổi khí hậu. Do đó, Bộ trưởng đề nghị các Viện nghiên cứu, doanh nghiệp, đơn vị đào tạo mở rộng đối tượng nghiên cứu để phát huy tối đa tiềm năng của biển mà Việt Nam đang sở hữu. Cụ thể về nội dung này, Nông nghiệp Radio sẽ tiếp tục thông tin đến quý vị trong phần sau của chương trình.
Quang Linh
- Bộ NN-PTNT khuyến cáo không nên tăng nóng diện tích trồng sầu riêng
Trước thực trạng diện tích cây sầu riêng tại các địa phương thuộc vùng ĐBSCL, Đông Nam bộ và Tây Nguyên vẫn đang có hiện tượng tăng nóng, không theo khuyến cáo của cơ quan quản lý, Cục Trồng trọt vừa có văn bản gửi Sở NN - PTNT các tỉnh, thành phố phía Nam đề nghị: tập trung chỉ đạo các ban, ngành, địa phương nghiêm túc thực hiện Chỉ thị của Bộ NN-PTNT về việc phát triển bền vững cây sầu riêng và chanh leo. Đồng thời, tuyên truyền, phổ biến, từng bước thay đổi thói quen, nhận thức sản xuất theo phong trào, theo số đông. Tổ chức triển khai, thực hiện các nội dung của Đề án Phát triển cây ăn quả chủ lực đến năm 2025 và 2030. Thực hiện kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng cần định hướng rõ các vùng lợi thế, phù hợp với cây trồng chuyển đổi, đặc biệt lưu ý cây sầu riêng.
Quỳnh Anh
- Tri thức dân gian trồng và chế biến chè Tân Cương trở thành di sản văn hóa
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Tri thức dân gian trồng và chế biến chè Tân Cương, Thái Nguyên. Giống chè Tân Cương đặc sản là chè trung du lá nhỏ, trồng lâu năm và là cây tạo nên thương hiệu trứ danh "chè Thái". Câu chuyện về trồng, chế biến trà Tân Cương là câu chuyện nhiều thế hệ; tình yêu và sự nâng niu của người trồng chè đối với cây trồng đặc sản đã tồn tại lâu niên trên đất trung du Thái Nguyên. Tuy nhiên nhiều năm qua, sự khắc nghiệt của thị trường khiến diện tích chè Trung du lá nhỏ giảm sút nghiêm trọng do già cỗi, năng suất thấp. Người dân buộc phải cải tạo trồng thay thế bằng các giống khác nên diện tích hiện chỉ còn 10,6%, còn lại là các giống chè lai.
Toán Nguyễn
- Cống Cái Lớn, Cái Bé hoạt động hiệu quả giúp tiết kiệm hàng chục tỷ đồng
Theo Sở NN-PTNT Kiên Giang, từ năm 2021 đến nay, khu vực thượng lưu cống Cái Lớn, Cái Bé thuộc địa bàn các huyện Châu Thành, Giồng Riềng và Gò Quao vào mùa khô không còn phải đắp hơn 120 đập tạm để ngăn mặn, tiết kiệm được hàng chục tỷ đồng, vừa giảm ô nhiễm môi trường, vừa không ảnh hưởng đến giao thông thủy do việc đắp đập tạm gây ra. Từ khi cống Cái Lớn, Cái Bé đưa vào vận hành, khai thác cho đến nay, vùng sản xuất tại khu vực này chưa ghi nhận thiệt hại do xâm nhập mặn. Chỉ tiêu về độ mặn đã được kiểm soát hiệu quả theo từng thời điểm để phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
Trần Trung
- Lối đi mới cho cam sành Hàm Yên
Từ năm 2013, cam sành Hàm Yên, Tuyên Quang đã lọt top 10 trái cây ngon nhất Việt Nam. Tuy nhiên, người trồng cam luôn phải đối mặt với tình trạng "được mùa mất giá, được giá mất mùa”. Trước tình trạng này, sau thời gian học hỏi và chuẩn bị vốn, chị Nguyễn Thị Tĩnh ở thôn Tháng Mười, xã Yên Lâm, huyện Hàm Yên đã xây dựng HTX Nông nghiệp xanh Yên Lâm chuyên sản xuất, cung ứng sản phẩm "cam sấy" và được thị trường đón nhận, hiếm khi có hàng tồn kho. Chị Tĩnh chia sẻ, thời gian tới, HTX sẽ tăng sản lượng cam sấy và chế biến thêm các sản phẩm khác. Các cơ quan chức năng tỉnh cũng xây dựng phương án xúc tiến thương mại để quả cam sành Hàm Yên tiếp cận với kênh phân phối hiện đại trong cả nước, hướng đến các trường quốc tế.
Đào Thanh
Nhạc
Thưa quý vị và bà con, với mục tiêu phát triển nuôi biển trở thành một ngành sản xuất hàng hóa quy mô lớn, công nghiệp, đồng bộ, an toàn, hiệu quả, bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái; tạo ra sản phẩm có thương hiệu, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu; giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho cộng đồng cư dân ven biển; góp phần tham gia bảo vệ an ninh, quốc phòng vùng biển đảo của Tổ quốc. Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hôm qua, tại Hội nghị Triển khai Đề án, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan khẳng định phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển là câu chuyện của quốc gia, từ đó Bộ trưởng đặt ra những yêu cầu cụ thể cho việc thực hiện Đề án.
Băng:
Phạm Hiếu
Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 24/2/2023.
Hôm nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan dự họp Ban chỉ đạo Trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia. Sau đó, Nghe báo cáo về lộ trình xây dựng thương hiệu nông sản.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm việc với Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long. Sau đó, làm việc với Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp đi công tác địa phương.
Trong khi đó, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị Làm việc với đại diện của Ngân hàng Thế giới – WB.
Quỳnh Anh
Nuôi biển: Cần tư duy xa hơn, rộng hơn
Phát triển nuôi trồng thủy sản là sự bền vững của quốc gia; Bộ NN-PTNT khuyến cáo không nên tăng nóng diện tích trồng sầu riêng; Tri thức dân gian trồng và chế biến chè Tân Cương trở thành di sản văn hóa.
Xuân Hào
Các chương trình
Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định trong có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 80-180mm, cục bộ có nơi trên 300mm.