Nuôi biển: Giữ sạch môi trường nuôi là giữ được sinh kế

Vùng Nam Trung bộ nước ta được thiên nhiên ưu đãi với bờ biển dài, nhiều đầm, vịnh, thích hợp để phát triển nuôi biển. Trải qua hơn 30 năm phát triển, hiện người nuôi tại các tỉnh nơi đây đang đứng trước nhiều thách thức, trong đó có vấn đề môi trường vùng nuôi ngày càng suy giảm

Xuân Hào  | 

Nuôi biển: Giữ sạch môi trường nuôi là giữ được sinh kế

Tự động

Thưa quý vị và bà con, vùng Nam Trung bộ nước ta được thiên nhiên ưu đãi với bờ biển dài, nhiều đầm, vịnh, thích hợp để phát triển nuôi biển. Trải qua hơn 30 năm phát triển nuôi trồng thủy sản bằng lồng bè, hiện người nuôi tại các tỉnh nơi đây đang đứng trước nhiều thách thức, trong đó có vấn đề môi trường vùng nuôi ngày càng suy giảm. Do đó, việc thả nuôi tôm, cá biển của người dân không còn mấy hiệu quả bởi tỷ lệ nuôi bị hao hụt cao. Trước thực trạng này, để việc nuôi trồng thủy sản thuận lợi, ngoài việc giảm mật độ lồng bè, người nuôi cần chung tay bảo vệ môi trường.

MC 2:

Từ sáng sớm, chúng tôi có mặt tại cảng Đầm Môn, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa chứng kiến người nuôi nơi đây tất bật vận chuyển thức ăn tươi nào là cá, cua, ghẹ, sò đưa lên những chiếc tàu công suất nhỏ chạy ra lồng bè đang thả tôm hùm, cá biển cho ăn.

Theo những người cung cấp thức ăn, ước tính mỗi ngày, có hàng chục xe đông lạnh cung cấp nhiều tấn thức ăn tươi phục vụ nuôi thủy sản lồng bè tại khu vực Đầm Môn. Hiện nay, thức ăn tươi cho tôm hùm, cá biển ngày càng khan hiếm nên giá tăng cao, gần gấp đôi so với trước đây. Điều này đang khiến những người dân làm nghề nuôi biển thêm lo lắng bởi thời gian này, việc nuôi tôm, cá biển cũng không mấy thuận lợi.

Anh Phạm Thành Thái, một người nuôi tôm hùm ở thôn Đầm Môn, xã Vạn Thạnh chia sẻ, mấy năm trước bà con nuôi tôm hùm đạt tỷ lệ thành công từ 70-80%. Tuy nhiên những năm gần đây, nhất là năm ngoái và năm nay người nuôi tôm cá bị hao hụt nhiều, với tỷ lệ nuôi thành công chỉ đạt từ 40-60%.  Theo anh Thái, nguyên nhân có thể do mật độ nuôi lồng bè dày đặc làm cảng trở lưu thông nguồn nước, ngoài ra còn do nhiều người dân chưa có ý thức bảo vệ môi trường nuôi chung.

[Băng anh Phạm Thành Thái]

MC 2:

Cách bè anh Phạm Thành Thái không xa là bè nuôi tôm hùm, cá bớp của anh Phạm Thanh Tùng, cũng ở thôn Đầm Môn, xã Vạn Thạnh. Anh Tùng cũng than thở, 3 năm nay, gia đình anh nuôi thủy sản lồng bè không có lãi do bị hao hụt nhiều. Lứa tôm năm ngoái, gia đình anh thả 5.000 con, mới đây thu hoạch chỉ còn 1.500 con. Tính ra sau khi trừ chi phí, lứa tôm này anh lỗ đến 700 triệu đồng.

[Băng anh Phạm Thanh Tùng]

MC 2:

Theo Chủ tịch UBND xã Vạn Thạnh, Lê Hoàng Vương, toàn xã có trên 27.000 ô lồng, với 820 hộ nuôi trồng thủy sản. Hiện mật độ lồng nuôi nơi đây dày đặc, vượt quá diện tích mặt nước được tỉnh quy hoạch vùng nuôi tạm thời. Bên cạnh đó do thời gian qua, người nuôi chưa quan tâm đến bảo vệ môi trường vùng nuôi, không thu gom thức ăn dư thừa, rác sinh hoạt vào bờ xử lý. Từ đó môi trường vùng nước nuôi ngày càng suy thoái kéo theo nuôi tôm của bà con bị hao hụt cao.

[Băng anh Lê Hoàng Vương]

MC 1:

Thưa quý vị và bà con! Mật độ lồng bè cao và ô nhiễm môi trường đang có tác động tiêu cực đến sinh kế của bà con vùng Nam Trung bộ. Bảo vệ môi trường vùng nuôi là yêu cầu tất yếu cho sự phát triển của hoạt động nuôi trồng thủy sản. Do đó, người nuôi cần ý thức và chung tay bảo vệ môi trường vùng nuôi, bảo vệ sinh kế lâu dài trong hoạt động nuôi biển. Mỗi địa phương cần nâng cao trách nhiệm tuyên truyền, vận động bà con, tổ chức thu gom rác thải, thức ăn dư thừa trên các lồng bè đem vào bờ xử lý, để môi trường vùng nuôi được trong sạch, cá tôm nuôi phát triển, đảm bảo việc phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững.

Tự động

Nuôi biển: Giữ sạch môi trường nuôi là giữ được sinh kế

Vùng Nam Trung bộ nước ta được thiên nhiên ưu đãi với bờ biển dài, nhiều đầm, vịnh, thích hợp để phát triển nuôi biển. Trải qua hơn 30 năm phát triển, hiện người nuôi tại các tỉnh nơi đây đang đứng trước nhiều thách thức, trong đó có vấn đề môi trường vùng nuôi ngày càng suy giảm

Xuân Hào

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/4/2024: Vốn xã hội hóa bảo vệ rừng chiếm hơn 40%
Thời sự

Nguồn vốn xã hội hóa để bảo vệ, trồng mới rừng chiếm hơn 40%; Quảng Bình lan tỏa mô hình trồng rừng gỗ lớn; Kiểm định chất lượng giống cây lâm nghiệp đạt 100%.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/4/2024: Vốn xã hội hóa bảo vệ rừng chiếm hơn 40%
Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/4/2024: Mưa dông tàn phá rừng hồi hàng chục năm tuổi
Thời sự

Mưa dông tàn phá cánh rừng hồi hàng chục năm tuổi; Trồng rừng, phục hồi rừng, giảm phát thải khí nhà kính; Người dân Yêu Bái chưa mạnh dạn trong trồng rừng gỗ lớn.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/4/2024: Mưa dông tàn phá rừng hồi hàng chục năm tuổi