Nuôi lồng HDPE vừa hiệu quả, vừa thân thiện môi trường
Trong khi công nghệ nuôi thủy sản bằng lồng bè gỗ truyền thống dễ bị thiệt hại trước diễn biến ngày càng khó lường của thiên tai, tỉnh Khánh Hòa đã hướng dẫn, hỗ trợ ngư dân chuyển đổi sang lồng HDPE vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa thân thiện với môi trường, có khả năng chống chịu tốt.
Kim Sơ | 12:16 23/11/2023
Nuôi lồng HDPE vừa hiệu quả, vừa thân thiện môi trường
MC 1: Thưa quý vị và bà con: Biến đổi khí hậu đã và đang làm cho thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường, trong khi công nghệ nuôi thủy sản bằng lồng bè gỗ truyền thống của ngư dân chưa thích ứng với thiên tai, dễ bị thiệt hại. Do đó, việc hướng dẫn, hỗ trợ ngư dân chuyển đổi từ lồng bè truyền thống sang lồng vật liệu HDPEvừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa thân thiện với môi trường, thích ứng với thiên tai là rất cần thiết. Hơn nữa về độ bền của lồng HDPE cũng như tổng chi phí đầu tư trong một chu kỳ nuôi đến khi lồng hỏng vẫn rẻ hơn lồng gỗ. Ghi nhận của phóng viên Kim Sơ tại những hộ đã nuôi thủy sản bằng lồng HDPE trên vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
MC 2: Từ những thiệt hại nặng nề do cơn bão Damrey gây ra vào năm 2017, người nuôi trồng thủy sản lồng bè trên vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa đã ý thức được việc chuyển đổi từ lồng gỗ truyền thống sang lồng chống chịu cao hơn với sóng gió là rất cần thiết để bảo vệ tài sản của mình.
Trước trăn trở của người dân, năm 2020 Trung tâm Khuyến nông tỉnh Khánh Hòa đã nghiên cứu, đặt vấn đề thực hiện dự án xây dựng mô hình nuôi biển bằng lồng tròn HDPE kiểu Na Uy trên địa bàn tỉnh. Sau đó, dự án này đã được Trung tâm Khuyến nông Quốc gia chấp thuận phê duyệt.
Anh Trần Ngọc Sỹ, thôn Tân Đức Tây, xã Vạn Lương, huyện Vạn Ninh là một trong hộ được dự án hỗ trợ một lồng HDPE để nuôi cá biển. Lồng này có đường kính 10m, thể tích khoảng 500m3. Nếu nuôi cá bớp trung bình thả 2.500 con, sau 8 tháng nuôi sẽ thu hoạch khoảng 8-9 tấn.
Tuy nhiên những năm gần đây, anh Sỹ chủ yếu nuôi cá chim vây vàng, trung bình thả 7.000 con sau hao hụt còn khoảng 5.500 con. Mỗi năm anh thả nuôi 3 lứa, với giá bán dao động từ 110.000 - 120.000 đồng/kg sau khi trừ chi phí lãi từ 50-100 triệu/lồng tùy thời điểm.
Theo anh Sỹ đánh giá, kỹ thuật nuôi cá bằng lồng HDPE không khác gì mấy so với nuôi lồng bằng gỗ. Lồng nuôi đường kính 10m vừa phải, phù hợp với nông hộ. Việc thao tác chỉ cần 2 người dùng tay kéo các dây lồng lên xuống tùy ý, rồi dùng vợt để vớt cá thu hoạch, không cần máy
Băng anh Sỹ: 25 giây
móc cầu kỳ.
Tương tự, anh Trương Văn Chinh, ở thị trấn Vạn Giã cũng được dự án hỗ trợ tiếp cận lồng HDPE để nuôi biển. Qua thời gian nuôi, anh Chinh cho biết, lồng HDPE mang lại đa lợi ích và hơn nhiều mặt so với lồng gỗ truyền thống. Theo đó, ngoài chịu sóng, gió tốt hơn thì lồng HDPE rộng lớn, có thể nuôi tại các vùng xa bờ, nơi có chất lượng nước tốt, vì vậy cá nuôi sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất thu hoạch cao hơn so với lồng gỗ.
Băng anh Chinh: 18 giây
Ông Phạm Ngọc Luyện, Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Vạn Ninh cho biết, cơn bão bão Damrey đã làm hơn 50.000 ô lồng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện bị thiệt hại gần như hoàn toàn. Để giúp người dân thay đổi phương thức nuôi mới, địa phương đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai mô hình lồng HDPE có khả năng chống chịu với gió bão tốt hơn, giúp bảo vệ tài sản của ngư dân.
Ưu điểm lồng HDPE là nằm độc lập, giúp vùng nuôi thông thoáng hơn, tạo môi trường nuôi tốt hơn so với các bè nuôi kết từ hàng chục ô lồng với nhau. Hơn nữa, nhựa HDPE được đánh giá thân thiện với môi trường, có độ bền và khả năng chống chịu tốt với sóng gió nên có thể đặt nuôi ở vùng biển hở, xa bờ giúp đàn cá nuôi sinh trưởng và phát triển tốt hơn, nâng cao được tỉ lệ sống.
Băng ông Luyện 30 giây
MC1: Thưa quý vị và bà con: Sau khi triển khai mô hình lồng nuôi HDPE trên địa bàn huyện Vạn Ninh, người nuôi đều đánh giá mang lại hiệu quả tích cực. Ngoài lợi ích bảo vệ môi trường, hạn chế tình trạng phá rừng để lấy gỗ làm lồng, mô hình còn giúp người nuôi tự tin mỗi khi có mưa bão sóng lớn. Đặc biệt, lồng nuôi thông thoáng, giúp cá sinh trưởng phát triển tốt, hạn chế dịch bệnh và ô nhiễm môi trường, cũng như giúp năng suất cá tăng lên đáng kể. Cụ thể, năng suất nuôi cá trong lồng HDPE có thể đạt từ 15kg cá/m3, trong khi nuôi lồng gỗ chỉ dưới 10kg cá/m3. Hơn nữa về độ bền của lồng HDPE cũng như tổng chi phí trong một chu kỳ nuôi đến khi lồng hỏng vẫn rẻ hơn lồng gỗ.
Nuôi lồng HDPE vừa hiệu quả, vừa thân thiện môi trường
Trong khi công nghệ nuôi thủy sản bằng lồng bè gỗ truyền thống dễ bị thiệt hại trước diễn biến ngày càng khó lường của thiên tai, tỉnh Khánh Hòa đã hướng dẫn, hỗ trợ ngư dân chuyển đổi sang lồng HDPE vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa thân thiện với môi trường, có khả năng chống chịu tốt.
Kim Sơ
Tin liên quan
Các chương trình
Mưa lạnh kéo dài đã khiến cho nhiều diện tích hoa lay ơn chết hàng loạt. Các chủ ruộng vô cùng lo lắng trước nguy cơ mất trắng vụ hoa tết.
Nhiều nhà vườn đã học cách tận dụng phế phụ phẩm trong nông nghiệp kết hợp chế phẩm sinh học, men vi sinh để tự sản xuất phân bón, thuốc BVTV sinh học.