Phân bổ hơn 4.500 tỷ đồng để xóa nhà tạm, nhà dột nát

Phân bổ hơn 4.500 tỷ đồng để xóa nhà tạm, nhà dột nát; Nguy cơ lây lan dịch bệnh trên lúa do nông dân xuống giống sớm; Kỳ vọng vào vụ cao su năm 2025.

Quỳnh Anh  | 09:11 01/04/2025

Phân bổ hơn 4.500 tỷ đồng để xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tự động

Phân bổ hơn 4.500 tỷ đồng để xóa nhà tạm, nhà dột nát

Sapo: “Nông nghiệp 24H” của NongnghiepRadio ngày 1/4 sẽ có những nội dung chính sau: Phân bổ hơn 4.500 tỷ đồng để xóa nhà tạm, nhà dột nát; Nguy cơ lây lan dịch bệnh trên lúa do nông dân xuống giống sớm; Người trồng kỳ vọng vào niên vụ cao su năm 2025.

Phần này KO đọc. Đây là tít và sapo của Bài phát thanh)

Xin kính chào quý vị và bà con, chào mừng quý vị và bà con đến với bản tin “Nông nghiệp 24h” ngày 1/4/2025 của Kênh phát thanh Nông nghiệp Radio.

Trước tiên sẽ là những tin vắn về hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành và hoạt động sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nông sản đã diễn ra trong 24h qua.

  • Phân bổ hơn 4.500 tỷ đồng để xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thưa quý vị và bà con, Bộ Dân tộc và Tôn giáo thông tin, căn cứ Nghị quyết của Quốc hội về việc cho phép sử dụng từ nguồn tiết kiệm 5% kinh phí chi thường xuyên năm 2024 để hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phân bổ trên 4.500 tỷ đồng để các địa phương triển khai chương trình này trên địa bàn. Đến nay, các địa phương đã nhận được hơn 2.800 tỷ đồng từ các bộ, ngành, địa phương, ngân hàng, tập đoàn, đạt gần 82% theo phương án phân công của Ban Chỉ đạo trung ương. Hiện cả nước đã hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát được hơn 168.000 căn, bình quân mỗi ngày mỗi địa phương hỗ trợ 25 căn nhà thuộc diện xóa nhà tạm, nhà dột nát.

  • Nguy cơ lây lan dịch bệnh trên lúa do nông dân xuống giống sớm

Theo khung lịch thời vụ khuyến khuyến cáo của> Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Kiên Giang, vụ lúa hè thu 2025 nông dân bắt đầu gieo sạ từ 15/3 với đợt 1. Tuy nhiên, trước đó đã có hàng chục nghìn ha nông dân “xé rào” xuống giống sớm, không đảm bảo thời gian cách ly giữa 2 vụ dẫn đến khả năng ngộ độc hữu cơ và lây lan các dịch hại như rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Do đó, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Kiên Giang đề nghị UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác phối hợp với ngành chuyên môn trong chỉ đạo sản xuất, triển khai kế hoạch sản xuất lúa vụ hè thu 2025 theo đúng khung lịch thời vụ đã được hướng dẫn. Chỉ đạo đơn vị chuyên môn xây dựng kế hoạch gieo sạ phù hợp với từng tiểu vùng. Những địa phương gieo sạ tự phát ngoài lịch khuyến cáo cần có biện pháp chỉ đạo chấn chỉnh kịp thời.

  • Người dân Cà Mau tự nguyện giao nộp hơn 2.500 bộ kích điện khai thác thủy sản

Tại Cà Mau, sau 2 năm thực hiện tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với việc khai thác nguồn lợi thủy sản, nhiều hộ dân đã tự nguyện giao nộp hơn 2.500 bộ dụng cụ kích điện mang tính khai thác hủy diệt, đồng thời các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cũng tịch thu, tiêu hủy hơn 700 bộ dụng cụ kích điện khác. Đến nay, các địa phương, đơn vị có liên quan đã vận động trên 144.600 hộ dân ký cam kết “Không sản xuất buôn bán, tàng trữ vận chuyển trái phép và sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác nguồn lợi thủy sản” ở tất cả các vùng nước. Bên cạnh đó, lực lượng Kiểm ngư, phối hợp các lực lượng có liên quan, tổ chức tuần tra, kiểm tra đã phát hiện, lập biên bản vi phạm hành chính và đề nghị xử lý 92 vụ với số tiền xử phạt gần 1,6 tỷ đồng.

  • Người trồng kỳ vọng vào niên vụ cao su năm 2025

Kết thúc vụ thu hoạch năm 2024, thị trường tiêu thụ mủ cao su nằm ở giá cao, dao động trên 41 triệu đồng/tấn. Người trồng cao su năm 2024 có lãi cao nên rất phấn khởi. Vì vậy, chuẩn bị cho vụ cạo mủ năm 2025, nhiều nhà vườn đang tất bật chăm sóc để cây cao su cho mủ nhiều hơn… Tại Bình Thuận, toàn tỉnh có khoảng 45.000 ha cao su. Dù đang là mùa ngưng cạo mủ để cây thay lá nhưng các vườn cao su đều đang nhộn nhịp. Theo bà con, thời điểm này cao su đang thay lá non và ra hoa nên rất dễ bị bệnh nấm lá, nếu không phun thuốc phòng bệnh bảo vệ cây thì khi cây bị bệnh sẽ kiệt sức nên nhiều nhà vườn đang tập trung phun thuốc, chờ mưa xuống bón phân để thu hoạch mủ. Cao su là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình, vì thế bà con kỳ vọng năm 2025 giá mủ cao su sẽ tăng hoặc bằng với năm ngoái.

  • Đồng Nai tiến gần mục tiêu 100% xã nông thôn mới nâng cao

Trong quý I năm nay, tỉnh Đồng Nai có 7 xã đã hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới nâng cao theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2021-2025. Tính đến cuối năm 2024, toàn tỉnh có 106/116 xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Năm 2025, toàn tỉnh phấn đấu có thêm 10 xã đạt chuẩn NTM nâng cao gắn với mục tiêu 100% xã trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn NTM nâng cao. Sở Nông nghiệp và môi trường Đồng Nai đang đôn đốc các sở, ngành thẩm định, đánh giá mức độ đạt chuẩn xã NTM nâng cao đối với các xã trên. Điều ấn tượng là nhiều xã vùng sâu đạt kết quả nổi bật trong đầu tư cơ sở hạ tầng đường giao thông nông thôn, hạ tầng về giáo dục, y tế; trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng đầu tư những cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao...

Nhạc

Thưa quý vị và bà con, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, thời gian qua nhằm tìm ra các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao, có sức chống chịu tốt, ngành nông nghiệp đã phối hợp với các đơn vị liên quan tập trung nghiên cứu, khảo nghiệm, thử nghiệm nhiều giống cây, con mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến, các giống được nghiên cứu vẫn chưa phát huy tối đa hiệu quả, vì vậy thời gian tới ngành nông nghiệp và môi trường sẽ tiếp tục tìm kiếm sự liên kết với các doanh nghiệp, các quốc gia khác trên thế giới để thúc đẩy phát triển công nghệ sinh học, cho ra những giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với yêu cầu thực tiễn. 

Băng:

Quang Dũng

Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp và môi trường sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 1/4/2025.

  Hôm nay, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy Tham dự Lễ đón cấp Nhà nước Nhà vua Bỉ và Hoàng hậu và sự kiện liên quan. Sau đó, Nghe báo cáo Kế hoạch hành động thực hiện mục tiêu tăng trưởng Ngành Nông nghiệp và Môi trường và tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2025.

   Thứ trưởng Phùng Đức Tiến  Tiếp Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Thực phẩm Cộng hòa Belarus. Sau đó, cùng Bộ trưởng Nghe báo cáo Kế hoạch hành động thực hiện mục tiêu tăng trưởng Ngành Nông nghiệp và Môi trường và tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2025.

  Thứ trưởng Trần Thanh Nam Làm việc với Trung tâm phát triển và ứng dụng Khoa học công nghệ về đất đai. Sau đó, Nghe báo cáo Kế hoạch hành động thực hiện mục tiêu tăng trưởng Ngành Nông nghiệp và Môi trường và tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2025.

  Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cùng Bộ trưởng Nghe báo cáo Kế hoạch hành động thực hiện mục tiêu tăng trưởng Ngành Nông nghiệp và Môi trường và tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2025.

  Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị  Nghe báo cáo Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 06 năm 2019, Nghị định 160 năm 2013 của Chính phủ về quản lý các loài động thực vật hoang dã, nguy cấp quý hiếm. Sau đó, Nghe báo cáo về quyết định đưa nguồn gen ra nước ngoài phục vụ nghiên cứu không vì mục đích thương mại.

  Thứ trưởng Hoàng Trung Làm việc với Ban Quản lý các dự án Nông nghiệp. Sau đó, cùng Bộ trưởng Nghe báo cáo Kế hoạch hành động thực hiện mục tiêu tăng trưởng Ngành Nông nghiệp và Môi trường và tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2025.

  Thứ trưởng Võ Văn Hưng Làm việc với Báo Nông nghiệp và Môi trường về công tác tuyên truyền Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo. Sau đó, Nghe báo cáo về quyết định đưa nguồn gen ra nước ngoài phục vụ nghiên cứu không vì mục đích thương mại.

  Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa Nghe báo cáo một số vụ việc giải quyết khiếu nại của công dân theo thẩm quyền.

  Thứ trưởng Trần Quý Kiên đi công tác giải quyết các vướng mắc khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cho các dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải,  theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại tỉnh Tây Ninh.

  Thứ trưởng Lê Công Thành Dự khai mạc Hội thảo “Quản lý chất thải rắn và tái chế” trong khuôn khổ Diễn đàn “Việt-Bỉ:  Đối tác trong phát triển bền vững”.

  Trong khi đó, Thứ trưởng Lê Minh Ngân Nghe báo cáo việc giải trình, tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ của 02 Nghị định quy định chi tiết 02 Nghị quyết của Quốc hội liên quan đến lĩnh vực đất đai.

Quỳnh Anh

$ Nội dung vừa rồi cũng kết thúc Bản tin Nông nghiệp 24h của kênh phát thanh Nông nghiệp Radio hôm nay, xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau.

Tự động

Phân bổ hơn 4.500 tỷ đồng để xóa nhà tạm, nhà dột nát

Phân bổ hơn 4.500 tỷ đồng để xóa nhà tạm, nhà dột nát; Nguy cơ lây lan dịch bệnh trên lúa do nông dân xuống giống sớm; Kỳ vọng vào vụ cao su năm 2025.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Thời tiết nông vụ ngày 02/04/2025: Miền Bắc khô ráo, nhiệt độ tăng dần
Thời sự

Bắc Bộ hôm nay trời nhiều mây, không mưa. Từ trưa chiều, nắng sẽ le lói qua từng khoảng mây, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất ngoài trời.

Thời tiết nông vụ ngày 02/04/2025: Miền Bắc khô ráo, nhiệt độ tăng dần
Chủ động trước khó khăn, xuất khẩu nông sản quý I đạt kết quả tốt
Thời sự

Chủ động trước khó khăn, xuất khẩu nông sản quý I đạt kết quả tốt; Áp dụng tưới tiết kiệm trong điều kiện khô hạn; Bảo hộ thương hiệu cua biển Trà Vinh.

Chủ động trước khó khăn, xuất khẩu nông sản quý I đạt kết quả tốt