Ra quân tiêm phòng đợt 1 cho đàn vật nuôi

Với quyết tâm cao và những biện pháp nghiệp vụ quyết liệt, Hà Tĩnh đang dồn hết sức để bảo vệ đàn vật nuôi trong tỉnh, phấn đấu đạt tỉ lệ tiêm phòng thành công cao nhất.

Thanh Nga  | 

Ra quân tiêm phòng đợt 1 cho đàn vật nuôi

Tự động

thời điểm này tại khu vực Bắc Trung bộ nói chung và tại tỉnh Hà Tĩnh nói riêng, thời tiết mưa lạnh và nắng ấm đan xen, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm lớn, là điều kiện thuận lợi cho các loại dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm phát sinh và lây lan. Với mục tiêu ngăn chặn mầm bệnh từ sớm, hiện ngành chuyên môn tỉnh Hà Tĩnh đang tập trung ra quân, tổ chức tiêm phòng đợt một năm 2023 cho đàn vật nuôi, phấn đấu kết thúc trước 30/4.

Quan điểm của Hà Tĩnh lần này, tiêm phòng vác xin định kỳ là bắt buộc. Đây là giải pháp tiên quyết để ngăn chặn các dịch bệnh truyền nhiễm phát sinh, lây lan diện rộng, hạn chế thiệt hại cho người chăn nuôi.

Ghi nhận của Nông nghiệp Radio tại huyện Nghi Xuân, từ công tác rà soát tổng đàn gia súc, gia cầm đến tập huấn quy trình tiêm và tổ chức tiêm đều được địa phương thực hiện bài bản, khẩn trương. Đặc biệt là tiêm phòng vắc xin viêm da nổi cục cho đàn trâu bò - một loại dịch bệnh mới yêu cầu tiêm phòng bắt buộc hàng năm. Ông Lê Anh Đức, Phó trưởng Phòng NN-PTNT huyện Nghi Xuân chia sẻ:

Trích băng ông Đức.

Còn tại huyện Đức Thọ, một trong những địa phương nhiều năm liền có tỷ lệ tiêm phòng các loại vắc xin gia súc, gia cầm đạt cao, đợt tiêm phòng định kỳ lần này, toàn huyện phấn đấu tỷ lệ tiêm các loại vắc xin đạt tối thiểu trên 85%, cao hơn mục tiêu của tỉnh yêu cầu nhằm bảo vệ tốt 27 nghìn con trâu bò; 29 nghìn con lợn và hơn 800 nghìn con gia cầm.

 Chia sẻ kinh nghiệm nhiều năm liền tỷ lệ tiêm phòng luôn đứng top đầu toàn tỉnh, ông Nghiêm Sỹ Đông, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Đức Thọ nhấn mạnh:

Trích băng ông Nghiêm Sỹ Đông.

Năm 2023, tỉnh Hà Tĩnh có 2 đợt tiêm phòng định kỳ; ngoài ra tùy vào tình hình dịch bệnh, các địa phương sẽ tổ chức tiêm phòng bổ sung cho đàn vật nuôi chưa được tiêm trong đợt chính, số hết thời gian miễn dịch và mới phát sinh hoặc tiêm phòng bao vây khi xuất hiện các ổ dịch bệnh truyền nhiễm.

Với tổng đàn hơn 237 nghìn con trâu bò, 402 nghìn con lợn và trên 10 triệu con gia cầm hiện có, Hà Tĩnh đặt mục tiêu tỷ lệ tiêm phòng các loại vắc xin đạt tối thiểu trên 70% tổng đàn.

Theo ông Trần Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh,  Để thực hiện đạt mục tiêu trên, ngoài triển khai các giải pháp đồng bộ về rà soát tổng đàn, tổ chức tập huấn quy trình tiêm, tổ chức tiêm đồng loạt, hiện nay, các địa phương cũng gặp không ít khó khăn về  kinh phí hỗ trợ cho lực lượng tiêm phòng; thiếu hụt cán bộ thú y cấp xã; đối tượng dịch bệnh phải tiêm phòng bắt buộc trong một hai năm lại nay bổ sung thêm như vắc xin viêm da nổi cục trâu bò, vắc xin dịch tả lợn châu Phi.

Ông Trần Hùng nói:

Trích băng ông Hùng.

  Thưa quý vị và bà con, trong bối cảnh dịch bệnh trên đàn vật nuôi biến chủng thường xuyên, nâng cao ý thức trong việc tổ chức tiêm phòng các loại vắc xin theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn là điều cần thiết để bảo vệ đàn gia súc, gia cầm khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, góp phần bảo vệ tài sản của gia đình, cộng đồng và cũng là bảo vệ sức khỏe của con người. Với quyết tâm cao và những biện pháp nghiệp vụ quyết liệt, Hà Tĩnh đang dồn hết sức để bảo vệ đàn vật nuôi trong tỉnh, phấn đấu đạt tỉ lệ thành công cao nhất.

Tự động

Ra quân tiêm phòng đợt 1 cho đàn vật nuôi

Với quyết tâm cao và những biện pháp nghiệp vụ quyết liệt, Hà Tĩnh đang dồn hết sức để bảo vệ đàn vật nuôi trong tỉnh, phấn đấu đạt tỉ lệ tiêm phòng thành công cao nhất.

Thanh Nga

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 3/5/2024: Tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì
Thời sự

Thủ tướng yêu cầu tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì; Diện tích rừng nâng mức báo động ở Cà Mau có thể lên đến gần 40.000 ha.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 3/5/2024: Tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì
Bản tin Thủy sản ngày 3/5/2024: Hơn 10 tấn cá lồng chết bất thường trên sông Mã
Thời sự

Hơn 10 tấn cá lồng chết bất thường trên sông Mã; Việt Nam phát triển nuôi biển theo 4 vùng chính; Cua nuôi thiệt hại - Nông dân khó khăn.

Bản tin Thủy sản ngày 3/5/2024: Hơn 10 tấn cá lồng chết bất thường trên sông Mã