Rong biển rất quý, sẽ mở rộng diện tích nuôi trồng

Rong biển ở Việt Nam rất có tiềm năng phát triển nhưng chúng ta chưa biết khai thác hết những lợi thế, tiềm năng này.

Đình Thung  | 15:12 08/12/2022

Rong biển rất quý, sẽ mở rộng diện tích nuôi trồng

Tự động

Từ năm 2013, xác định vai trò và tiềm năng của rong biển, Thủ tướng Chính phủ đã đặc biệt chỉ đạo đẩy mạnh phát triển ngành rong biển tại Chiến lược phát triển ngành thủy sản và các chương trình, đề án trong giai đoạn 2021-2030. Vậy hiện nay, ngành rong biển đang phát triển như thế nào? Mời quý vị và bà con cùng theo dõi phản ánh của phóng viên Đình Thung tại miền Trung.

MC: Theo Tổng cục Thủy sản, từ năm 2013, Bộ NN-PTNT đã triển khai 8 nhiệm vụ khoa học công nghệ để nghiên cứu phát triển rong biển. Theo đó, các đề tài, dự án tập trung điều tra, đánh giá các đối tượng có tiềm năng phát triển, lưu giữ và nhân giống rong biển; hoàn thiện quy trình trồng rong, xây dựng mô hình trồng rong ghép với nuôi tôm sú, trồng phục hồi rong và chế biển rong biển.

Đặc biệt, Bộ NN-PTNT đang phối hợp với Bộ KH-CN triển khai lưu giữ nguồn gen và nghiên cứu chọn tạo giống rong biển, phục vụ phát triển khoa học công nghệ về giống giai đoạn 2021-2025 thuộc Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030.

Trong khi đó, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cũng đã phối hợp với Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III và Trung tâm khuyến nông các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình thực mô hình nuôi kết hợp tôm sú, ốc hương với hải sâm và rong biển đạt được 1 số hiệu quả, giúp các hộ dân tham gia mô hình thu lợi nhuận.

Một số địa phương như Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên… cũng đã thực hiện nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu khoa học về rong biển.
Ông Nguyễn Hữu Dũng, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần rau câu huyện Thuận Bắc (tỉnh Ninh Thuận) cho biết, rong biển ở Việt Nam rất có tiềm năng phát triển nhưng chúng ta chưa biết khai thác hết những lợi thế, tiềm năng này. Chính vì vậy các doanh nghiệp sản xuất từ rong biển vẫn phải phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

Băng 1: Ông Nguyễn Hữu Dũng, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần rau câu huyện Thuận Bắc (tỉnh Ninh Thuận):

Tôi được biết bên Trung Quốc họ đã nhận xét chúng ta rất có tiểm năng để nuôi trồng tất cả giống rong biển, thế nhưng chúng ta không biết đầu tư và quản lý nó. Chính vì thế, người ta đã từng làm việc với chúng tôi cũng nên tập trung sản xuất, nuôi trồng trong nước như họ đã đầu tư sang nước ngoài. Như Trung Quốc họ đầu tư thẳng sang Mỹ, Indonesia…để họ lấy nguồn giống rong tốt. Từ đấy họ lấy nguồn rong tốt, chất lượng tốt mang về sử dụng, còn lại chất lượng không đạt họ bán lại trong nước, chẳng hạn như chúng tôi. Chính vì vậy, sản lượng của chúng tôi đến bây giờ phụ thuốc hầu như rong biển ở nước ngoài.

Theo nhiều nghiên cứu, diện tích có tiềm năng cho trồng rong biển ở Việt Nam vào khoảng 900.000 ha, có thể tạo sản lượng 600.000-700.000 tấn khô/năm.

Theo ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho rằng, rong biển đang có nhu cầu rất lớn, không chỉ trong nước mà cả thị trường xuất khẩu.

Băng 2: Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản:

Đối với lĩnh vực phát triển rong biển, tất cả trong chuỗi của chúng ta mới chỉ là kết quả ban đầu và đã hình thành được một số sản phẩm. Tuy nhiên, để ngành rong biển phát triển ổn định trong thời gian tới, ngay từ khâu giống chúng ta phải phải nghiên cứu, chọn tạo để có được những giống rong chất lượng, theo các mục tiêu khác nhau sử dụng cho lĩnh vực thực phẩm, sử dụng cho lĩnh vực dược hoặc lĩnh vực y  tế khác nhau. Thứ 2 là công nghệ trồng, để làm sao chúng ta có năng suất, sản lượng cao nhất và  rút ngắn thời gian trồng, để từ đó đám ứng được chất lượng cho cái chế biến xuất khẩu.

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến, khi chúng ta đã có giống chất lượng, có vùng trồng, có quy trình sản xuất hoàn thiện, có nhà máy chế biến chúng ta có quyền nghĩ đến xuất khẩu các mặt hàng chế biến từ rong biển.

Đặc biệt, trong nuôi trồng thủy sản hiện nay, nuôi trồng rong biển không phải cho ăn, nên không lo thức ăn thủy sản giá cao hay thấp, chỉ cần đầu tư khâu giống là có sinh kế ổn định lâu dài.

Băng 3: Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến:

Chúng tôi giao Tổng cục Thủy sản từ nay đến hết tháng 1/2023 phải trình Bộ NN-PTNT chương trình cụ thể về phát triển rong biển. Tổng cục quản lý gì, làm cái gì và làm từ bao giờ tới bao giờ xong chứ không nói nghêu ngao để đấy đâu.

Phải nắm được không gian của nó trên cơ sở đề án, huy động nguồn lực các đơn vị, đia phương vào làm thì mới ra.

Để đẩy mạnh phát triển rong biển phải cần đến công tác truyền thông, phải truyền thông lên, không truyền thông không ăn thua, để người ta thấy rằng, lợi thế của Việt Nam có bờ biển dài như thế, nhiều tài nguyên như thế, sản lượng như thế vẫn đi nhập thực phẩm chức năng như thế, làm dược phẩm như thế mà tại sao rất đơn giản, không xung đột các đối tượng nuôi trên cạn dưới nước, có phải cho ăn đâu, kháng sinh đâu, dùng chế phẩm sinh học đâu, mà tại sao không đẩy lên.

MC: Thưa quý vị và bà con! Trong chuỗi phát triển rong biển, vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nước rất quan trọng. Đây là những người vừa điều hành, vừa đồng hành cùng với người dân, với các nhà khoa học và doanh nghiệp để tìm ra cách tổ chức sản xuất một cách bài bản. Vấn đề cần phải thay đổi nhận thức về rong biển, đừng xem rong biển là sản phẩm có giá trị thấp, mà phải nhìn về những thị trường nơi rong biển có giá trị rất cao, từ đó dẫn đến ý thức tổ chức trồng rong biển.

Tự động

Rong biển rất quý, sẽ mở rộng diện tích nuôi trồng

Rong biển ở Việt Nam rất có tiềm năng phát triển nhưng chúng ta chưa biết khai thác hết những lợi thế, tiềm năng này.

Đình Thung

Các chương trình

Việt Nam thích ứng chủ động với suy thoái đất và khô hạn
Thời sự

Việt Nam thích ứng chủ động với suy thoái đất và khô hạn; Trồng rừng gỗ lớn còn nhiều rào cản; Quảng Ngãi chỉ đạo sớm xử lý các điểm sạt lở khẩn cấp.

Việt Nam thích ứng chủ động với suy thoái đất và khô hạn
Thời tiết nông vụ ngày 23/12/2024: Miền Trung mưa dai dẳng
Thời sự

Miền Trung vẫn đang chìm trong mưa. Từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế, mưa vẫn dai dẳng, thậm chí có nơi mưa to.

Thời tiết nông vụ ngày 23/12/2024: Miền Trung mưa dai dẳng