Từng giọt mồ hôi trên cánh đồng, từng câu chuyện chúng ta kể với nông dân, từng bước đi của hệ thống khuyến nông đều góp phần làm nên một nền nông nghiệp bền vững.
Rừng ngập mặn khu vực đồng bằng sông Hồng với cơ hội 'hồi sinh'
Ứng phó với biến đổi khí hậu qua dự án phục hồi rừng ngập mặn. Chuột hoành hành phá lúa ở ĐBSCL; Chi 31 tỷ đồng để đảm bảo nước sinh hoạt cho hơn 30.000 hộ dân.
Xuân Hào | 06:02 08/02/2023
hôm qua tại tỉnh Ninh Bình, Bộ NN-PTNT đã tổ chức Lễ khởi động trồng rừng trong khuôn khổ Dự án Phục hồi và quản lý bền vững rừng ngập mặn vùng Đồng bằng sông Hồng
do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ thông qua Cơ quan Lâm nghiệp Hàn Quốc. Với tổng vốn đầu tư hơn 4,3 triệu USD, được triển khai từ 2020 – 2024, dự án hướng đến việc trồng mới 250ha rừng ngập mặn; trồng phục hồi/bổ sung 80ha… Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị nhận định, Dự án góp phần phát huy hiệu quả vai trò, chức năng của vùng rừng ven biển trong việc phòng hộ, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm phát thải, tạo thu nhập cho người dân, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Cụ thể hơn về nội dung này, Nông nghiệp Radio sẽ tiếp tục thông tin đến quý vị ở phần sau của chương trình.
Phạm Hiếu
- Chuột hoành hành phá lúa ở ĐBSCL
Vụ lúa đông xuân 2022 - 2023, bà con nông dân một số địa phương vùng ĐBSCL khá lo lắng vì chuột phá hại gia tăng. Tại một số tỉnh như Trà Vinh, Vĩnh Long, TP Cần Thơ…, chuột phá hại mùa màng đang tăng cao. Nông dân phải áp dụng nhiều biện pháp để phòng trừ. Theo đánh giá của nông dân lẫn ngành bảo vệ thực vật các tỉnh ĐBSCL, tại những ruộng lúa giáp ranh các vườn cây ăn trái, ruộng cỏ có tỷ lệ chuột gây hại rất cao. Riêng tại Vĩnh Long, Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh cho biết, những ruộng lúa giáp ranh vườn thường bị chuột tấn công nhiều, tỷ lệ thiệt hại lớn. Vụ đông xuân này, đến nay, trong tỉnh Vĩnh Long đã có khoảng 1.070ha lúa đông xuân bị chuột phá hại.
Kim Anh
- Chi 31 tỷ đồng để đảm bảo nước sinh hoạt cho hơn 30.000 hộ dân
Theo Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang, qua khảo sát, thống kê ban đầu, hơn 30.200 hộ dân trên địa bàn tỉnh có nguy cơ thiếu nước sinh hoạt do bị ảnh hưởng bởi khô hạn, xâm nhập mặn trong mùa khô 2023. Do đó, tỉnh đầu tư nguồn kinh phí hơn 31 tỷ đồng để đảm bảo nước sinh hoạt vùng nông thôn, trung tâm các huyện, thành phố và xã, phường thị trấn, khắc phục tình trạng thiếu nước của một số khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo.
Trung Chánh
- Thống nhất thời điểm chặn dòng hồ thuỷ lợi nghìn tỷ
UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành văn bản về việc chặn dòng tích nước hồ chứa nước Krông Pách Thượng. Theo đó, UBND tỉnh Đắk Lắk thống nhất thời điểm chặn dòng, tích nước hồ thủy lợi Krông Pách Thượng vào đầu tháng 3/2023 và yêu cầu cơ quan chức năng đẩy nhanh tiến độ di dời hơn 480 hộ dân ra khỏi lòng hồ. Được biết, Dự án thủy lợi Krông Pách Thượng có tổng vốn đầu tư hơn 4.400 tỷ đồng do Bộ NN-PTNT đầu tư xây dựng. Dự án được khởi công từ năm 2009 nhưng dự án bị chậm tiến độ đã làm đội vốn, giảm tính hiệu quả và đặc biệt hàng trăm hộ dân vùng lòng hồ đã phải chờ hơn 1 thập kỷ để được bố trí nơi tái định cư mới.
Hải Đăng
- Quảng Trị đặt nhiều kỳ vọng phát triển cây trẩu lấy dầu
Trẩu là cây gỗ trung bình, đa tác dụng, sinh trưởng nhanh, có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao. Tại tỉnh Quảng Trị, cây trẩu lấy dầu được trồng tập trung từ năm 2019, đến nay, loài cây này đang mở ra hi vọng mới, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương. Nhận thấy giá trị cây trẩu mang lại, UBND tỉnh Quảng Trị vừa ban hành kế hoạch phát triển sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ dầu trẩu trên địa bàn. Quảng Trị đặt mục tiêu giai đoạn 2023 - 2026, sẽ bảo vệ và duy trì ổn định, nâng cao chất lượng gần 2,95 nghìn ha rừng trẩu hiện có, phấn đấu đạt năng suất từ 3 tấn quả tươi/ha trở lên. Đến năm 2030, hình thành vùng nguyên liệu tập trung khoảng 8,32 nghìn ha. Diện tích rừng trẩu lấy quả có chứng chỉ quản lý rừng bền vững đạt từ 5 nghìn ha trở lên.
Võ Văn Dũng
Nhạc
Thưa quý vị và bà con, tháng 5/2022 Bộ NN-PTNT Việt Nam đã phối hợp với các tỉnh Nam Định, Ninh Bình tổ chức Lễ khởi động Dự án “Phục hồi và quản lý bền vững rừng ngập mặn vùng đồng bằng sông Hồng” do Cơ quan Lâm nghiệp Hàn Quốc tài trợ. Đến nay, dự án đã hoàn thành mọi thủ tục pháp lý, mặt bằng và các điều kiện cần thiết cho việc trồng mới 250 ha và phục hồi 80 ha rừng ngập mặn. Tại Lễ khởi động trồng rừng trong khuôn khổ Dự án diễn ra hôm qua, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Quốc Trị cho rằng, Dự án thể hiện trách nhiệm của Chính phủ Hàn Quốc với biến đổi khí hậu, góp phần phát huy hiệu quả vai trò, chức năng của vùng rừng ven biển trong nhiều lĩnh vực. Thứ trưởng đề nghị các đơn vị liên quan sự phối hợp, trách nhiệm để thực hiện đề án có hiệu quả trong thời gian tới. Cụ thể về nội dung này, mời quý vị cùng đến với chia sẻ của Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị.
Băng: 8:27 – 11:16
“Có thể nói đây là dự án nhận được sự quan tâm rất lớn từ Chính phủ Hàn Quốc và Chính phủ Việt Nam… trong năm 2023.”
Quỳnh Anh
Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 8/2/2023.
Hôm nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan Xử lý các công việc thường xuyên.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, đi công tác tại tỉnh Thanh Hóa.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam, Làm việc với Trường Cao Đẳng cơ điện và Thủy lợi.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp Dự họp tại Văn phòng Trung ương Đảng. Sau đó, Họp Ban thường vụ Đảng bộ tháng 2/2023.
Trong khi đó, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị dự họp Hội đồng thẩm định Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021-2030.
Quỳnh Anh
Rừng ngập mặn khu vực đồng bằng sông Hồng với cơ hội 'hồi sinh'
Ứng phó với biến đổi khí hậu qua dự án phục hồi rừng ngập mặn. Chuột hoành hành phá lúa ở ĐBSCL; Chi 31 tỷ đồng để đảm bảo nước sinh hoạt cho hơn 30.000 hộ dân.
Xuân Hào
Các chương trình
Nhiều nghề truyền thống được khôi phục và phát triển; Hơn 40 vụ ngộ độc thực phẩm liên quan tới độc tố tự nhiên; Giá dừa khô nguyên liệu tăng gấp đôi năm ngoái.