Sầu riêng không còn buồn như tên gọi

Quyết tâm chinh phục và làm giàu từ cây sầu riêng trên mảnh đất quê hương, ông Lê Văn Sáu, ở xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, đã gặt hái thành công khi vươn lên trở thành tỉ phú.

Xuân Hào  | 

Sầu riêng không còn buồn như tên gọi

Tự động

Sầu riêng Lâm Đồng chính thức xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốcsầu riêng trên mảnh đất quê hương, ông Lê Văn Sáu, ở xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, đã gặt hái thành công khi vươn lên trở thành tỉ phú sau hơn 40 năm gắn bó với loại cây này.

Đáng mừng hơn khi “cánh cửa” xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang Trung Quốc được mở ra cho mặt hàng nông sản này.

Nói đến mô hình trồng sầu riêng tiêu biểu ở tỉnh Hậu Giang, có lẽ cái tên Lê Văn Sáu mà mọi người hay gọi thân mật là ông Sáu Bờ ở ấp Tân Thành, xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp đã không còn xa lạ.

Đang cặm cụi chăm sóc vườn cây, tỉa tót lại các cành cây bị hư hại, thấy chúng tôi, ông Sáu Bờ nghỉ tay, vui vẻ kéo chúng tôi lại uống trà và bắt đầu chia sẻ về câu chuyện làm giàu của mình.

Cây sầu riêng với ông Sáu Bờ kể ra cũng lắm gian truân. Hơn 40 năm năm trước, gia đình ông ra riêng với 5 công đất trong tay. Như bao nông dân khác, ông Sáu Bờ nối nghiệp trồng lúa của gia đình. Điều kiện đất đai trồng lúa kém hiệu quả, ông quyết định chuyển đổi cây trồng, từ mía đến cam và cuối cùng là sầu riêng là ông “ưng bụng” nhất.

Từ vài công đất lúa ban đầu đến nay ông Sáu Bờ cầm chắc trong tay 5,5ha đất trồng sầu riêng. Trong tổng số 1.000 gốc sầu riêng hơn 90% gốc đang cho trái. Riêng trong vụ sầu riêng 2022 vừa qua, ông thu hoạch được khoảng 100 tấn, được thương lái ở tỉnh Tiền Giang đến bao tiêu toàn bộ để phục vụ xuất khẩu. Sau khi trừ hết chi phí, ông thu lãi trên 5 tỷ đồng.

Dù có giá trị kinh tế cao, giúp nhiều hộ đổi đời, nhưng để trồng sầu riêng hiệu quả thì không phải dễ, bởi đây là loại kén nước, kén đất. Ông Sáu Bờ phải mày mò, tìm cách để vườn không bị ngập úng nhưng vẫn giữ ẩm cho đất và hạn chế xói mòn đất khi tưới. Ông Sáu Bờ phải lặn lội đi những tỉnh có diện tích trồng sầu riêng lớn như Bến Tre, Tiền Giang, Sóc Trăng để học hỏi kinh nghiệm áp dụng vào vườn nhà.

Rồi công đoạn lựa chọn giống sầu riêng phù hợp cũng nhiều gian nan. Ban đầu, ông Sáu Bờ chọn trồng sầu riêng khổ qua, rồi chặt bỏ chuyển sang giống Ri6 và cả sầu riêng Monthong. Được thị trường ưa chuộng, ông bắt đầu nghĩ đến việc trồng sầu riêng theo tiêu chuẩn để xuất khẩu, đưa giá trị sầu riêng đi xa hơn.

Tự động

Sầu riêng không còn buồn như tên gọi

Quyết tâm chinh phục và làm giàu từ cây sầu riêng trên mảnh đất quê hương, ông Lê Văn Sáu, ở xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, đã gặt hái thành công khi vươn lên trở thành tỉ phú.

Xuân Hào

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/4/2024: Vốn xã hội hóa bảo vệ rừng chiếm hơn 40%
Thời sự

Nguồn vốn xã hội hóa để bảo vệ, trồng mới rừng chiếm hơn 40%; Quảng Bình lan tỏa mô hình trồng rừng gỗ lớn; Kiểm định chất lượng giống cây lâm nghiệp đạt 100%.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/4/2024: Vốn xã hội hóa bảo vệ rừng chiếm hơn 40%
Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/4/2024: Mưa dông tàn phá rừng hồi hàng chục năm tuổi
Thời sự

Mưa dông tàn phá cánh rừng hồi hàng chục năm tuổi; Trồng rừng, phục hồi rừng, giảm phát thải khí nhà kính; Người dân Yêu Bái chưa mạnh dạn trong trồng rừng gỗ lớn.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/4/2024: Mưa dông tàn phá rừng hồi hàng chục năm tuổi