Việc kết hợp một thể loại nhạc rock với chất liệu truyền thống Việt Nam là hạt gạo, đã mở ra cho ta một nhận diện tươi trẻ về hình ảnh công dân toàn cầu.
Sau vải thiều, nhãn Hải Dương ào ào xuất ngoại
Đưa Việt Nam thành trung tâm chế biến nông sản top 10 thế giới; Thay đổi nhận thức, coi chất thải là tài nguyên; Sầu riêng xuất khẩu gặp khó do thiếu khí ni-tơ lỏng để cấp đông;
Xuân Hào | 14:14 25/07/2022
- Đưa Việt Nam thành trung tâm chế biến nông sản top 10 thế giới
Trong tuần qua, Chính phủ đã ký Quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông lâm thủy sản đến năm 2030 với mục tiêu phát triển chế biến nông sản hiện đại, hiệu quả và bền vững, đáp ứng được nhu cầu, quy định của thị trường tiêu thụ; phấn đấu đưa Việt Nam trở thành trung tâm chế biến nông sản đứng trong top 10 nước hàng đầu thế giới vào năm 2030. Giải pháp thực hiện Chiến lược là hoàn thiện về thể chế, chính sách, thúc đẩy xã hội hóa, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông sản; nâng cao chất lượng lao động, chất lượng quản lý phục vụ cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông sản.
Quỳnh Anh
- Việt Nam - Trung Quốc: Chung tay tìm giải pháp ổn định thông quan hàng hoá
Cũng trong tuần qua, Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với Bộ Thương mại Trung Quốc để tập trung đánh giá những kết quả nỗ lực song phương trong 06 tháng đầu năm nhằm thuận lợi hóa thương mại, giải quyết tình trạng ùn tắc tại khu vực biên giới và đề ra phương hướng hợp tác trong 06 tháng cuối năm để tiếp tục duy trì đà tăng trưởng của thương mại và hỗ trợ người dân, doanh nghiệp hai nước. Bộ Công Thương và các địa phương biên giới Việt Nam đã đề xuất những ưu tiên cần triển khai trong nửa cuối năm nay, đặc biệt là tiếp tục mở rộng mô hình thí điểm nhập khẩu trái cây tươi của Việt Nam trong thời gian chờ cơ quan chức năng của hai nước chính thức mở cửa thị trường các loại trái cây.
Quang Linh
- Thay đổi nhận thức, coi chất thải là tài nguyên
Trong tuần qua, tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đã phối hợp Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên – WWF tại Việt Nam tổ chức Chương trình tập huấn chủ đề “Nâng cao năng lực truyền thông thay đổi hành vi về giảm ô nhiễm nhựa đại dương”. Chương trình tập trung vào các vấn đề: Vai trò và vị trí của Việt Nam trong việc xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đại dương; Cơ chế thúc đẩy trách nhiệm của nhà sản xuất bao bì và các doanh nghiệp nhập khẩu trong hoạt động bảo vệ môi trường; Vai trò của doanh nghiệp trong xây dựng nền kinh tế tuần hoàn… Tại sự kiện, các chuyên gia quốc tế nêu quan điểm, rằng cần thay đổi tư duy về chất thải, coi chất thải là tài nguyên. Đây là bước đi quan trọng để giảm ô nhiễm nhựa đại dương.
Bảo Thắng
- Sầu riêng xuất khẩu gặp khó do thiếu khí ni-tơ lỏng để cấp đông
Mối lo thiếu khí ni-tơ lỏng để cấp đông sầu riêng xuất khẩu là một trong những vấn đề được các đại biểu quan tâm nhất tại phiên tư vấn xuất khẩu sản phẩm sầu riêng Việt Nam do Cục Xúc tiến thương mại và các Thương vụ Việt Nam nước ngoài tổ chức vừa qua. Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam thông tin, hiện ở Malaysia đang gặp nhiều khó khăn do thiếu hụt nguồn cung ni-tơ lỏng để cấp đông sầu riêng. Một số lượng sầu riêng phải chế biến thành purre, nếu không sẽ bị hư thối, bỏ. Đây là vấn đề các doanh nghiệp Việt Nam cần suy nghĩ và chú ý đến nguồn cung ni-tơ sắp tới. Vì sầu riêng chế biến thành purre thì giá thành rất thấp.
Thanh Thủy
- Khai thông “điểm nghẽn” để nông nghiệp Tây Nguyên phát triển
Tây Nguyên có những tiềm năng, lợi thế để trở thành trung tâm sản xuất nông sản hàng hóa lớn của cả nước và khu vực. Song vẫn còn những “điểm nghẽn” kìm hãm sự phát triển nông nghiệp Tây Nguyên cần được khai thông trong thời gian tới như hạ tầng kinh tế-xã hội, hạ tầng giao thông không đồng bộ; khả năng chế biến sâu để tạo ra chuỗi giá trị, sức cạnh tranh trên thị trường còn hạn chế… Do đó, điều cần làm là hệ thống chính trị các tỉnh trong vùng phải vào cuộc một cách chủ động, đồng bộ, quyết liệt, sáng tạo với sự hỗ trợ của các bộ, ngành Trung ương. Khắc phục những hạn chế, tạo hệ sinh thái nông nghiệp và môi trường đầu tư lành mạnh để thu hút doanh nghiệp lớn đến với nơi đây.
Phạm Huy
- Nhiều diện tích rừng keo chết hàng loạt
Trong 2 tháng gần đây, hơn 100ha rừng trồng keo của người dân xã Nghĩa Sơn, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã bị chết hàng loạt. Hiện nay, diện tích rừng keo bị chết vẫn đang tiếp tục tăng. Theo kết quả giám định của Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp và Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, cây keo ở đây bị ảnh hưởng bởi các loại nấm, trong đó có 2 loại chính gây bệnh đen thân và thối rễ ở cây. Để hạn chế sự lây lan và gây hại của bệnh, Chi cục đề nghị các địa phương tăng cường thống kê diện tích keo bị nhiễm và tăng cường các giải pháp chăm sóc, vệ sinh vườn keo, tạo độ thông thoáng, đủ ánh sáng cho cây sinh trưởng phát triển.
Lê Khánh
- Giá xăng dầu liên tiếp giảm, ngư dân Nghệ An phấn khởi vươn khơi
Giá xăng dầu giảm mạnh trong vòng 2 tuần qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân Nghệ An bám biển, giảm bớt chi phí, tăng thu nhập mỗi lần vươn khơi. Dù mỗi chuyến ra khơi không đoán biết được sản lượng hải sản bao nhiêu nhưng trước mắt số tiền bỏ ra cho nguyên, nhiên liệu đã giảm đáng kể. Nhiều ngư dân mong muốn giá xăng dầu tiếp tục giảm để vững tin vươn khơi. Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Nghệ An, dù gặp nhiều khó khăn nhưng ngư dân miền Trung vẫn kiên cường xoay xở trong cơn "bão giá". Để việc ra khơi của ngư dân được thuận lợi, ngành nông nghiệp Nghệ An cũng tạo mọi điều kiện về thủ tục pháp lý để ngư dân dễ dàng xuất bến.
Phạm Hiếu
- Đề nghị xem xét sửa đổi cơ chế, chính sách sản xuất nông nghiệp sau thiên tai
Trong buổi họp giữa Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai và UBND tỉnh Khánh Hòa, đại diện các cơ quan, ban, ngành địa phương đã kiến nghị Đoàn công tác về việc xem xét sửa đổi cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp các vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, nhất là chính sách hỗ trợ ngư dân nuôi trồng thủy sản lồng bè trên biển. Bên cạnh đó, các đơn vị cũng đề nghị Trung ương quan tâm đầu tư các dự án công trình thủy lợi để đảm bảo nguồn cấp nước. Được biết trong 5 năm gần đây, bão, mưa lũ, sạt lở đất,... trên địa bàn tỉnh đã gây thiệt hại khoảng 18.000 tỷ đồng.
Minh Trang
Nhạc cắt:
Thưa quý vị và bà con, Thời gian qua, ngoài việc tiêu thụ trong nước, sản phẩm nhãn Chí Linh đã được xuất khẩu sang các thị trường như Anh, Úc, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất… Điều này khẳng định sản phẩm nhãn Chí Linh đã tạo được thương hiệu và niềm tin đối với người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Để sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh được đón nhận tại nhiều thị trường, ngành nông nghiệp tỉnh Hải Dương đã luôn đồng hành cùng bà con nông dân trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nhãn. Thời gian qua, trước cơn bão giá vật tư nông nghiệp tăng cao, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương đã có nhiều chính sách hỗ trợ bà con trong việc áp dụng quy trình sản xuất hiện đại, an toàn, đảm bảo năng suất, chất lượng và đặc biệt là tiết kiệm chi phí sản xuất.
Theo bà Lương Thị Kiểm, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hải Dương, năm nay, bà con nông dân phải sản xuất trong điều kiện giá phân bón tăng cao cùng với nhiều biến động của thị trường, để giúp đỡ bà con ổn định sản xuất, ngành nông nghiệp tỉnh đã có rất nhiều giải pháp chỉ đạo để bà con ổn định sản xuất, hướng dẫn bà con sử dụng phân bón hợp lý hơn, hạn chế sử dụng phân hóa học, tăng cường sử dụng phân hữu cơ… Do đó, dù giá vật tư nông nghiệp tăng nhưng lại tiết kiệm được chi phí phân bón, đồng thời sản phẩm có chất lượng cao nên lợi nhuận mang lại vẫn rất tốt.
Băng
Bên cạnh việc nâng cao năng suất và chất lượng cho cây trồng, đáp ứng yêu cầu của thị trường nhập khẩu, Sở NN-PTNT Hải Dương cũng đã chú trọng đến các hoạt động tuyên truyền, quảng bá sản phẩm nông sản của tỉnh, giúp sản phẩm nông sản tiếp cận được nhiều người tiêu dùng, nhiều thị trường hơn. Các hoạt động truyền thông được địa phương thực hiện từ đầu năm đến giờ với nhiều sự kiện tiêu biểu như Mở vườn xuất khẩu vải, Lễ hội cà rốt và gần đây nhất là Chương trình Mở vườn thu hái nhãn xuất khẩu. Đánh giá về hoạt động sản xuất, chất lượng nhãn năm nay tại tỉnh Hải Dương cũng như TP Chí Linh, ông Nguyễn Văn Kiên, Chủ tịch UBND TP. Chí Linh cho biết:
Băng:
(Quỳnh Anh) thực hiện
Đối thoại:
Thưa quý vị và bà con, lâu nay, Sơn La được biết đến như một vựa trái cây lớn nhất miền bắc. Các sản phẩm nông sản nói chung và rau quả nói riêng của Sơn La đã được người tiêu dùng ưa thích và đánh giá cao về chất lượng và hương vị. Tuy nhiên để gia tăng hơn nữa giá trị của rau quả và hướng đến mục tiêu cao hơn là sức khỏe cho người tiêu dùng và cho người sản xuất nông nghiệp, Sơn La đang dần chuyển đổi nhiều diện tích cây trồng sang sản xuất hữu cơ. Phóng viên Phạm Hiếu của Nông nghiệp radio đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La về nội dung này;
Băng:
(Phạm Hiếu)
Sau vải thiều, nhãn Hải Dương ào ào xuất ngoại
Đưa Việt Nam thành trung tâm chế biến nông sản top 10 thế giới; Thay đổi nhận thức, coi chất thải là tài nguyên; Sầu riêng xuất khẩu gặp khó do thiếu khí ni-tơ lỏng để cấp đông;
Xuân Hào
Các chương trình
Cần quy hoạch lại vùng nuôi cá nước lạnh; Nhà báo cùng kiến tạo ngành nông nghiệp phát triển rực rỡ hơn; Không xuống giống vụ đông xuân muộn ở vùng bị xâm nhập mặn.