Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định trong có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 80-180mm, cục bộ có nơi trên 300mm.
Số hóa trong truy xuất nguồn gốc nông sản: Việc phải làm ngay
Đặt nhiệm vụ cho phát triển ngành tôm năm 2023; Thành lập nhóm công tác đối tác công tư ngành hàng lúa gạo Việt Nam; Nguyên nhân nhiều vùng trồng sầu riêng chưa được Trung Quốc cấp mã.
Xuân Hào | 08:07 06/03/2023
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan vừa ký Chỉ thị số 1148 về việc tăng cường công tác quản lý đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống lũ, bão năm 2023. Theo đó, đề nghị các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đê, tập trung hoàn thành công tác tu bổ, duy tu, bảo dưỡng đê điều và công trình đang thi công liên quan đến đê điều. Các địa phương thực hiện nghiêm Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về đê điều. Đặc biệt, xử lý dứt điểm hành vi lấn chiếm mặt đê, mái đê, hành lang bảo vệ đê gây ảnh hưởng đến an toàn đê và khả năng thoát lũ trước ngày 15/5.
Phạm Hiếu
- Đặt nhiệm vụ cho phát triển ngành tôm năm 2023
Phát biểu tại hội nghị Hội nghị phát triển ngành tôm năm 2023 vừa diễn ra, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, trong năm 2023, ngành tôm đặt mục tiêu diện tích nuôi tôm đạt 750 nghìn ha, sản lượng tôm các loại phấn đấu hơn 1 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 4,3 tỷ USD. Để đạt được mục tiêu này, Thứ trưởng nhấn mạnh các địa phương cần tập trung ứng dụng khoa học, công nghệ mới để nâng cao năng suất, chất lượng. Đồng thời, thực hiện tốt công tác quản lý giống tôm nước lợ, phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan trung ương và các địa phương để quản lý tốt chất lượng tôm giống. Đặc biệt, doanh nghiệp, người nuôi tôm thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về nuôi trồng thủy sản, an toàn thực phẩm... Tăng cường xúc tiến thương mại đối với tiêu thụ nội địa và các thị trường mới.
Bảo Thắng
- Thành lập nhóm công tác đối tác công tư ngành hàng lúa gạo Việt Nam
Cũng trong tuần qua, tại TP Cần Thơ, Bộ NN-PTNT công bố quyết định thành lập và định hướng chiến lược của nhóm công tác đối tác công tư - PPP ngành hàng lúa gạo Việt Nam. Nhóm công tác đối tác công tư - PPP về lúa gạo do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia - Nhóm khối công và Công ty TNHH Bayer Việt Nam - Nhóm khối tư đồng chủ trì. Nhóm sẽ thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm như nghiên cứu, đề xuất chiến lược phát triển ngành hàng lúa gạo; tham gia thực hiện đánh giá các chương trình, dự án liên quan đến ngành hàng lúa gạo Việt Nam; tổ chức các chương trình nghiên cứu, xúc tiến thương mại, xúc tiến hợp tác công tư, thông tin thị trường, khuyến nông…
Kim Anh
- Nguyên nhân nhiều vùng trồng sầu riêng chưa được Trung Quốc cấp mã
Theo ông Ngô Xuân Nam, phó giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, vừa qua có 36 mã số vùng trồng và 18 mã cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam chưa được Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt. Đáng lưu ý, đa số vườn trồng sầu riêng chưa được Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt do thiếu các biện pháp quản lý cỏ dại. Cụ thể, vườn trồng có sự xuất hiện các loại cây tạp và không có biện pháp cách ly hiệu quả đối với các vườn xung quanh. Bên cạnh đó, không có hồ sơ sổ sách về quản lý, ghi chép và theo dõi các loài sinh vật gây hại tại vườn. Đặc biệt, vườn trồng không lắp đặt bẫy ruồi đục quả và chưa lắp đặt đảm bảo số lượng bẫy theo quy định cũng sẽ không được phía Trung Quốc cấp mã vùng trồng.
Quang Linh
- Thị trường bấp bênh, người dân không nên mở rộng diện tích trồng mía
Nông dân huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh đang vào vụ thu hoạch mía nguyên liệu. Đáng phấn khởi khi giá mía năm nay tăng so với niên vụ trước, năng suất cũng cao. Nhờ vậy, người trồng mía có lợi nhuận từ 30-40 triệu đồng/ha. Dù vật, ngành nông nghiệp huyện Trà Cú không khuyến khích người dân mở rộng diện tích trồng mía. Nguyên nhân do nhiều vụ sản xuất trước đó, người trồng mía ở địa phương liên tục gặp khó do giá mía nguyên liệu luôn ở mức thấp. Vì vậy, thời gian tới tình hình giá cả thị trường đối với cây mía vẫn rất khó lường, thiếu tính bền vững.
Hồ Thảo
- Mưa trái mùa xóa sạch nhiều ruộng muối
Hàng năm vào thời điểm này, diêm dân tại tỉnh Bạc Liêu đã bước vào đợt thu hoạch thứ hai trong vụ muối, nhưng năm nay bà con vẫn chưa thu hoạch được hạt muối nào để bán. Nguyên nhân do ảnh hưởng của mưa trái mùa làm xóa sạch nhiều ruộng muối. Diêm dân các địa phương đều hy vọng thời gian tới nắng tốt, không có mưa trái mùa để có thể thu hoạch muối bán, bởi giá muối đang được mua ở mức khá cao, hơn 2.000 đồng/kg. Riêng tại Đông Hải, do ảnh hưởng của mưa trái mùa nên bà con chỉ thu hoạch được được hơn 18.300 tấn muối. Nếu không bị ảnh hưởng bởi thời tiết thì từ nay đến cuối vụ, diêm dân địa phương này có thể thu hoạch được hơn 30.000 tấn muối.
Văn Vũ
- Hạn chế tình trạng nông dân bỏ ruộng nhờ cấy máy, mạ khay
Vụ xuân năm 2023 là vụ thứ tư tỉnh Hà Nam triển khai phương pháp cấy máy, mạ khay. Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, phương pháp này giúp đẩy nhanh tiến độ gieo cấy, chi phí sản xuất giảm từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng/sào. Lúa cấy bằng máy nông, mật độ cây lúa đồng đều phát huy được hiệu ứng hàng biên; ruộng lúa thông thoáng ít sâu bệnh; năng suất lúa cao hơn từ 10% đến 20% so với các phương pháp khác. Đặc biệt, việc đưa cơ giới hóa trong khâu sản xuất lúa bằng gieo mạ phương pháp mạ khay, cấy máy hiện nay giúp giải quyết được vấn đề thiếu lao động làm nông nghiệp và tình trạng bỏ hoang ruộng đất ngày một tăng trong những năm gần đây. Với nhiều ưu điểm, phương pháp mạ khay, cấy máy đã và đang được các địa phương nhân rộng.
Trung Quân
- Tận dụng lợi thế ven chân núi Hồng Lĩnh thu hàng nghìn lít mật ong mỗi năm
Tận dụng lợi thế dồi dào từ vườn rừng ven chân núi Hồng Lĩnh, những năm qua người dân xã Xuân Lam huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh đã phát triển nghề nuôi ong lấy mật và có nguồn thu nhập khá. Theo người dân địa phương, chi phí gây dựng một đàn ong chỉ mất khoảng hơn 1 triệu đồng, mỗi năm có 6 tháng thu mật, chu kỳ mỗi lần thu khoảng 15 ngày. Bình quân hằng năm, mỗi đàn ong có thể cho thu hoạch 10 lít mật nguyên chất. Hiện xã Xuân Lam có trên 50 hộ nuôi ong, bình quân mỗi năm thu hoạch hàng nghìn lít mật ong. Tuy nhiên, người dân nơi đây chủ yếu đang nuôi tự phát, nhỏ lẻ. Thời gian tới, huyện Nghi Xuân sẽ định hướng phát triển nghề nuôi ong tại các địa phương có tiềm năng, lợi thế theo hướng thâm canh, tạo chuỗi liên kết hiệu quả giữa sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm và khâu tiêu thụ.
Thanh Nga
Nhạc cắt
Thưa quý vị và bà con, Trong những năm gần đây, du lịch sinh thái gắn với trải nghiệm tại các Khu bảo tồn thiên nhiên đang là xu thế của nhiều du khách. Vườn Quốc gia Cúc Phương là Vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam thực hiện nhiều sản phẩm du lịch có trách nhiệm với môi trường, được quốc tế bình chọn là điểm đến hàng đầu châu Á trong nhiều năm.
Với sự đa dạng về hệ động, thực vật cùng bề dày của công tác quản lý, bảo vệ, nghiên cứu, Vườn Quốc gia Cúc Phương đã chú trọng phát triển du lịch sinh thái, đặc biệt là loại hình du lịch sinh thái gắn với công tác cứu hộ, bảo tồn tại Vườn.
Là địa phương có nhiều hoạt động du lịch đặc biệt là du lịch cảnh quan, sinh thái, ngành du lịch Ninh Bình luôn coi rừng Cúc Phương là một điểm nhấn cho du khách. Trước hướng đi mới này của rừng quốc gia Cúc Phương, ông Phạm Duy Phong, Phó Giám đốc Sở Du lịch Ninh Bình cho rằng, ngành du lịch Ninh Bình sẽ đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái gắn với cứu hộ, bảo tồn cần có kế hoạch, chính sách bảo vệ rừng, tài nguyên thiên nhiên trong thời gian tới. Đồng thời công tác xúc tiến du lịch cũng cần có những phương pháp đột phá mới.
Băng:
Có thể thấy, loại hình du lịch sinh thái gắn với trải nghiệm đang là xu thế nên hình thức du lịch này đang được nhiều hang lữ hành trong nước và quốc tế khai thác. ông Gareth O’Hara, Giám đốc Lữ hành Á Châu cho biết:
Băng:
Xuân Hào
Băng
Đối thoại
Thưa quý vị và bà con, hiện nay, ngành nông nghiệp nước ta đang không ngừng nỗ lực thúc đẩy chuyển đổi số để xây dựng một nền nông nghiệp minh bạch, tích hợp đa giá trị. Những nỗ lực đó nhằm từng bước hiện thực hóa cam kết của Việt Nam trong xây dựng nền nông nghiệp “minh bạch - trách nhiệm - bền vững”. Theo ông Nguyễn Quốc Toản, Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp, Bộ NN-PTNT, truy xuất nguồn gốc hiện là một trong 8 vấn đề trọng tâm trong chuyển đổi số nông nghiệp. Tuy nhiên, số hóa trong truy xuất nguồn gốc nông sản - thực phẩm là một chủ đề khó, đây là vấn đề chung cần cần sự vào cuộc của mọi phía từ người dân, doanh nghiệp đến đơn vị quản lý nhà nước. Cụ thể về nội dung này, mời quý vị cùng đến với những chia sẻ của ông Nguyễn Quốc Toản.
Băng
Quỳnh Anh
Số hóa trong truy xuất nguồn gốc nông sản: Việc phải làm ngay
Đặt nhiệm vụ cho phát triển ngành tôm năm 2023; Thành lập nhóm công tác đối tác công tư ngành hàng lúa gạo Việt Nam; Nguyên nhân nhiều vùng trồng sầu riêng chưa được Trung Quốc cấp mã.
Xuân Hào
Các chương trình
Kết nối chuỗi giá trị, phát triển nông nghiệp xanh tại AgroViet 2024; Kiến nghị dừng dự án trồng và phục hồi rạn san hô ngoài biển Thừa Thiên - Huế.