Tâm tư của người nuôi chim yến

Ngành hàng yến được dự báo có thể trở thành ngành hàng tỉ đô trong tương lai gần. Tuy nhiên, dù có tiềm năng lớn, giá trị cao, người nuôi yến hiện vẫn còn nhiều tâm tư.

Bảo Thắng  | 10:14 02/03/2023

Tâm tư của người nuôi chim yến

Tự động

Nuôi chim yến là nghề mang lại thu nhập cao cho người dân, hoạt động xây nhà nuôi yến những năm gần đây được ví như đầu tư xây “mỏ vàng trắng”, bởi những nhà yến thành công có thể mang lại hàng trăm triệu đồng cho chủ nhà mỗi năm. Và vì thế mà nghề nuôi chim yến tại Việt Nam phát triển mạnh trong vài năm trở lại đây. Đến nay, cả nước có khoảng gần 24 nghìn cơ sở nuôi yến, với sản lượng có thể đạt hơn 100 tấn yến thô mỗi năm, ngành hàng yến được dự báo có thể trở thành ngành hàng tỉ đô trong tương lai gần.  Tuy nhiên, dù có tiềm năng lớn, giá trị cao, người nuôi yến hiện vẫn còn nhiều tâm tư. Ông Lê Thành Đại, Chủ tịch Hiệp hội Yến sào Việt Nam cho biết:

Băng 1

“Khoảng trên chín mươi phần trăm nhà nuôi yến là không có hồ sơ pháp lý. Ngay bản thân tôi là chủ tịch mà tôi làm một cái cái nhà yếu tôi cũng không xin phép ai được hết. Tôi vẫn phải xin phép xây nhà nhà ở, giấy phép nhà ở.

Người chủ cơ sở nuôi yến quan tâm tới vấn đề pháp lý. Người ta có được ngành thừa nhận hay không trong khi đó mình nói rồi, cơ sở nuôi chim yến là cơ sở là chăn nuôi. Thế thì bây giờ coi như là người ta không có một cái giấy gì để thừa nhận cả, trong khi trang trại nuôi heo, nuôi gà, nuôi vịt còn có nhưng mà nhà yến thì không có”.

Cũng theo ông Đại, đầu năm nay, Cục Chăn nuôi lên kế hoạch triển khai quản lý hoạt động nuôi yến bằng mã số cơ sở. Mục đích là để truy xuất thông tin tổ yến lưu thông trên thị trường, đồng thời tích hợp vào hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia cho ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, điều này vô hình trung khiến một số nhà nuôi yến có tâm tư e ngại.

Băng 2

“Anh đăng ký cái chuỗi cung ứng cho anh gồm có bao nhiêu nhà, thì mỗi nhà có mã số như vậy, khi mà chúng ta kiểm tra những cái nhà yến đủ tiêu chuẩn rồi thì chúng ta coi như cấp cho cái cơ sở chế biến đó với danh sách đó thì tôi nghĩ rằng sẽ thuận lợi hơn.

Còn bây giờ là coi như người ta chưa có đặt chân kêu kê khai, anh em báo tui là người ta rút hết. Người ta đăng ký cung ứng cho cơ sở đó nhưng khi mà kêu khai này cái là người ta không muốn làm nữa và người ta cũng cũng rất là ngại. Cái này sẽ cản trở cho chúng ta bởi vì chưa hiểu cái lợi ích, người ta nghĩ rằng là coi như trời ơi bây giờ đưa vào mấy ông này quản lý muốn chết, thì mình không có né được”

Cuối năm ngoái, Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch, kiểm tra và vệ sinh thú y đối với sản phẩm tổ yến xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc được ký kết, đây là cơ hội và động lực quan trọng để ngành yến Việt Nam phát triển, đảm bảo ổn định đầu ra cho sản phẩm, mang lại lợi ích kinh tế rất cao, tạo nhiều việc làm cho người dân các địa phương. Theo đó, Tổ yến là 1 trong 18 nhóm mặt hàng được Trung Quốc xếp vào nhóm thực phẩm có nguy cơ cao, và yêu cầu doanh nghiệp các nước xuất khẩu phải tuân thủ theo Lệnh 248, 249. Tuy nhiên, hoạt động khai báo này chỉ bắt buộc với những cơ sở sơ chế, chế biến hoặc các công ty thương mại.

Những nhà nuôi yến, hầu hết là người dân sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, chỉ là một mắt xích trong chuỗi ngành hàng. Một cơ sở sơ chế có thể thu mua yến từ hàng chục, thậm chí hàng trăm nhà yến. Bà Trần Thị Thanh Hải, tổng giám đốc, công ty Hải yến nha trang nêu băn khoăn.

Băng 3

“Tổ chức kiểm tra, giám sát chất lượng tổ yến sau sơ chế theo điểm D, khoản 3, Điều 25 Nghị định 13/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết ở Luật Chăn nuôi thì cái này lại liên quan tới nguồn nước và cơ sở chế biến và rất nhiều thứ, thì mình có thể liên ngành để kiểm tra hoặc là chuyển qua các tổ chức kiểm tra, giám sát này qua Cục thú y.

Vì cái này nó chỉ có phần nhà nuôi là khoảng 10 % ở Cục Chăn nuôi thôi, còn lại là các cục khác và thực tế là khi mà bên em đang làm xuất khẩu chính ngạch qua Pháp và đã xuất khẩu chính ngạch qua Đài Loan thì họ cũng yêu cầu là Cục thú y.”

Trước những trăn trở này, ông Dương Tất Thắng, cục trưởng cục chăn nuôi cho biết chim yến đã chính thức được coi là một loài động vật khác trong chăn nuôi, và được hướng dẫn quản lý trong Luật Chăn nuôi. Đồng thời, sản phẩm yến sào đã được đưa vào định hướng trong Chiến lược phát triển chăn nuôi 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Việc quản lý hoạt động nuôi yến trước mắt chưa có nhiều hướng dẫn kỹ thuật, mà chủ yếu tập trung vào việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Quan điểm của Cục Chăn nuôi là phải xác định rõ sản phẩm tổ yến đến tận mắt xích đầu tiên trong chuỗi.

Băng 4

“Lần này chỉ quản lý đến là cơ sở nuôi yến, còn trong từng cơ sở nuôi Yến thì dựa theo Thông tư 17 của Bộ Nông nghiệp. Quan điểm lần này là xây dựng cơ sở dữ liệu cho ngành và nằm trong một cái chung”.

Căn cứ Nghị định thư xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc, sản phẩm này phải có sự giám sát theo chuỗi, và có thể truy xuất nguồn gốc từ gây nuôi, khai thác, sơ chế, chế biến, bảo quản, đóng gói, ghi nhãn đến sản phẩm cuối cùng, đáp ứng yêu cầu kiểm soát chất lượng, an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh công tác quản lý của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng các đơn vị trực thuộc luôn dựa trên nguyên tắc số một là “không phát sinh thủ tục hành chính” và tạo mọi điều kiện tối đa để thúc đẩy xuất khẩu.

Băng 5

“Quản lý nhà yến rồi sản phẩm về sơ chế thì là cục chăn nuôi, thế còn từ sơ chế đến xuất khẩu, quản lý dịch bệnh, các chỉ tiêu chất lượng thì quy về cục thú y.

Chắc còn phải họp cục chăn nuôi, cục thú y, cục trồng trọt, cục bảo vệ thực vật để nói rõ phần chức năng nhiệm vụ và không để một cái gì chồng chéo. Nhất định là như thế”.

Thưa quý vị và bà con!

Từ sản xuất mang tính tự phát, đến nay Cần siết chặt quản lý việc sử dụng âm thanh dẫn dụ chim yến đã được tổ chức tương đối bài bản và có nhiều cơ hội khi được Trung Quốc – thị trường có sức tiêu thụ khoảng 300 tấn yến mỗi năm, chiếm khoảng 80% sản lượng yến toàn cầu chấp thuận. Tổ yến Việt Nam vẫn luôn được đánh giá cao về chất lượng, vì vậy hy vọng với những cam kết của cơ quan quản lý và sự chung tay của các hiệp hội, doanh nghiệp, người nuôi yến sẽ được đảm bảo quyền lợi, có được sự ủng hộ cần thiết để tiếp tục đưa ngành hàng yến Việt Nam phát triển.

Tự động

Tâm tư của người nuôi chim yến

Ngành hàng yến được dự báo có thể trở thành ngành hàng tỉ đô trong tương lai gần. Tuy nhiên, dù có tiềm năng lớn, giá trị cao, người nuôi yến hiện vẫn còn nhiều tâm tư.

Bảo Thắng

Các chương trình

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên
Thời sự

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên; Sâu, bệnh gây hại gần 230ha cây ăn quả có múi; Bắc Giang có thêm 6 sản phẩm OCOP 4 sao.

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên
Thời tiết nông vụ ngày 22/11/2024: Mưa lớn tại Trung Trung bộ
Thời sự

Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định trong có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 80-180mm, cục bộ có nơi trên 300mm.

Thời tiết nông vụ ngày 22/11/2024: Mưa lớn tại Trung Trung bộ