Tận dụng lợi thế ngành hàng và thị trường để nông nghiệp về đích

Tận dụng lợi thế ngành hàng và thị trường để nông nghiệp về đích; Mưa lớn kèm lốc, sét gây thiệt hại lớn về nông nghiệp; Hình thành chuỗi giá trị thanh long, giảm phát thải, phát triển bền vững; Hà Tĩnh tiêu hủy nhiều vật liệu bẫy chim trời; Tìm đầu ra cho quả sơn tra; Kon Tum tìm giải pháp cho gần 3.300 ha lúa canh tác một vụ.

Quỳnh Anh  | 

Tận dụng lợi thế ngành hàng và thị trường để nông nghiệp về đích

Tự động

Tận dụng lợi thế ngành hàng và thị trường để nông nghiệp về đích

Headline ( 45 giây)

Mưa lớn kèm lốc, sét gây thiệt hại lớn về nông nghiệp; Tận dụng lợi thế ngành hàng và thị trường để nông nghiệp về đích; Hình thành chuỗi giá trị thanh long, giảm phát thải, phát triển bền vững; Hà Tĩnh tiêu hủy nhiều vật liệu bẫy chim trời; Tìm đầu ra cho quả sơn tra; Kon Tum tìm giải pháp cho gần 3.300 ha lúa canh tác một vụ; Công nghệ tưới tiết kiệm giảm 20 - 40% lượng nước; Đề xuất đầu tư 45 tỷ đồng xây công trình cấp nước ở vùng sâu.

Sau đây là nội dung chi tiết:

  • Mưa lớn kèm lốc, sét gây thiệt hại lớn về nông nghiệp

Thưa quý vị và bà con, trong tuần qua, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lũ lụt xảy ra đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại nhiều địa phương trên cả nước. Theo thống kê, tại khu vực Bắc Bộ, mưa lớn kèm dông lốc từ ngày 26 – 28/9 khiến 4 người chết, gần 200 ngôi nhà hư hỏng, gần 28.000ha lúa và hoa mùa bị ngập, hư hại. Còn tại Bắc Trung Bộ, mưa lớn kèm lốc, sét xảy ra từ ngày 24-28/9 đã khiến 5 người chết, gần 500 ngôi nhà bị ngập, trên 1.000 hộ dân bị cô lập, chia cắt, hơn 15.000ha lúa và hoa màu bị ngập, hư hại. Bên cạnh đó là nhiều thiệt hại về chăn nuôi, thủy sản và giao thông, các công trình công cộng…

  • Tận dụng lợi thế ngành hàng và thị trường để nông nghiệp về đích

Trong tuần qua, Bộ NN-PTNT tổ chức họp báo thường kỳ, trao đổi về chỉ số tăng trưởng, giá trị xuất khẩu và một số vấn đề của ngành nông nghiệp mà báo chí quan tâm. Phát biểu tại họp báo, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, sau 9 tháng, tăng trưởng của ngành nông nghiệp ước đạt 3,66% so với cùng kỳ, đây là con số rất ấn tượng, cho thấy sự nỗ lực của toàn ngành trong thời gian qua trước bối cảnh có nhiều khó khăn. Riêng về giá trị xuất khẩu, sau 3 quý của năm, giá trị xuất khẩu nông sản đạt gần 38,5 tỷ USD, tăng đến 22% so với cùng kỳ năm 2022 với nhiều mặt hàng tăng trưởng vượt bậc trong tháng 9, ví dụ như rau quả, gạo, hạt điều... Thông tin thêm về nội dung này, Nông nghiệp Radio sẽ tiếp tục thông tin tới quý vị trong phần sau của chương trình.

  • Hình thành chuỗi giá trị thanh long, giảm phát thải, phát triển bền vững

Tại Hội nghị “Phát triển thanh long bền vững ở Việt Nam” vừa diễn ra, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam chia sẻ, quan điểm của Bộ NN-PTNT là không tăng diện tích sản xuất thanh long, mà vẫn giữ 60.000-65.000ha, sản lượng khoảng 1,3-1,5 triệu tấn và sẽ tập trung củng cố nâng cao chất lượng, áp dụng các quy trình tiên tiến, đảm bảo an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc. Theo Thứ trưởng, để phát triển thanh long bền vững giảm phát thải, phải tập trung vào quy trình sản xuất đảm bảo an toàn, theo chuỗi giá trị và xây dựng được chuỗi cung ứng logictis thanh long. Từ đó, Thứ trưởng giao Viện cây quả miền Nam phối hợp với Hiệp hội rau quả Việt Nam nghiên cứu tham mưu đề xuất cho Bộ đề tài nghiên cứu về xây dựng chuỗi giá trị thanh long, giảm phát thải, phát triển bền vững tại 3 tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang.

  • Hà Tĩnh tiêu hủy nhiều vật liệu bẫy chim trời

Là địa phương có bờ biển dài cùng các cánh đồng rộng lớn, từ nhiều năm nay, Hà Tĩnh trở thành điểm dừng chân của nhiều loại chim tự nhiên di cư tránh mùa mưa bão. Đây cũng là thời điểm, người dân địa phương giăng bẫy săn bắt chim trời. Ông Nguyễn Cự Duẩn - Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh thông tin, tính từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã tổ chức 205 cuộc kiểm tra, tịch thu, thả vào tự nhiên gần 160 cá thể các loài chim mồi còn sống. Tiêu hủy gần 2.000 các loại chim giả để làm mồi, gần 16.000 que nhạ, 18 máy phát tín hiệu gọi chim... Qua đó, đã góp phần hạn chế nạn săn bắt chim trời trên địa bàn tỉnh.

  • Tìm đầu ra cho quả sơn tra

Với tổng diện tích trên 12.800 ha, Sơn La hiện là tỉnh có diện tích, sản lượng sơn tra lớn nhất cả nước. Năm nay, giá bán sơn tra cao hơn năm trước vài nghìn đồng, song thị trường tiêu thụ sản phẩm quả sơn tra chưa ổn định, các sản phẩm chế biến từ sơn tra còn chưa đa dạng, sự liên kết giữa các hộ dân với đơn vị thu mua, chế biến không bền vững và chưa có các cơ sở chế biến có quy mô lớn để bao tiêu sản phẩm cho nhân dân. Do đó, chính quyền địa phương đang tập trung nhiều giải pháp trước mắt và lâu dài để thu hút đầu tư, liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm, giúp nhân dân trồng cây sơn tra, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

  • Kon Tum tìm giải pháp cho gần 3.300 ha lúa canh tác một vụ

Theo thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh Kon Tum, hiện nay toàn tỉnh có gần 3.300 ha lúa người dân chỉ canh tác một vụ, tập trung chủ yếu tại ba huyện Tu Mơ Rông, Kon Plông và Đăk Glei. Việc canh tác lúa một vụ không chỉ gây lãng phí tài nguyên đất, mà còn ảnh hưởng đến kinh tế, đời sống, xã hội của các cộng đồng dân cư. Để khắc phục tình trạng này, tăng hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích, ngành nông nghiệp tỉnh Kon Tum đang triển khai trồng thí điểm lúa hai vụ tại xã Ngọc Linh, huyện Đăk Glei. Dự án nếu thành công sẽ góp phần thay đổi 'nếp nghĩ, cách làm' của bà con trong canh tác lúa.

  • Công nghệ tưới tiết kiệm giảm 20 - 40% lượng nước

Để nâng cao năng suất cây trồng và giảm chi phí sản xuất, thời gian qua, nhiều hộ nông dân, HTX trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã mạnh dạn đầu tư ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp. Theo đó, các mô hình trồng cây sẽ được áp dụng quy trình kỹ thuật và thiết bị tiên tiến để tưới theo phương pháp nhỏ giọt, phun mưa, tưới ngầm... nhằm tiết kiệm nước, giảm nhân công và bảo đảm cấp nước theo nhu cầu của cây trồng phù hợp trong từng giai đoạn sinh trưởng. Tính đến nay, toàn tỉnh có khoảng 3.600 ha cây trồng đã được ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm. Theo đánh giá, ứng dụng những công nghệ này đã giúp tăng năng suất cây trồng trung bình từ 10 - 30%, giảm 20 - 50% chi phí công lao động, tiết kiệm từ 20 - 40% lượng nước so với tưới truyền thống.

  • Đề xuất đầu tư 45 tỷ đồng xây công trình cấp nước ở vùng sâu

Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng vừa kiến nghị UBND tỉnh đầu tư 3 công trình cấp nước sinh hoạt trên địa bàn với tổng kinh phí 45 tỷ đồng. Các công trình cấp nước sinh hoạt được đề xuất xây dựng tại địa bàn xã Đạ Rsal, Đạ Tông và Đạ Long thuộc huyện vùng sâu Đam Rông để phục vụ cho hơn 2.000 hộ dân. Được biết, tại địa bàn một số thôn của các xã này hiện chưa có công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nên đa số các hộ dân phải dùng nguồn nước từ ao, hồ, sông suối tự  nhiên… không  đảm bảo chất lượng. Mặt khác, do điều kiện địa hình khu vực tương đối cao nên nguồn nước sinh hoạt rất khó khăn, việc đầu tư 3 công trình này rất cần thiết nhằm cung cấp nước sạch cho người dân và góp phần hoàn thành tiêu chí nước sạch trong xây dựng nông thôn mới.

Nhạc cắt

Đối thoại

Thưa quý vị và bà con, 9 tháng vừa qua, nông nghiệp Việt Nam ghi nhận sự nỗ lực rất lớn của toàn ngành cả về sản xuất và công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường. Theo thống kê của các cơ quan chuyên môn, sau 9 tháng, tăng trưởng của ngành nông nghiệp ước đạt 3,66% so với cùng kỳ, đây là con số rất ấn tượng trước bối cảnh có nhiều khó khăn. Về xuất khẩu, hết quý 3, giá trị xuất khẩu nông sản đạt gần 38,5 tỷ USD, tăng đến 22% so với cùng kỳ năm 2022 với nhiều mặt hàng tăng trưởng vượt bậc. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá:

Thanh Thủy

Băng

Nhạc

Nội dung vừa rồi cũng kết thúc bản tin Nông nghiệp hôm nay. Chương trình do BTV Xuân Hào biên soạn,  Quý vị và bà con có thể liên hệ với chương trình qua số hotline:   0912.145.266                               

 Xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau!

Tự động

Tận dụng lợi thế ngành hàng và thị trường để nông nghiệp về đích

Tận dụng lợi thế ngành hàng và thị trường để nông nghiệp về đích; Mưa lớn kèm lốc, sét gây thiệt hại lớn về nông nghiệp; Hình thành chuỗi giá trị thanh long, giảm phát thải, phát triển bền vững; Hà Tĩnh tiêu hủy nhiều vật liệu bẫy chim trời; Tìm đầu ra cho quả sơn tra; Kon Tum tìm giải pháp cho gần 3.300 ha lúa canh tác một vụ.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 3/5/2024: Tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì
Thời sự

Thủ tướng yêu cầu tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì; Diện tích rừng nâng mức báo động ở Cà Mau có thể lên đến gần 40.000 ha.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 3/5/2024: Tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì
Bản tin Thủy sản ngày 3/5/2024: Hơn 10 tấn cá lồng chết bất thường trên sông Mã
Thời sự

Hơn 10 tấn cá lồng chết bất thường trên sông Mã; Việt Nam phát triển nuôi biển theo 4 vùng chính; Cua nuôi thiệt hại - Nông dân khó khăn.

Bản tin Thủy sản ngày 3/5/2024: Hơn 10 tấn cá lồng chết bất thường trên sông Mã