‘Tất cả dòng sông đều phải chảy’ để có ngành chăn nuôi hội nhập sâu rộng

Việt Nam có hơn 800 tên thuốc bảo vệ thực vật sinh học; Đàn vịt hơn 2.000 con chết hàng loạt do nhiễm virus cúm A/H5N1; Trăn trở phát triển cây gai xanh; Lào Cai lần đầu tiên cấy lúa đặc sản Séng Cù vụ 3.

Quỳnh Anh  | 09:32 06/11/2023

‘Tất cả dòng sông đều phải chảy’ để có ngành chăn nuôi hội nhập sâu rộng

Tự động

‘Tất cả dòng sông đều phải chảy’ để có ngành chăn nuôi hội nhập sâu rộng

Sau đây là nội dung chi tiết:

  • ‘Tất cả dòng sông đều phải chảy để có ngành chăn nuôi hội nhập sâu rộng’

Thưa quý vị và bà con, trong tuần qua, Cục Thú y, Bộ NN-PTNT Tổ chức Hội nghị phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm các tháng cuối năm 2023 và đầu năm 2024. 10 tháng đầu năm, các dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm tiếp tục được kiểm soát tốt. Những tháng cuối năm 2023 và đầu 2024, nguy cơ dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm cao, phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh để đảm bảo nguồn cung thực phẩm phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu, đặc biệt là nhu cầu của người tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn, các cơ quan chức năng của Bộ NN-PTNT cũng như địa phương không được chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống dịch bệnh, đấu tranh ngăn chặn tình trạng nhập lậu gia súc, gia cầm. Cụ thể hơn về nội dung này, Nông nghiệp Radio sẽ tiếp tục thông tin tới quý vị trong phần sau của chương trình.

  • Việt Nam có hơn 800 tên thuốc bảo vệ thực vật sinh học

Tại Hội nghị “Phát triển sản xuất và sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật sinh học” vừa diễn ra, ông Huỳnh Tấn Đạt, Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật, cho biết, đến nay, trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam, có 810 tên thuốc bảo vệ thực vật sinh học. Công nghệ sinh học ở Việt Nam hiện nay đang được ưu tiên và đưa lên quy mô công nghiệp, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong lĩnh vực thuốc bảo vệ thực vật, công nghệ sản xuất thuốc bảo vệ thực vật sinh học là một trong những công nghệ sản xuất được chú trọng và ngày càng được ứng dụng nhiều vào trong sản xuất. Những công nghệ sản xuất thuốc bảo vệ thực vật sinh học hiện nay, bao gồm: Công nghệ vi sinh, công nghệ tách chiết từ thực vật, công nghệ sản xuất thuốc thành phẩm từ hoạt chất thuộc nhóm hóa sinh.

  • Đàn vịt hơn 2.000 con chết hàng loạt do nhiễm vi rút cúm A/H5N1

Mới đây tại phường Điện Phương, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam xảy ra tình trạng đàn vịt 2.100 con của một hộ dân mắc bệnh chết hàng loạt vì bị nhiễm vi rút cúm A/H5N1. Điều đáng nói, đàn vịt của gia đình nhiễm bệnh chết trong nhiều ngày. Khi ngành chức năng của thị xã Điện Bàn và chính quyền địa phương tiến hành kiểm tra vào ngày thì đàn vịt chỉ còn lại khoảng 200 con sống. Xác vịt chết nằm vương vãi trên kênh mương, ruộng ngập nước nên nguy cơ vi rút cúm A/H5N1 lây lan mạnh trong những ngày tới là rất cao.

  • Trăn trở phát triển cây gai xanh

Lang Chánh là một trong những huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa tiên phong triển khai, mở rộng vùng nguyên liệucây gai xanh phục vụ chế biến. Thời điểm năm 2018, huyện này đã định hướng mục tiêu phát triển vùng nguyên liệu lên tới 500 ha. Năm 2019, sau nhiều nỗ lực tuyên truyền, xây dựng cơ chế hỗ trợ, địa phương mở rộng được hơn 100 ha cây gai xanh. Song, ở những năm tiếp theo, diện tích không những không được mở rộng mà tình trạng phá bỏ, chuyển đổi sang cây trồng khác trở nên phổ biến. Từ 100 ha năm 2019, đến nay toàn huyện chỉ còn một vài ha nhỏ lẻ. Theo người dân địa phương, ban đầu nhận thức cây gai xanh có nhiều ưu điểm, được sự hỗ trợ của tỉnh, huyện nên bà con đặt kỳ vọng đây sẽ là “cây thoát nghèo”, tuy nhiên sau hơn 4 tháng xuống giống, cây gai xanh phát triển chậm, cỗi dần và không cho thu hoạch nên nhiều người chặt bỏ.

  • Lào Cai lần đầu tiên cấy lúa đặc sản Séng Cù vụ 3

Tại tỉnh Lào Cai, bà con thường cấy lúa 2 vụ ở những vùng đất thấp còn vùng cao chỉ có 1 vụ lúa trong năm. Tuy nhiên năm nay, bà con nông dân xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai đang thí điểm cấy lúa Séng Cù, vụ 3. Từ trước đến nay trên toàn tỉnh Lào Cai chưa có nơi nào trồng lúa vụ 3. Căn cứ tình hình thời tiết năm nay, địa phương mạnh dạn trồng thí điểm bởi giống lúa Séng Cù ưa thời tiết lạnh, trời ấm thì gạo sẽ không được ngon. Sau khi trồng thử nếu năng suất, chất lượng đảm bảo thì sẽ triển khai nhân rộng. Hiện nay, bà con trong xã đã xuống mạ xong. Với giống lúa Séng Cù ngắn ngày này, tau thời gian 3 tháng 15 ngày đến 3 tháng 20 ngày sẽ cho thu hoạch, dự kiến vào tháng 1/2024 và trước Tết Nguyên đán.

  • Nghệ An sôi nổi ra quân làm thủy lợi

Những ngày này, tranh thủ thời tiết thuận lợi, các địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang tích cực triển khai chiến dịch toàn dân ra quân làm giao thông, thủy lợi, nông thôn mới, vệ sinh môi trường nhằm đảm bảo tốt nước tưới phục vụ vụ xuân. Theo báo cáo của Chi cục Thuỷ lợi tỉnh Nghệ An, tính đến thời điểm này toàn tỉnh đã huy động được gần 211.000 ngày công làm thuỷ lợi. Nạo vét, kênh tiêu nội đồng gần 60.000 m3, nạo vét đất đào đắp trên 85.000 m3, đắp đất cấp phối đổ bê tông trên 40.000 m3, tổng kinh phí thực hiện ước tính trên 40 tỷ đồng.

  • Cần Thơ đã có hơn 100 chuỗi an toàn thực phẩm

Theo Sở NN-PTNT Cần Thơ, trong 10 tháng đầu năm nay, TP. Cần Thơ đã xây dựng được 5 chuỗi an toàn thực phẩm với 6 sản phẩm, lũy kế hiện tại TP có trên 100 chuỗi an toàn thực phẩm và xác nhận cho hơn 270 sản phẩm. Trong đó có 18 chuỗi có sản phẩm giao thương tiêu thụ với các tỉnh, thành phố và 4 chuỗi an toàn thực phẩm đạt chuẩn mực quốc tế có sản phẩm phân phối trên toàn quốc và xuất khẩu. Hiện đang tiếp tục xây dựng và phát triển thêm 2 chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn đạt chuẩn mực quốc tế.

  • Người dân Cao Lãnh chăm sóc vườn xoài phục vụ thị trường Tết

Thời điểm này, tại huyện Cao Lãnh, nhà vườn trồng xoài trên địa bàn các xã ven Quốc lộ 30 đang tích cực chăm sóc xoài cung cấp cho thị trường và phục vụ nhu cầu trái cây dịp Tết của người dân. Để kịp thu hoạch vụ xoài Tết, nhà vườn xử lý cây ra hoa từ tháng 8 âm lịch. Ngoài kỹ thuật, nhà vườn trồng xoài tại huyện Cao Lãnh còn chú trọng mẫu mã để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, theo người dân địa phương, tình hình thời tiết năm nay rất khắc nghiệt, mưa nhiều vào thời điểm xoài ra bông nên tỷ lệ đậu trái thấp, ảnh hưởng nhiều đến sản lượng. Bà con mong rằng thời điểm cận Tết, giá cả ổn định để nông dân yên tâm sản xuất.

Nhạc cắt

Đối thoại

Thưa quý vị và bà con, từ đầu năm đến nay, cả nước ta đã xảy ra trên 480 ổ dịch dịch tả lợn Châu Phi, buộc phải tiêu hủy trên 18.000 con lợn.  19 ổ dịch cúm A/H5N1 phát sinh với tổng số gia cầm mắc bệnh, chết, tiêu hủy gần 36.000 con. Bệnh lở mồm long móng khiến 760 con gia súc mắc bệnh. Bệnh viêm gia nổi cục cũng khiến 95 con trâu, bò phải tiêu hủy, 5 ổ dịch bệnh tai xanh khiến số lợn chết, tiêu hủy là hơn 500 con và bệnh nhiệt thán làm hơn 30 con trâu, bò mắc bệnh, buộc phải tiêu hủy… Trong những tháng cuối năm và đầu năm sau, nguy cơ xảy ra dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm vẫn rất cao, vì vậy Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho rằng, mọi hoạt động tổ chức thực hiện phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi cần được thực hiện đồng bộ để bảo vệ ngành chăn nuôi trong nước, đảm bảo an ninh lương thực và cả hướng tới xuất khẩu, hội nhập sâu rộng với thị trường quốc tế.

Băng

Thanh Thủy

Nhạc

Nội dung vừa rồi cũng kết thúc bản tin Nông nghiệp hôm nay. Chương trình do BTV Xuân Hào biên soạn,  Quý vị và bà con có thể liên hệ với chương trình qua số hotline:   0912.145.266                               

 Xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau!

Tự động

‘Tất cả dòng sông đều phải chảy’ để có ngành chăn nuôi hội nhập sâu rộng

Việt Nam có hơn 800 tên thuốc bảo vệ thực vật sinh học; Đàn vịt hơn 2.000 con chết hàng loạt do nhiễm virus cúm A/H5N1; Trăn trở phát triển cây gai xanh; Lào Cai lần đầu tiên cấy lúa đặc sản Séng Cù vụ 3.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Gìn giữ bản sắc từng ngôi làng để phát triển du lịch nông thôn
Thời sự

Gìn giữ bản sắc từng ngôi làng để phát triển du lịch nông thôn; Trồng rừng bảo vệ nguồn nước, mang lại sinh kế cho bà con; Cá chết trắng mặt hồ rộng 36 ha.

Gìn giữ bản sắc từng ngôi làng để phát triển du lịch nông thôn
Thời tiết nông vụ ngày 12/12/2024: Miền Bắc rét tê tái, miền Trung mưa lớn
Thời sự

Rét đậm, rét hại sẽ bao trùm khắp các tỉnh miền núi phía Bắc nên bà con cần chú ý giữ ấm để bảo vệ sức khỏe.

Thời tiết nông vụ ngày 12/12/2024: Miền Bắc rét tê tái, miền Trung mưa lớn