Quy mô chăn nuôi bò thịt giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng; Liên kết chuỗi là giải pháp để ngành tôm phát triển; Cấm đánh bắt thủy sản tại hồ Dầu Tiếng 30 ngày.
Tết bình dị ở một làng chài
Khao khát một chốn bình yên, một ngôi nhà nhỏ đầy ắp tiếng nói cười, để tận hưởng cái tết ấm no trọn vẹn. Nhưng với tiết xuân đang ùa về cùng với gió biển, một cái tết an yên, bình dị và đoàn viên như họ có khi lại là ao ước của bao người.
Văn Thành | 15:16 19/01/2023
Những ngày giáp Tết nguyên đán, không khí mua sắm nhộp nhịp khắp các nẻo đường
của thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh. Những dãy phố sầm uất, rộn rang cờ hoa. Những khu chợ đông kín người và thơm lừng hương vị ngày tết.
Trái ngược với không khí sôi động, náo nhiệt ấy là sự yên bình của một Bên bếp lửa canh nồi bánh tét – rôm rả câu chuyện ngày cuối nămnhỏ ven bờ vịnh Hạ Long. Nằm cách đất liền khoảng vài trăm mét, nơi đây là khu neo đậu của những chiếc thuyền nhỏ, nằm sát bên những ngọn núi đá cao sừng sững. Theo ngư dân sống ở làng chài, những ngọn núi ấy như mẹ hiền luôn dang tay chở che mỗi khi sóng to bão lớn ập đến.
Dập dềnh theo từng nhịp sóng, những "căn nhà" nổi trên mặt nước mênh mông, xếp thành từng hàng nép vào nhau, tạo thành một khối chắc chắn. Đây là nơi sinh sống của khoảng 20 hộ gia đình, của những con người quanh năm lênh đênh trên biển.
Vừa sơn sửa cho con thuyền dài cỡ 6 mét để chuẩn bị đón tết, ông Bùi Văn Thanh đứng ngắm nghía hồi lâu rồi nở nụ cười ra điều ưng ý. Thoáng thấy tôi, ông Thanh hồ hởi chào đón. Khoác trên mình bộ đồ đã nhuốm màu thời gian, cùng nước da đen sạm vì dầm mưa dãi nắng, từ con người ông toát lên sự thân thiện, chân chất của người ngư dân đất mỏ.
Năm nay đã gần 60 tuổi, ông Thanh gắn bó với biển từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước. Được biết, bố mẹ ông cũng là những ngư dân quanh năm chài lưới, đánh cá, bắt ốc để trang trải cuộc sống.
PV ông Thanh: “Tôi ở dưới biển từ năm 1988 đến bây giờ, tính ra trên 30 năm, gần 40 năm. Gia đình tôi từ trước đến giờ thì không có nhà cửa gì cả, chỉ ở dưới biển thôi, tôi cũng quen với cuộc sống dưới biển”.
Vì đã có tuổi, sức khỏe không còn được như thời thanh niên trai tráng, ông Thanh cùng vợ hàng ngày làm các công việc gắn liền với biển trời.
PV ông Thanh: “Công việc của tôi là chèo đò và trông tàu ở đây. Người ta làm nghề cá cứ hết đợt người ta về đây thì tôi lại trông tàu. Thu nhập hàng tháng trên dưới 10 triệu. Mỗi tháng cũng chỉ đủ tiền chi phí, ăn tiêu, tôi cũng ang áng để khớp với gia đình. Nói chung là tiền dư hàng tháng cũng không đáng kể. Tuy nhiên, làm ăn để giàu có thì không có, đủ sinh hoạt hàng ngày. Do quanh năm ngày tháng chỉ sống với biển nên tôi cũng không thể làm các công việc gì khác”.
Công việc vất vả, thu nhập mỗi ngày chỉ khoảng hơn 300.000 đồng, trừ các chi phí dầu máy, mua nước ngọt để sinh hoạt hàng ngày thì cũng chỉ đủ ăn nên dù đã cận Tết nhưng trên chiếc thuyền cũ, ông Thanh vẫn chưa sắm sửa được gì.
PV Ông Thanh: “Tết thì ai cũng mong muốn có cái này cái khác nhưng với gia đình tôi thì do điều kiện không có, nói chung là tôi cũng chỉ có tí bánh tí kẹo với hoa quả để thắp hương các cụ, không có sắm cái gì như ở trên bờ như cành đào, cành quất”.
Những ngày cuối năm, anh Bùi Văn Tài, con trai ông Thanh không phải theo tàu cất vó nên ở nhà giúp đỡ gia đình. Dường như đã quen với cuộc sống hiện tại, Tài cũng chỉ mong một cái tết giản đơn như chính con người em. Với Tài, niềm vui trong ngày tết là được về ở với gia đình vài hôm, bữa cơm có bố có mẹ có em.
Pv Bùi Văn Tài: “Tết cũng sắp đến, em cũng chỉ mong bố mẹ em sức khỏe dồi dào. Tụi em thì lớn rồi, đi làm được rồi, có chăm lo phụng dưỡng cha mẹ. Em mong mọi người cũng thế, dịp tết về với bố mẹ thì tốt hơn, sum vầy với gia đình, ấm no là được”.
Với ông Thanh, khi những nếp nhăn đã ngày càng nhiều trên khuôn mặt sạm đen vì gió biển thì ông nghiệm ra rằng, trên cuộc đời này, dù có làm việc gì, giàu hay nghèo, vất vả hay thảnh thơi thì các thành viên trong gia đình được gắn bó, yêu thương nhau đã là hành phúc rồi.
PV ông Thanh: “Nếu nói đi biển thì vất vả, nhưng về niềm vui của gia đình tôi thì là thứ nhất gia đình rất hạnh phúc. Bản thân vợ chồng tôi và con cái lúc nào cũng gắn bó với nhau trong công việc sinh hoạt hàng ngày và tôi cảm thấy bằng lòng với cuộc sống hiện tại của tôi. Tôi cũng không có đòi hỏi gì. Quanh năm ngày tháng chỉ có sống với công việc hằng ngày, vợ chồng con cái đùm bọc lẫn nhau. Tôi cảm thấy niềm vui cuộc sống là gia đình gắn kết nên tôi thích, thế thôi”.
Cùng sinh sống ở làng chài, trên chiếc thuyền o hẹp, chỗ nứt chỗ thủng, là nơi sinh hoạt gia đình nhà bà Dương Thị Sinh. Được biết, bà Sinh đang sống cùng 2 vợ chồng người con trai là anh Nhặt, chị Hải và 8 đứa cháu, đứa lớn năm nay 19 tuổi, còn đứa nhỏ nhất miệng vẫn hôi mùi sữa.
Cuộc sống gia đình khó khăn, anh Nhặt, chị Hải đi đánh hà, bắt ốc có khi cả tháng mới về một lần. Nhà đông con, nên anh chị mang theo 4 người con đi biển cùng. Người chị lớn tên Tuyền ngày ngày đi làm hàu thuê và chăm sóc cho 3 bạn nhỏ may mắn đang được đi học là Đạt, Phong và Hiền. Cả ba anh em cách nhau 2-3 tuổi nhưng đều đang học chung lớp 1.
Được biết, do hoàn cảnh sống trên biển nên để đi học, Tuyền cùng 3 người em đã phải thuê trọ trên bờ để tiện cho các em đi học. Chỉ đến cuối tuần, Đạt, Phong và Hiền mới về lại thuyền để quây quần cùng bà nội.
Cũng giống như nhiều hộ ngư dân khác trong làng chài đìu hiu, ngày tết với những con người nơi đây cũng thật đơn giản.
Pv Bà Sinh:"Chẳng có gì đâu anh ạ, đón tết chỉ có thắp hương các cụ là chính thôi. Còn lại thì cũng không có gì là không khí ngày tết đâu anh ạ. Gia đình người ta có cành đào nhưng chúng tôi thì không có gì cả".
"Năm mới đến mà được cho căn nhà thì quá hạnh phúc, để cho các cháu có nơi ở để đi học thì mừng chứ, nếu mà được như thế thì hạnh phúc quá. Tôi già rồi cũng mong muốn có căn nhà để ở, mơ ước lắm mà không được, kể cả ăn rau ăn cháo cũng mừng".
Trên chiếc thuyền cũ chằng chịt "vết thương", những đứa trẻ cứ quấn lấy bà không rời. Nụ cười trong trẻo, hồn nhiên vô tư của các bạn nhỏ khiến tôi cảm thấy sống mũi cay cay. Những đứa trẻ sinh ra và lớn lên trên biển với sự thiếu thốn đủ thứ. Thế nhưng năm mới đến, điều ước của các em cũng thật giản dị.
Pv Đạt, Phong, Hiền: "Cháu thích quần áo mới ạ"
Pv bé Hiền: "Tết này con mong bố mẹ con với ông bà mạnh khỏe ạ. Sau này con muốn làm bác sỹ để chữa bệnh cho bà ạ".
Thưa quý vị và bà con, cuộc sống dẫu có khó khăn, vất vả, nhưng sâu trong ánh mắt mỗi người dân đang ngày ngày lênh đênh trên những “căn nhà” nổi nơi cửa vịnh này là niềm mong mỏi, hi vọng về một tương lai tươi sáng hơn. Có lẽ họ khao khát một chốn bình yên, một ngôi nhà nhỏ đầy ắp tiếng nói cười, để tận hưởng cái tết ấm no trọn vẹn. Nhưng với tiết xuân đang ùa về cùng với gió biển, một cái tết an yên, bình dị và đoàn viên như họ có khi lại là ao ước của bao người…
Tết bình dị ở một làng chài
Khao khát một chốn bình yên, một ngôi nhà nhỏ đầy ắp tiếng nói cười, để tận hưởng cái tết ấm no trọn vẹn. Nhưng với tiết xuân đang ùa về cùng với gió biển, một cái tết an yên, bình dị và đoàn viên như họ có khi lại là ao ước của bao người.
Văn Thành
Các chương trình
Đông Bắc bộ và Bắc Trung bộ đêm và sáng trời rét, ngày trời lạnh. Từ Thanh Hóa đến Phú Yên tiếp tục có mưa lớn diện rộng.