Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên; Sâu, bệnh gây hại gần 230ha cây ăn quả có múi; Bắc Giang có thêm 6 sản phẩm OCOP 4 sao.
Tham vọng nuôi biển và câu chuyện lấy cá nuôi cá
Thức ăn công nghiệp quyết định giá thành, chất lượng nuôi biển; Gắn kết hiệp hội ngành hàng đưa nông sản Việt vào thị trường lớn; Nỗ lực đưa gà lôi lam mào trắng trở lại tự nhiên tại Việt Nam.
Xuân Hào | 06:41 16/09/2022
Giá thức ăn chăn nuôi: Hôm qua, Bộ NN-PTNT phối hợp UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội thảo thực trạng và giải pháp về dinh dưỡng, thức ăn trong nuôi biển công nghiệp Việt Nam. Tại Hội thảo, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, Việt Nam có tiềm năng to lớn để phát triển nuôi biển nhưng ngành nuôi biển nước ta còn gặp một số thách thức. Trong đó, các khâu, việc sản xuất và cung cấp thức ăn chuyên cho nghề nuôi biển chưa phát triển mạnh, trong khi đây là yếu tố có ý nghĩa quyết định tới giá thành, chất lượng của sản phẩm nuôi biển. Do đó, Thứ trưởng đề nghị các địa phương phối hợp cùng các đơn vị trực thuộc Bộ NN-PTNN Nghiên cứu, phát triển các công thức thức ăn, nguyên liệu chế biến thức ăn phù hợp với từng loài và giai đoạn phát triển của các đối tượng nuôi biển.
Đức Minh
- Gắn kết hiệp hội ngành hàng đưa nông sản Việt vào thị trường lớn
Cũng trong ngày hôm qua, Tổ Diễn đàn Kết nối nông sản 970 đã phối hợp Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp tổ chức Diễn đàn kết nối tiêu thụ Nông sản tại thị trường Hà Lan cùng các nước khu vực Bắc Âu và kết nối kinh doanh nông sản quốc tế. Tại Diễn đàn, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục chế biến và Phát triển thị trường Nông sản nhận định, cần tăng cường gắn kết các hiệp hội, ngành hàng với nhau, từ đó, xây dựng thương hiệu nông sản Việt để vào được những chuỗi phân phối lớn trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, cộng đồng doanh nghiệp với trách nghiệm của mình, cần đưa các kiến nghị lên các cơ quan chuyên môn. Qua đó, xây dựng các thể chế pháp lý đáp ứng nhu cầu mới của thị trường.
Quang Linh
SH Group phối hợp với Công ty Buhler Asia Việt Nam vừa tổ chức Hội thảo Phát triển và Tăng trưởng với Giải pháp chế biến lúa gạo từ Buhler. Tại hội thảo, các chuyên gia nhận định, Việt Nam tuy là một trong những quốc gia sản xuất và xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, nhưng sản phẩm của Việt Nam vẫn gặp không ít rào cản về tiêu chuẩn kỹ thuật khi xuất khẩu đến các thị trường khó tính như Nhật Bản, châu Âu. Đại diện Công ty Buhler cho biết, với kinh nghiệm trên toàn cầu và sự am hiểu về ngành lúa gạo, đơn vị sẽ tư vấn và cung cấp cho các nhà máy chế biến tại Việt Nam các giải pháp công nghệ tối tân nhằm nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm.
VMV
- Nỗ lực đưa gà lôi lam mào trắng trở lại tự nhiên tại Việt Nam
Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam vừa phê duyệt khoản viện trợ không hoàn lại để thực hiện Dự án Hỗ trợ bảo tồn và bảo vệ Gà lôi lam mào trắng ở Việt Nam. Thời gian triển khai từ tháng 9/2022 - 8/2023 với kinh phí tài trợ hơn 1,1 tỷ đồng. Chủ dự án là Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Việt. Dự án sẽ thực hiện Khu bảo tồn thiên nhiên Khe Nước Trong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình với các hoạt động chính như xây dựng vận hành trạm nhân nuôi, bảo tồn Gà lôi lam mào trắng và trung tâm giáo dục môi trường; chuẩn bị nguồn giống với số lượng, chất lượng phù hợp cho tái thả, phục hồi loài này trong tự nhiên…
Phạm Hiếu
- Hoà Bình phát triển vùng nguyên liệu mía phục vụ chế biến và xuất khẩu
UBND tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức Hội nghị về phát triển vùng nguyên liệu mía ăn tươi phục vụ chế biến và xuất khẩu. Theo đó, việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm mía là mục tiêu trọng tâm của ngành nông nghiệp tỉnh. Tại hội nghị, các đại biểu đều thống nhất duy trì ổn định diện tích mía ăn tươi khoảng 6-7 nghìn ha, đồng thời quyết liệt trong việc cải tạo mía giống, tăng tỷ lệ giống nuôi cấy mô; thúc đẩy việc liên kết chuỗi, thành lập các hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ mía, bảo đảm gắn kết người trồng mía trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ; đẩy mạnh việc cấp và quản lý mã số vùng trồng, hỗ trợ kinh phí đánh giá, chứng nhận VietGAP, an toàn thực phẩm.
Quỳnh Anh
Nhạc chuyển
Thưa quý vị và bà con, Theo Tổng cục Thủy sản, tổng diện tích tiềm năng nuôi biển ở nước ta khoảng 500.000ha, trong đó diện tích nuôi vùng bãi triều ven biển là 153.300 ha; diện tích nuôi vùng vũng vịnh, eo ngách và ven đảo là 80.000 ha và nuôi vùng biển xa bờ 100.000 ha. Đến năm 2021, Việt Nam có khoảng 8 triệu m3 lồng nuôi biển, với sản lượng đạt trên 700 ngàn tấn. Có thể thấy, ngành nuôi biển đang được quan tâm đầu từ và khuyến khích phát triển. Tuy vậy, ngành nuôi biển đang gặp thách thức về nguồn chế biến thức ăn chăn nuôi. Vậy giải pháp nào cho vấn đề này? Phóng viên Bảo Thắng đã đi tìm câu trả lời từ Thứ trưởng Phùng Đức Tiến:
Băng:
Bảo Thắng
Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 16/09/2022.
Hôm nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan có chuyến đi công tác.
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh làm việc tại Bộ sau đó đi công tác tại tỉnh Quảng Ninh.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến Nghe báo cáo Dự án TRANSFORM; Nghe báo cáo Dự án Quản lý nghề cá ngừ trong vùng biển Tây Thái Bình Dương và Đông Á. Sau đó, tiếp công dân của tỉnh Hà Tĩnh.
Trong khi đó, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp đi Công tác nước ngoài.
Quỳnh Anh
Tham vọng nuôi biển và câu chuyện lấy cá nuôi cá
Thức ăn công nghiệp quyết định giá thành, chất lượng nuôi biển; Gắn kết hiệp hội ngành hàng đưa nông sản Việt vào thị trường lớn; Nỗ lực đưa gà lôi lam mào trắng trở lại tự nhiên tại Việt Nam.
Xuân Hào
Các chương trình
Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định trong có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 80-180mm, cục bộ có nơi trên 300mm.