Giải pháp nào để ngành chè Việt Nam xóa bỏ tư duy manh mún để nâng cao chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn thị trường quốc tế và phát triển bền vững?
Thanh Hóa khắc phục sự cố đê điều sau mưa bão
Bên cạnh việc triển khai các giải pháp phòng chống thiên tai nói chung, việc gia cố, cải tạo, nâng cấp các tuyến đê có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Quốc Toản | 13:41 29/10/2024
Thanh Hóa tập khắc phục sự cố đê điều sau mưa bão
Thanh Hóa tập khắc phục sự cố đê điều sau mưa bão
hệ thống đê điều có vai trò đặc biệt quan trọng, là thành trì vững chắc trước thiên tai lụt, bão, bảo vệ tính mạng và tài sản của Nhà nước và nhân dân cũng như những thành quả phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giảm nghèo bền vững; đồng thời là những tuyến đường giao thông quan trọng kết nối giao thương giữa các vùng miền. Do đó, phát triển và đảm bảo an toàn hệ thống đê điều sẽ góp phần phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo bền vững. Ghi nhận của phóng viên Quốc Toản tại Thanh Hóa.
MC2: Tỉnh Thanh Hóa là địa phương có hệ thống đê điều lớn nhất cả nước với 4 hệ thống sông chính là sông Hoạt, sông Mã, sông Yên, sông Lạch Bạng với tổng chiều dài đê là hơn 1.000 km.
Tuy nhiên, sau nhiều năm đầu tư, cải tạo, hiện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có nhiều tuyến đê ở các huyện Vĩnh Lộc, Thạch Thành, Thọ Xuân, Hậu Lộc, Nga Sơn... bị xuống cấp, không bảo đảm an toàn, gây những nỗi lo không nhỏ về sự an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân trong mùa mưa bão.
Theo khảo sát của Chi cục Thủy lợi Thanh Hóa, vào đầu mùa mưa bão 2024 vẫn còn 34 vị trí đê và kè, cống trên đê được xác định là trọng điểm xung yếu không bảo đảm an toàn, trong số đó có 14 trọng điểm trên đê từ cấp III đến cấp I và 20 trọng điểm trên đê cấp IV và V.
Thanh Hóa khắc phục sự cố đê điều sau mưa bão
Bên cạnh việc triển khai các giải pháp phòng chống thiên tai nói chung, việc gia cố, cải tạo, nâng cấp các tuyến đê có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Quốc Toản
Các chương trình
Vườn cây ăn quả xanh tốt mênh mông trải dài từ thung lũng đến các sườn đồi, cho đến khu chăn nuôi được quy hoạch bài bản trên vùng đất vốn khô cằn, sỏi đá.