Thêm động lực cho nghề truyền thống xứ Thanh

Thêm động lực cho nghề truyền thống xứ Thanh; Hệ thống lương thực thực phẩm Việt Nam hướng tới tiếp cận đa mục tiêu; Hơn 370ha đất nông nghiệp bị bỏ hoang; Phú Yên chấm dứt hoạt động dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Quỳnh Anh  | 

Thêm động lực cho nghề truyền thống xứ Thanh

Tự động

Sau đây là nội dung chi tiết:

  • Thêm động lực cho nghề truyền thống xứ Thanh

Thưa quý vị và bà con, trong tuần qua, Lễ khai mạc “Festival Lễ hội Bảo tồn và Phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023” cùng chuỗi các sự kiện trong khuôn khổ Festival đã diễn ra tại Hà Nội. Tại buổi gặp mặt thân mật đoàn hơn 100 đại biểu là các nghệ nhân, thợ giỏi lĩnh vực thủ công mỹ nghệ tiêu biểu toàn quốc được vinh danh tại Festival năm nay, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã đánh giá cao sự phát triển của làng nghề những năm qua, mang lại nhiều việc làm cho người dân, góp phần quan trọng vào bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Lắng nghe và ghi nhận những kiến nghị, đề xuất của các đại biểu, Chủ tịch nước mong muốn các nghệ nhân, thợ giỏi kiên trì con đường lao động nghệ thuật, tôn vinh hơn nữa văn hóa Việt, vừa bảo tồn, phát triển kỹ năng nghề, vừa bồi dưỡng lớp người kế cận, tính toán truyền nghề cho các thế hệ tiếp nối.

  • Hệ thống lương thực thực phẩm Việt Nam hướng tới tiếp cận đa mục tiêu

Cũng trong tuần qua, tại Hội nghị triển khai "Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi Hệ thống lương thực thực phẩm theo hướng minh bạch - trách nhiệm - bền vững ở Việt Nam", Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho biết, Chính phủ Việt Nam nhận thức sâu sắc cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các quốc gia và các tác nhân trong Hệ thống lương thực thực phẩm nhằm tạo ra những thay đổi bền vững, sâu rộng. Hệ thống lương thực thực phẩm của Việt Nam đang hướng tới cách tiếp cận đa ngành, đa mục tiêu. Thời gian tới, Bộ NN-PTNT sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép thành lập Đối tác chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm và các tổ công tác kỹ thuật chuyên đề để hỗ trợ và phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan chuyên môn cùng các địa phương triển khai kế hoạch hành động và huy động các nguồn hỗ trợ từ các đối tác quốc tế và trong nước.

  • Hơn 370ha đất nông nghiệp bị bỏ hoang

Huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, hiện có hơn 370ha đất nông nghiệp bị bỏ hoang, bao gồm gần 320ha đất lúa, trên 40ha đất màu và hơn 10ha đất nuôi trồng thủy sản. Theo chính quyền địa phương, nguyên nhân khiến những diện tích đất nông nghiệ này bị bỏ hoang là do một số vùng điều kiện sản xuất khó khăn, mùa mưa thì ngập úng, mùa nắng bị nhiễm mặn, phèn, thiếu mặn. Một số địa phương thiếu lao động, sản xuất không hiệu quả. Các địa phương chưa có giải pháp cải tạo đồng bộ, chưa xác định được đối tượng cây trồng, con vật nuôi để chuyển đổi hiệu quả, việc cải tạo, chỉnh trang đồng ruộng đòi hỏi kinh phí lớn.

  • Phú Yên chấm dứt hoạt động dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Ông Nguyễn Văn Hưng, Trưởng ban Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Phú Yên xác nhận, cơ quan này đã ban hành quyết định chấm dứt hoạt động Dự án Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Fam - Phú Yên do Công ty TNHH Nông nghiệp FLC Biscom - gọi tắt Công ty FLC Biscom làm chủ đầu tư. Dự án bị chấm dứt hoạt động do nhà đầu tư không có khả năng khắc phục điều kiện ngừng hoạt động. Sau khi chấm dứt hoạt động dự án của Công ty FLC Biscom, lũy kế Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên thu hút đầu tư được 9 dự án, tổng vốn đăng ký đầu tư là gần 460 tỷ đồng, tổng diện tích trên 100 ha.

  • Trà Vinh đầu tư xây thêm 17 cống ngăn mặn

Sở NN-PTNT Trà Vinh thông tin, đầu tháng 12 tới, tỉnh sẽ khởi công xây dựng thêm 17 cống ngăn mặn với tổng vốn đầu tư khoảng 150 tỷ đồng. Đây là những hạng mục được bổ sung trong giai đoạn 2 của Dự án nạo vét 18 tuyến kênh thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp đã được UBND tỉnh Trà Vinh phê duyệt. Theo đó, Sở NN-PTNT Trà Vinh là chủ đầu tư và tổ chức đấu thầu thực hiện công trình tại các huyện Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần, Châu Thành, Cầu Ngang, Trà Cú và huyện Duyên Hải.

  • Bến Tre khuyến cáo nhà vườn không bán trái sầu riêng non

Toàn tỉnh Bến Tre hiện nay có gần 2.700 ha vườn cây sầu riêng cho sản lượng khoảng 27.000 tấn trái/năm. Ở thời điểm này, sầu riêng khan hiếm, giá trên 100 nghìn đồng/kg. Dự kiến đầu năm sau, Bến Tre sẽ đến mùa thu hoạch rộ trái sầu riêng. Do đó, Sở NN-PTNT tỉnh Bến Tre vừa có Công văn gửi chính quyền và Phòng NN-PTNT các địa phương có sầu riêng và các đơn vị có tham gia xây dựng mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói trái sầu riêng trên địa bàn về việc tăng cường quản lý việc thu hoạch trái sầu riêng. Trong đó, đề nghị chính quyền và ngành nông nghiệp các địa phương tăng cường công tác thông tin tuyên truyền khuyến cáo nông dân khi thu hoạch sầu riêng phải đảm bảo đủ độ chín nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm xuất khẩu và uy tín sầu riêng Việt Nam, tránh vì lợi nhuận trước mắt mà thu hoạch, bán trái sầu riêng non.

  • Hà Tĩnh ra Chỉ thị phát động làm thủy lợi phục vụ sản xuất

Để đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất, đặc biệt là tưới chống hạn cho vụ hè thu năm 2024 và dân sinh trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ra Chỉ thị yêu cầu các địa phương, đơn vị liên quan phát động phong trào toàn dân ra quân làm thủy lợi từ ngày 15- 31/1/2024. Chỉ thị nêu rõ, ngành NN-PTNT các địa phương, các Công ty Thủy lợi và các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan tổ chức ra quân làm thuỷ lợi nội đồng đảm bảo thiết thực, hiệu quả. Thực hiện kiểm kê, cân đối nguồn nước tại các công trình thủy lợi, xây dựng kế hoạch cấp nước cụ thể của từng công trình, cho từng vùng, tận dụng tối đa nguồn nước tự nhiên từ ao, hồ, sông, suối, kênh rạch để cấp nước cho vụ xuân năm 2024 nhằm tiết kiệm nguồn nước để dành cho vụ sản xuất hè thu.

  • Long An đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp

Qua 2 năm thực hiện Nghị quyết của Ban Thường vụ tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Long An đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Sở NN-PTNT Long An đã tích cực hỗ trợ, hướng dẫn các hợp tác xã nông nghiệp, doanh nghiệp nông nghiệp và nông dân tiếp cận, thực hiện chuyển đổi số đạt hiệu quả nhất định. Theo đó, ngành nông nghiệp tỉnh này duy trì triển khai ứng dụng công nghệ số trong truy xuất nguồn gốc nông sản. Đến nay, đã hỗ trợ trên 2 triệu tem điện tử truy xuất nguồn gốc bằng mã QR đối với các cơ sở đã được xác nhận chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn. Ngoài ra, hỗ trợ tem truy xuất nguồn gốc cho 87 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản an toàn trên sàn thương mại điện tử Kết nối cung cầu nông sản thực phẩm an toàn của tỉnh Long An.

Nhạc cắt

Đối thoại

Thưa quý vị và bà con, từ ngày 9/11 đến hôm nay ngày 13/11, Hội nghị kết nối cung - cầu các sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa, năm 2023 được tổ chức tại quảng trường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa với quy mô 200 gian hàng của các tổ chức, doanh nghiệp, địa phương trong và ngoài tỉnh. Đây là hoạt động được tỉnh Thanh Hóa tổ chức thường niên từ năm 2014 đến nay và là sự kiện hết sức quan trọng, với mục tiêu chính là thúc đẩy kết nối các cơ sở sản xuất với các cơ sở tiêu thụ nông sản, thực phẩm trong và ngoài tỉnh, hình thành các chuỗi cung ứng - tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, xây dựng thương hiệu nông sản Thanh Hóa. Có mặt tại Hội nghị lần này, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá:

Băng

Quốc Toản

Nhạc

Nội dung vừa rồi cũng kết thúc bản tin Nông nghiệp hôm nay. Chương trình do BTV Xuân Hào biên soạn,  Quý vị và bà con có thể liên hệ với chương trình qua số hotline:   0912.145.266                               

 Xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau!

Tự động

Thêm động lực cho nghề truyền thống xứ Thanh

Thêm động lực cho nghề truyền thống xứ Thanh; Hệ thống lương thực thực phẩm Việt Nam hướng tới tiếp cận đa mục tiêu; Hơn 370ha đất nông nghiệp bị bỏ hoang; Phú Yên chấm dứt hoạt động dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 3/5/2024: Tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì
Thời sự

Thủ tướng yêu cầu tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì; Diện tích rừng nâng mức báo động ở Cà Mau có thể lên đến gần 40.000 ha.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 3/5/2024: Tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì
Bản tin Thủy sản ngày 3/5/2024: Hơn 10 tấn cá lồng chết bất thường trên sông Mã
Thời sự

Hơn 10 tấn cá lồng chết bất thường trên sông Mã; Việt Nam phát triển nuôi biển theo 4 vùng chính; Cua nuôi thiệt hại - Nông dân khó khăn.

Bản tin Thủy sản ngày 3/5/2024: Hơn 10 tấn cá lồng chết bất thường trên sông Mã