Thêm tỷ cây rừng, không ngừng xuất khẩu

Ứng dụng công nghệ số để phát triển ngành tôm bền vững; Thị trường EU, phép thử quan trọng cho nông sản Việt; Hàng trăm ha đất sản xuất lúa bị bỏ hoang tại Huế; ngư dân mỏi mòn chờ hỗ trợ nhiên liệu; Thêm tỷ cây rừng...

Xuân Hào  | 

Thêm tỷ cây rừng, không ngừng xuất khẩu

Tự động

  •  
  • Thực hiện quyết liệt giải pháp ngăn chặn dịch cúm gia cầm

Theo thông tin của Tổ chức Thú y thế giới (OIE), trong thời gian qua, có hàng trăm vụ bùng phát cúm gia cầm mới trên gia cầm và chim hoang dã được ghi nhận tại 27 quốc gia, vùng lãnh thổ tập trung chủ yếu ở châu Âu. Ngoài ra còn ghi nhận rải rác trên các khu vực châu Á, Bắc Mỹ và châu Phi. Trước tình hình, diễn biến phức tạp của bệnh cúm gia cầm thời gian qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã giao Bộ NN-PTNT chủ động phối hợp với Bộ Y tế, các Bộ, ngành có liên quan và các địa phương theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh cúm gia cầm; tiếp tục thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa dịch bệnh cúm gia cầm xâm nhập, không để bùng phát dịch bệnh cúm gia cầm ở Việt Nam.

Phạm Hiếu

  • Nông dân, HTX, doanh nghiệp “đi cùng nhau” để nông sản đi xa

Nhân sự kiện công bố Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan đã có Thư ngỏ gửi tới cộng đồng doanh nghiệp, HTX, nông dân trồng sầu riêng. Theo Bộ trưởng, sầu riêng hay bất kỳ loại nông sản nào khác muốn đi xa, tạo thị trường bền vững, thì người nông dân phải “đi cùng nhau” trong một hình thức hợp tác. Doanh nghiệp phải “đi cùng nhau” trong một hiệp hội ngành hàng. Các địa phương có vùng trồng cũng cần “đi cùng nhau” trong tổng thể không gian liên kết phát triển ngành hàng. Để những “sản phẩm sầu riêng” trở thành “thương phẩm sầu riêng” đến được tay người tiêu dùng Trung Quốc qua kênh xuất khẩu chính ngạch, Bộ trưởng đề nghị các địa phương đang quan tâm, ngay bây giờ, phải xây dựng kế hoạch bài bản phát triển ngành hàng sầu riêng.

Quang Linh

  • Ứng dụng công nghệ số để phát triển ngành tôm bền vững

Trong tuần qua, Tổng cục Thủy sản và Hội nghề cá Việt Nam phối hợp Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu tổ chức Diễn đàn Tôm Việt năm 2022 với chủ đề “Ứng dụng khoa học công nghệ phát triển bền vững ngành tôm tại Việt Nam”. Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đề nghị, Tổng cục Thuỷ sản, các địa phương, nhà khoa học và người dân tăng cường hơn nữa việc ứng dụng khoa học, công nghệ mới để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất, đáp ứng với nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế. Ưu tiên phát triển ngành tôm nước lợ theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững.

Thanh Thủy

  • Thị trường EU, phép thử quan trọng cho nông sản Việt

Khoảng 5 năm trở lại đây, cơ cấu các mặt hàng nông sản xuất khẩu sang EU có sự đa dạng hóa theo hướng tích cực. EU là thị trường xuất khẩu rau quả lớn thứ 4 của Việt Nam, chiếm khoảng 5,5% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này. Thế nhưng theo ông Nguyễn Trung Kiên, Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN-PTNT), thủy sản và rau quả vẫn chiếm tỷ trọng thấp tại thị trường EU, hơn nữa, còn chịu sự cạnh tranh của thị trường Trung Quốc, Thái Lan. Muốn khai thác tốt hơn “miếng bánh” thị phần, ông Kiên cho rằng không phải bằng lượng mà cần tăng giá trị cho sản phẩm. Do vậy, thị trường EU được Bộ NN-PTNT xác định là phép thử đầu tiên, quan trọng để xây dựng thương hiệu nông, lâm, thủy sản Việt Nam, nâng cao uy tín, giá trị sản phẩm.

Kim Anh

 

  • Hàng trăm ha đất sản xuất lúa bị bỏ hoang tại Huế

Diễn biến thời tiết thất thường, giá cả vật tư sản xuất nông nghiệp tăng cao trong khi giá lúa thương phẩm lại thấp đã khiến người nông dân ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế bỏ hoang gần 900 ha diện tích đất sản xuất lúa trong vụ Hè Thu. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, do ảnh hưởng của thiên tai nên vụ Hè Thu năm nay nhiều địa phương trong tỉnh trễ khung lịch thời vụ từ 15 – 30 ngày, nếu đưa vào gieo cấy sẽ thu hoạch vào thời điểm lũ chính vụ và gây nhiều thiệt hại.  Mặt khác, vụ Hè Thu năng suất lúa thường không cao so với Đông Xuân nên nhiều người dân đã bỏ hoang đồng ruộng.

Quỳnh Anh

  • Ngư dân mỏi mòn ngóng tiền hỗ trợ nhiên liệu

Trong bối cảnh giá xăng dầu tăng mạnh, từ đầu năm đến nay, các chủ tàu cá đánh bắt xa bờ huyện Phù Mỹ, Bình Định đã phải vay nóng tiền với lãi suất cao do chưa nhận được khoản hỗ trợ nhiên liệu. Theo ông Nguyễn Công Bình, Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Thủy sản Bình Định, để tiền hỗ trợ nhiên liệu về tay ngư dân phải trải qua nhiều bước tiếp nhận và thẩm định. Riêng Bình Định có nhiều tàu đánh bắt xa bờ nên không kịp giải quyết, bên cạnh đó, do ảnh hưởng dịch Covid-19, kinh phí hỗ trợ nhiên liệu vốn là từ nguồn ngân sách Trung ương phân bổ về chậm, tỉnh không có kinh phí ứng trước do vậy xảy ra tình trạng hiện nay. Sở NN-PTNT cùng với Sở Tài chính đã tham mưu UBND tỉnh Bình Định gửi kế hoạch kinh phí cho Trung ương, cố gắng giải quyết nhanh cho ngư dân.

Vũ Đình Thung

  • Nâng cao hiệu quả lưu trữ hồ sơ và áp dụng lịch canh tác cho nông dân

Trong tuần qua, Sở NNPTNT Nghệ An đã phối hợp với cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức Hội thảo Hệ thống lưu trữ hồ sơ hiệu quả trong nông nghiệp. Bà Võ Thị Nhung – Phó GĐ Sở NNPTNT Nghệ An nhận định, nông dân Nghệ An còn rất nhiều hạn chế trong tiếp cận, thực hiện lưu trữ hồ sơ cũng như áp dụng lịch canh tác trong sản xuất nông nghiệp và tiếp thị nông sản. Vì thế, cần đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, nhất là công nghệ số vào sản xuất nhằm giảm các chi phí, nâng cao giá trị gia tăng và chất lượng của sản phẩm trong từng lĩnh vực của sản xuất nông sản.

Minh Trang

  • Long An “gỡ rối” quyền bảo hộ giống thanh long ruột đỏ LD1

Xoay quanh những khúc mắc về quyền bảo hộ giống thanh long ruột đỏ LD1 tại Long An giữa nông dân với Công ty TNHH Hoàng Phát Fruit, các đơn vị liên quan vừa có buổi làm việc và thống nhất, chưa cần thiết đề xuất mua lại bản quyền giống thanh long LD1 từ doanh nghiệp Hoàng Phát. Tỉnh Long An sẽ hỗ trợ nông dân xuất khẩu giống thanh long này. Các ngành chức năng tỉnh Long An đề nghị Công ty Hoàng Phát chia sẻ và xác nhận điều kiện để nông dân và các tổ chức, cá nhân trên địa bàn có thể nhân giống thanh long để tái sản xuất và tham gia chính sách hỗ trợ của tỉnh trong thời gian tới.

Phạm Huy

Nhạc cắt:

Đến Farm sầu siêng Gia Bảo Ecofarm  của anh Nguyễn Minh Hiếu ở xã Phước Tín, thị xã Phước Long những ngày này, đập vào mắt chúng tôi là hệ thống đường ống dẫn nước tưới nhỏ giọt liên tục “nhả” nước, tưới mát cho hàng ngàn cây sầu riêng, những chiếc xe cắt cỏ, xe phun xịt thuốc tự động hiện đại được nhập khẩu từ Hàn Quốc đang uốn lượn quanh từng góc sầu riêng để xử lý kỹ thuật ra hoa đậu trái cho vườn sầu riêng R6, Monthong và Musang King để kịp đón đầu xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Chúng tôi cảm nhận được không khí hăng say lao động, sản xuất của gia đình anh cũng như hàng trăm hộ chuyên trồng sầu riêng sạch theo hướng ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nơi đây.

Theo anh Hiếu với hơn 10 ha sầu riêng VietGAP đang trong độ tuổi cho thu hoạch, để tăng lợi thế cạnh tranh khi xuất ngoại, không chỉ tuân thủ các quy định về tiêu chí, tiêu chuẩn phía Trung Quốc đặt ra, gia đình anh cũng như các nhà vườn nơi đây còn đầu tư hệ thống tưới và phun thuốc tự động, vừa tiết kiệm chi phí, vừa đảm bảo sức khỏe và môi trường.

Băng anh Nguyễn Minh Hiếu Chủ Famr sầu riêng Gia Bảo

Theo Sở NN-PTNT Bình Phước, hiện địa phương có hơn 3.000 ha diện tích sầu riêng. Nhiều doanh nghiệp trồng sầu riêng tại Bình Phước đã sớm nhận thấy tiềm năng cho việc xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc và đã sớm tư duy, thay đổi chuỗi sản xuất. Tỉnh Bình Phước cũng đã sớm vạch ra lộ trình xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc đối với loại trái này.

Băng  Bà Lê Thị Ánh Tuyết, PGĐ Sở NN-PTNT tỉnh Bình Phước

(Trần Trung)

Đối thoại:

Thưa quý vị và bà con, Sáu tháng đầu năm 2022, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn thách thức nhưng bức tranh xuất khẩu gỗ ngành lâm nghiệp vẫn nổi lên nhiều điểm sáng. Với diễn biến như hiện nay thì dự kiến ngành lâm nghiệp sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu cả năm. Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm còn nhiều biến động, đặc biệt là thị trường. Do đó, Tổng cục Lâm nghiệp cũng khuyến nghị các doanh nghiệp bên cạnh các thị trường truyền thống thì cần linh hoạt đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm. Và công tác đó sẽ đươc triển khai cụ thể như thế nào? Nông nghiệp radio đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Quốc Trị, tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp.

Băng:

(Phạm Huy) ghi băng

Tự động

Thêm tỷ cây rừng, không ngừng xuất khẩu

Ứng dụng công nghệ số để phát triển ngành tôm bền vững; Thị trường EU, phép thử quan trọng cho nông sản Việt; Hàng trăm ha đất sản xuất lúa bị bỏ hoang tại Huế; ngư dân mỏi mòn chờ hỗ trợ nhiên liệu; Thêm tỷ cây rừng...

Xuân Hào

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 20/5/2024: Phạt doanh nghiệp phá hơn 2,6ha rừng tự nhiên
Thời sự

Phạt doanh nghiệp phá hơn 2,6ha rừng tự nhiên; Doanh nghiệp ngành gỗ cần nâng cao năng lực trước biện pháp phòng vệ thương mại; Lạng Sơn thu hơn 4.000 tỷ đồng từ rừng.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 20/5/2024: Phạt doanh nghiệp phá hơn 2,6ha rừng tự nhiên
Bản tin Thủy sản ngày 20/5/2024: Thủ tướng yêu cầu xử lý vi phạm về VMS
Thời sự

Thủ tướng yêu cầu tập trung xử lý vi phạm về VMS; Gần 800 tàu cá mất kết nối thiết bị giám sát hành trình; Giá cá lóc tăng cao nhất từ đầu năm.

Bản tin Thủy sản ngày 20/5/2024: Thủ tướng yêu cầu xử lý vi phạm về VMS