Tiền Giang: Chủ động ứng phó xâm nhập mặn bảo vệ 20.000ha cây sầu riêng
Hiện nay, xâm nhập mặn ở ĐBSCL đang bước vào thời kỳ cao điểm. Nhiều nơi, bà con trồng cây ăn trái đã thực hiện ngay các giải pháp để ứng phó tình huống này.
Minh Đãm | 08:15 12/03/2024
Tiền Giang: Chủ động ứng phó xâm nhập mặn bảo vệ 20.000ha cây sầu riêng
MC 1: Hiện nay, xâm nhập mặn ởĐBSCL đang bước vào thời kỳ cao điểm như dự báo của các chuyên gia. Nhiều nơi, bà con nông dân trồng cây ăn trái đã bắt tay thực hiện ngay các giải pháp để ứng phó tình huống này. Ghi nhận của Nông nghiệp radio tại các cù lao Ngũ Hiệp, Tân Phong của huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
MC 2: Dưới cái nắng khô lá, héo cành của mùa khô, Ông Dương Văn Đây, chủ 1,5ha sầu riêng đang mang trái nhỏ ở ấp Long Quới, xã Ngũ Hiệp hì hụi nối thêm dây tưới để chờ nước trên kênh giảm độ mặn là bơm nước vào các bọng chứa trong vườn. Hai cái bọng trữ nước mà ông đã làm thực tế cũng chỉ đủ cho vài ngày tưới mà thôi. Cả tháng qua, mỗi con nước trong ngày ông đều dùng dụng cụ đo độ mặn bên ngoài cống để lấy nước.
Băng (48s): “Nước thì bây giờ nó cũng gần gần tới đây. Hôm rồi gió mấy bữa nó lên tới đây 0,17 (phần ngàn – PV). Chính quyền đang vận động tiền để sau khi hàn các con kênh lại đặt ống bọng tạm thời, dân ở đây đang chuẩn bị. Tui có 2 cái bọng, ngày nào tui cũng ra đó múc nước lên đo, đo chừng chừng kiểm tra. Hôm nào tới nay thì ổn định cũng khoảng 0,17 nó nằm ở mức đó. Cây đang mang trái bằng cẳng cái, hả nếu có mặn phải mua nước đổ vô, chứ không có bỏ”.
Tại xã Ngũ Hiệp, UBND huyện Cai Lậy vừa hỗ trợ địa phương đắp 5 đập tạm để ngăn mặn, trữ ngọt trên địa bàn trị giá hơn 7 tỷ đồng đồng thời nạo vét các tuyến kênh nội đồng, sửa chữa các cửa cống trên tỉnh lộ, huyện lộ trong xã đảm bảo ngăn mặn, trữ ngọt, bảo vệ gần 1.500 ha vườn sầu riêng chuyên canh và các cây trồng có giá trị kinh tế khác. Hiện các đập đang được đơn vị thi công khẩn trương hoàn thành để đảm bảo công tác ngăn mặn.
Trên cơ sở đó, xã đã vận động người dân nâng cấp các tuyến đê bao, sửa chữa các nắp cống để đảm bảo ngăn mặn. Ngoài ra, xã cũng đã chuẩn bị phương án sẵn sàng vận hành 7 giếng khoan được tỉnh đầu tư để bổ cấp nước ngọt phục vụ sản xuất. Bà Nguyễn Hồng Thương – Chủ tịch UBND xã Ngũ Hiệp cũng cho biết thêm:
Băng (30): “Vận động người dân thường xuyên theo dõi diễn biến của xâm nhập mặn và thông báo các ấp để bố trí các điểm đo kịp thời thông báo cho người dân biết diễn biến tình hình hình của mặn để kịp thời đóng các cống của người dân cũng như vận động người dân trữ nước. mỗi hộ gia đình đào ao dọn cỏ, lục bình trữ nước trên mương vườn của mình để đảm bảo lượng nước tiêu trong vườn cây ăn trái”.
Là địa bàn cù lao nằm trên sông Tiền, xã Tân Phong dự kiến triển khai đắp 16 đập ngăn mặn và triều cường với kinh phí gần 15 tỷ đồng bảo vệ gần 1.300 ha vườn cây ăn quả đặc sản; mặt khác sẽ vận hành 8 giếng khoan dự phòng khai thác nguồn nước ngầm tầng sâu kịp thời bồ sung nước tưới tiêu cho cây trồng khi nước mặt trên sông Tiền bị nhiễm mặn hoặc thiếu nguồn nước bơm tưới...
Rút kinh nghiệm đợt hạn mặn lịch sử 2020 gây thiệt hại 3 trên 8 công sầu riêng, nông dân Trần Hoàng Sang ở ấp Tân Bường B đã đào ao với diện tích 600m2 trữ được 20 nghìn m3. Hiện nay, ao này đã chứa đầy nước ngọt có thể phục vụ tưới tiêu trong mùa khô này.
Băng (30s): “Theo dự trữ nước trên thì chú dự trữ tưới gần 2 tháng cho 2 mẫu sầu riêng. Tưới nhỏ giọt thôi chứ không đến đỗi tưới rầm rộ như nước tự nhiên. Đối với sầu riêng nó chịu độ ẩm cao thì ngoài tưới tiêu chú còn rải phân hữu cơ và để cỏ xung quanh vườn để cho nó giữ độ ẩm trong mùa nắng”.
Về công tác ứng phó trong hạn mặn trong thời điểm nay, bà Hồ Thị Xuân Đào, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Phong cho biết thêm:
Băng (32s): “Thực hiện tinh thần chỉ đạo của UBND huyện, hiện nay UBND xã đã vận động nhân dân đóng góp kinh phí để đặt bọng, khi có hạn mặn xảy ra thì UBND huyện sẽ hỗ trợ kinh phí để đắp đập thì ngoài công tác đắp đập, UBND xã cũng thường xuyên kiểm tra các giếng khoan, khi có hạn mặn xảy ra thì bổ sung nước cho người dân tưới tiêu. Phía UBND xã hàng ngày cũng cập nhật các tin tức hạn mặn, UBND xã cũng đã tuyên truyền đồng thời đã thông báo cho người dân”.
Theo nhận định của các chuyên gia khí tượng, xu thế nguồn nước và xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2023-2024 ở đồng bằng sông Cửu Long ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng không gay gắt như mùa khô năm 2015-2016 và năm 2019-2020.
Trước tình hình thời tiết, thủy văn dự báo diễn biến phức tạp trong mùa khô 2023 – 2024, Tiền Giang đang đề ra nhiều giải pháp tích cực, chủ động phòng chống hạn hán và xâm nhập mặn, đảm bảo nguồn nước tưới tiêu, bảo vệ các vùng trồng chuyên canh cây ăn quả đặc sản của tỉnh; trong đó, có trên 20.000 ha sầu riêng xuất khẩu tại các huyện, thị vùng kiểm soát lũ phía Tây.
Ông Nguyễn Đức Thịnh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Tiền Giang cho biết thêm:
Băng (1p20s): “Để chủ động ứng phó hạn, mặn bảo vệ vùng chuyên canh cây ăn trái tại các huyện phía Tây, ngành Nông nghiệp đã tổ chức các cuộc hội thảo để tuyên truyền vận động người dân nạo vét các tuyến kinh nội đồng, ô bao bảo vệ vườn cây ăn trái nhằm trữ nước ngọt. Đồng thời, tuyên truyền, hướng dẫn người dân áp dụng biện pháp tưới nước tiên tiến, tiết kiệm để đảm bảo nước ngọt sản xuất trong mùa khô”
MC 1: Thưa quý vị và bà con, Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Tiền Giang nói riêng đã và đang chịu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Mỗi khi mùa khô đến vùng đất này, xâm nhập mặn lại càng tiến sâu hơn và nội địa. Điều này tác động tiêu cực đến đời sống dân sinh và hơn nữa là xâm nhập mặn đang đe dọa những vựa trái cây bản địa nổi tiếng lâu nay. Có lẽ đã đến lúc vùng đất này cần một giải pháp tổng thể để có thể chuyển dịch trạng thái kinh tế, xã hội phù hợp hơn với những biến đổi từ thiên nhiên.
MC2: Bây giờ mời quý vị và bà con cùng đến với những hoạt động về phòng chống thiên tai diễn ra mới đây:
MC1: Thưa quý vị và bà con, tỉnh Kiên Giang vừa công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai do hạn mặn, vận hành công trình thuỷ lợi cống Cái Lớn – Cái Béđể kiểm soát mặn, bảo vệ sản xuất và nước sinh hoạt của người dân. Theo Chi cục Thủy lợi tỉnh Kiên Giang, đến đầu tháng 2/2024, trên sông Cái Bé độ mặn 4 phần nghìn, xâm nhập sâu khoảng 15km, trên sông Cái Lớn độ mặn 4 phần nghìn, xâm nhập sâu khoảng 35km. Chi cục Thủy lợi tỉnh Kiên Giang đã phối hợp Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi miền Nam vận hành các cống Cái Lớn, Cái Bé, Xẻo Rô và một số hệ thống cống trên địa bàn tỉnh, để ngăn mặn, giữ ngọt. Riêng các địa phương trong vùng bị ảnh hưởng mặn như An Biên, An Minh đã đắp mới, gia cố các đập đất ngăn mặn theo thời vụ.
MC 2: Cũng liên quan đến vấn đề hạn mặn, thưa quý vị, Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang cho biết, nồng độ mặn xâm nhập từ triều biển Tây vào các tuyến kênh chính ở thành phố Vị Thanh và huyện Long Mỹ đang tăng cao, có nơi nồng độ mặn đã tăng lên ở mức 9,5‰. Dự báo, nồng độ mặn tại tỉnh Hậu Giang còn tăng trong thời gian tới do ảnh hưởng triều cường và gió đông bắc. Trước tình hình này, các địa phương có mặn xâm nhập khuyến cáo người dân không lấy nước lên đồng đối với trà lúa đang ngậm sữa, trổ, chín để giảm thiểu thấp nhất thiệt hại.
MC1: Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án Cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam nhằm xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo sớm và hệ thống bản đồ phân vùng rủi ro tỷ lệ trung bình, tỷ lệ lớn đồng bộ, tổng thể. Để thực hiện mục tiêu này, Đề án triển khai các nhóm nhiệm vụ cụ thể gồm rà soát, xây dựng hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, quy trình, quy định kỹ thuật phục vụ triển khai các nhiệm vụ liên quan đến phân vùng và cảnh báo sớm thiên tai sạt lở đất, lũ quét. Sản phẩm của Đề án sẽ được chuyển giao đến các cấp chính quyền và người dân ở vùng có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét nhằm nâng cao năng lực truyền thông, sử dụng thông tin cảnh báo sớm phục vụ phòng, tránh sạt lở đất, lũ quét trong cộng đồng, giảm nhẹ thiệt hại do sạt lở đất, lũ quét gây ra.
# Nội dung vừa rồi cũng kết thúc chương trình Phòng chống thiên tai hôm nay, xin cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con.
Tiền Giang: Chủ động ứng phó xâm nhập mặn bảo vệ 20.000ha cây sầu riêng
Hiện nay, xâm nhập mặn ở ĐBSCL đang bước vào thời kỳ cao điểm. Nhiều nơi, bà con trồng cây ăn trái đã thực hiện ngay các giải pháp để ứng phó tình huống này.
Minh Đãm
Tin liên quan
Các chương trình
Nhiều năm liền bà Trần Thị Hồng được chọn là chủ nhiệm đề tài khoa học cấp tỉnh về nhiệm vụ khảo nghiệm các giống lúa mới.
Tỉnh Sơn La tiếp tục định hướng các vùng nguyên liệu, cấp mới và duy trì mã số vùng trồng, bởi đây chính là 'hộ chiếu' để nông sản Sơn La vươn ra thế giới.