Nhiều nhà vườn đã học cách tận dụng phế phụ phẩm trong nông nghiệp kết hợp chế phẩm sinh học, men vi sinh để tự sản xuất phân bón, thuốc BVTV sinh học.
Tre Bát Độ lợi ích kinh tế cao, bảo vệ rừng và chống sạt lở tốt
Mỗi năm cây tre Bát Độ mang lại thu nhập trên 100 tỷ đồng, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường sinh thái rừng.
Thanh Tiến | 14:57 14/11/2024
Tre Bát Độ lợi ích kinh tế cao, bảo vệ rừng và chống sạt lở tốt
Tre Bát Độ lợi ích kinh tế cao, bảo vệ rừng và chống sạt lở tốt
Trên sườn đồi núi dốc của những xã vùng cao thuộc huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, giữa cái se lạnh của những ngày đầu đông và những con đường quanh co, chúng tôi được nghe câu chuyện về một loại cây đã âm thầm giúp người dân nơi đây vượt qua đói nghèo, đồng thời trở thành lá chắn tự nhiên bảo vệ rừng, chống lại những cơn lũ quét hung hãn. Đó là cây tre Bát Độ có xuất xứ từ Trung Quốc, không chỉ mang lại thu nhập cao cho bà con dân tộc thiểu số, mà còn đóng góp vào công tác bảo vệ môi trường và phát triển rừng bền vững. Ghi nhận của phóng viên Nông nghiệp radio
MC2: Cây tre Bát Độ hơn 2 thập kỷ nay được trồng bạt ngàn thay thế cho những rừng keo, bồ đề, chè, cọ… có giá trị thấp.Với những ưu điểm nổi bật chống xói mòn đất do có bộ rễ phát triển mạnh, cây măng Bát độ đã được huyện Trấn Yên đưa vào trồng từ năm 2003. Ban đầu chủ yếu cây được trồng trên các sườn dốc và khu vực dễ bị xói mòn để giữ đất và ngăn ngừa sạt lở. Do phù hợp với điều kiện canh tác với người dân địa phương, đồng thời sản phẩm măng mang lại hiệu quả kinh tế cao, nên cây trồng này dần được đưa vào mở rộng diện tích nhằm giúp người dân phát triển kinh tế và tăng độ che phủ rừng. Đến nay toàn huyện có khoảng trên 4.600ha tre Bát Độ phân bố chủ yếu ở 10 xã vùng cao có nhiều diện tích đất lâm nghiệp như Kiên Thành, Hồng Ca, Lương Thịnh, Quy Mông, Y Can, Hưng Khánh..
Tre Bát Độ lợi ích kinh tế cao, bảo vệ rừng và chống sạt lở tốt
Mỗi năm cây tre Bát Độ mang lại thu nhập trên 100 tỷ đồng, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường sinh thái rừng.
Thanh Tiến
Các chương trình
Qua mỗi vụ lúa, nông dân áp dụng tốt hơn các quy trình kỹ thuật, giảm được chi phí mà năng suất, chất lượng lúa vẫn tốt và bán được giá cao.