Trịnh Công Sơn chợt hồn xanh buốt cho mình xót xa

Khi bạn hát một bản tình ca là bạn đang muốn hát về cuộc tình của mình. Hãy hát đi, đừng e ngại.

Lê Thiếu Nhơn - Xuân Hào  | 20:00 30/03/2024

Trịnh Công Sơn chợt hồn xanh buốt cho mình xót xa

Tự động

nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là một bậc tài hoa lừng lẫy bậc nhất trong đời sống nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20. Vì vậy, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng có sự nhạy cảm khác thường trong tình yêu, như ông thổ lộ: “Nếu có người nào đó thách thức tôi một trò chơi nghịch ngợm thì tôi sẽ mang tình yêu ra mà đánh đố. Tôi e, không ai dám tự xưng mình am tường hết nội dung phong phú và quá phức tạp của tình yêu. Có người yêu thì hạnh phúc, có người yêu thì đau khổ. Nhưng dù đau khổ hay hạnh phúc thì con người vẫn muốn yêu. Tình yêu vì thế mà tồn tại. Con người không thể sống mà không yêu”.

Từ ca khúc đầu tiên “Ướt mi” công bố năm 1959, thì hầu hết ca khúc của Trịnh Công Sơn đều mang dấu vết của một cuộc tình nào đó. Năm 1960, người đẹp Bích Diễm ở xứ Huế thơ mộng đã lướt ngang miền tơ vương nhung nhớ của Trịnh Công Sơn mà thành ca khúc “Diễm xưa” nhiều day dứt: “Trên bước chân em âm thầm lá đổ/ Chợt hồn xanh buốt cho mình xót xa”.

Năm 1962, Trịnh Công Sơn vào Quy Nhơn học cao đẳng sư phạm và gặp gỡ người đẹp đồng môn Tôn Nữ Bích Khê. Cuộc tương phùng ấy khá ngắn ngủi, vì Tôn Nữ Bích Khê được gia đình đưa về đoàn tụ ở Nha Trang. Chút duyên nợ bẽ bàng ấy được Trịnh Công Sơn viết trong ca khúc “Biển nhớ” đầy hoài niệm: “Ngày mai em đi, biển nhớ tên em gọi về/ Triều sương ướt đẫm cơn mê, trời cao níu bước sơn khê”. Khái niệm “bước sơn khê” trong ca từ được khéo léo ghép tên Trịnh Công Sơn và Tôn Nữ Bích Khê.

Năm 1964, Trịnh Công Sơn trở lại cố đô. Trong một lần ghé thăm người đẹp “Diễm xưa”, Trịnh Công Sơn tình cờ gặp gỡ và xao xuyến trước Dao Ánh, là em gái của Bích Diễm. Vẻ đẹp nữ sinh Dao Ánh ám ảnh tâm trí Trịnh Công Sơn suốt những năm ông đi dạy học ở Bảo Lộc, và ông đã viết thư tỏ tình với cô gái Huế nhỏ hơn mình 9 tuổi. Trong những lá thư ấy, Trịnh Công Sơn không ngần ngại dùng những ngôn từ tha thiết: “Anh nhớ Ánh, nhớ Ánh, nhớ Ánh mà không nói được với ai. Như tiếng kêu của một loài kiến nhỏ. Làm thế nào Ánh nghe thấy... Ánh ơi, Ánh ơi, Ánh ơi, Ánh trở về buổi trưa mắt buồn, áo trắng”.

Không chỉ có hơn 300 lá thư nồng nàn, Trịnh Công Sơn còn viết cho người đẹp Dao Ánh rất nhiều ca khúc, mà tiêu biểu nhất là ca khúc “Mưa hồng” đắm đuối: “Ngày em đã khóc chiều mưa đỉnh cao/ Còn gì nữa đâu sương mù đã lâu/ Em đi về cầu mưa ướt áo/ Đường phượng bay mù không lối vào/ Hàng cây lá xanh gần với nhau”.

Năm 1967, người đẹp Dao Ánh lấy chồng và sang Mỹ định cư. Dù Trịnh Công Sơn tự an ủi mình “cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ”, thì mối tình lỡ làng với người đẹp Dao Ánh cũng lưu lại trong ông những vết dấu đớn đau. Và hai thập niên sau, năm 1987, người đẹp Dao Ánh trở về Việt Nam và gặp lại Trịnh Công Sơn ở TP.HCM. Khoảnh khắc trùng phùng giữa hai người, được Trịnh Công Sơn viết thành ca khúc “Xin trả nợ người”

(Trích băng ghi âm ca khúc “Vợ chồng nghệ sĩ vun đắp cho nhau từng vai diễn” do Trịnh Công Sơn hát)

Sau biệt ly người đẹp Dao Ánh, nhiều cuộc hẹn hò nữa đã đến với Trịnh Công Sơn. Có cuộc hẹn hò do ông chủ động, có cuộc hẹn hò do người khác sắp xếp và cũng có cuộc hẹn hò do thị phi thêu dệt. Thế nhưng, có một người đẹp đã được Trịnh Công Sơn giới thiệu với bạn bè và gia đình để chuẩn bị làm lễ cưới là người phụ nữ Nhật Bản Michiko Yoshii        

Michiko Yoshii là một nghiên cứu sinh của Đại học Paris từng sang Việt Nam để tìm tư liệu làm luận án về âm nhạc Trịnh Công Sơn. Michiko Yoshii sinh sau Trịnh Công Sơn hai thâp niên. Những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ 20, người dân đô thị phương Nam thường thấy Michiko Yoshii lui tới căn nhà trong con hẻm 47 đường Phạm Ngọc Thạch, quận 3 để thăm viếng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Cầu nối để Michiko Yoshii hạnh ngộ nhạc sĩ Trinh Công Sơn, chính là giáo sư Trần Văn Khê. Khi Michiko Yoshii muốn tìm hiểu về văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam, giáo sư Trần Văn Khê đã tận tình hướng dẫn. Và khi Michiko Yoshii muốn làm luận án về âm nhạc Trịnh Công Sơn, thì giáo sư Trần Văn Khê cũng ủng hộ hết mực.

Vì vậy, để hiểu rõ thêm một chút về Michiko Yoshii, có lẽ không có tài liệu nào đáng tin cậy bằng những điều được giáo sư Trần Văn Khê viết ra. Trong một văn bản gửi cho những đồng nghiệp Việt Nam, giáo sư Trần Văn Khê giới thiệu tỉ mỉ và chi tiết về Michiko Yoshii: “Theo truyền thống các nước Đông Á phải để họ trước tên thì Michiko Yoshii phải là Yoshii Michiko, viết theo chữ Hán đọc âm Việt là “Cát Tỉnh Mỹ Tri Tử”. Cát nghĩa là tốt, Tỉnh là giếng, Tử là chữ dành riêng cho phụ nữ Nhật Bản (cũng tựa như chữ “Thị” của phụ nữ Việt Nam), Mỹ là đẹp và Tri là biết. Michiko là một thiếu nữ mảnh mai duyên dáng, tóc dài vừa phủ ót, miệng lúc nào cũng mỉm cười. Michiko đã có bằng Văn chương Pháp trước khi sang Paris vừa làm thông dịch viên vừa soạn luận án Cao học tại khoa Ngôn ngữ và Văn học Đông Á. Trước khi soạn luận án về Trịnh Công Sơn thì cô đã có bằng Cao học (Maitrise) về Văn học Nhật Bản với chủ đề về một ca sĩ nổi tiếng đương thời là Miyuki Nakajima.

Cô có giọng hát rất hay, biết đờn piano và lục huyền cầm. Cô có hai quyển sách viết bằng tiếng Nhật trong đó tác giả nhắc đến Trịnh Công Sơn. Và cô cũng tìm cách lý giải tại sao bên Nhật nhiều người thích nhạc Trịnh Công Sơn. Cô kết luận về giá trị nghệ thuật của nhạc Trịnh và các đề tài rất phổ biến trong nhân loại. Michiko Yoshii trình bày mọi vấn đề rất rõ ràng, mạch lạc, không hấp tấp, không ấp úng. Thư mục đầy đủ, trình bày rất đẹp, có cả chân dung của Trịnh Công Sơn tự họa bằng mấy nét đơn sơ.

Michiko Yoshii đã sang tận Việt Nam nhiều lần gặp Trịnh Công Sơn để được soi sáng về những điểm cô chưa rõ”. 

Tự động

Trịnh Công Sơn chợt hồn xanh buốt cho mình xót xa

Khi bạn hát một bản tình ca là bạn đang muốn hát về cuộc tình của mình. Hãy hát đi, đừng e ngại.

Lê Thiếu Nhơn - Xuân Hào

Các chương trình

Nhà thơ Hữu Loan hạnh phúc ẩn hiện trong màu tím hoa sim
Chuyện tình khó quên

Nhà thơ Hữu Loan tạm biệt cô bé học trò Lê Đỗ Thị Ninh để làm công tác tuyên truyền cứu quốc. Ông đã viết những bài thơ thời sự phục vụ cách mạng.

Nhà thơ Hữu Loan hạnh phúc ẩn hiện trong màu tím hoa sim
Ca sĩ Quang Dũng yêu em vì chỉ biết đó là em
Chuyện tình khó quên

Sau cuộc hôn nhân ngắn ngủi với hoa hậu Jennifer Phạm, suốt 15 năm qua, ca sĩ Quang Dũng vẫn chưa tìm thấy mái ấm hạnh phúc thứ hai.

Ca sĩ Quang Dũng yêu em vì chỉ biết đó là em