Trữ nước phân tán giúp vườn cây ăn quả ĐBSCL vượt hạn mặn

Công nghệ trữ nước phân tán phục vụ vùng cây ăn quả đồng bằng sông Cửu Long đang phát huy tác dụng.

Minh Đãm  | 

Trữ nước phân tán giúp vườn cây ăn quả ĐBSCL vượt hạn mặn

Tự động

Trữ nước phân tán giúp vườn cây ăn quả ĐBSCL vượt hạn mặn

Nhằm kế thừa những thành công, khắc phục những tồn tại về các giải pháp tích trữ nước tưới cho các vùng cây ăn trái, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao chủ trì thực hiện đề tài cấp bộ “Nghiên cứu giải pháp, công nghệ tích nước phân tán phục vụ vùng cây ăn quả đồng bằng sông Cửu Long”.

Trữ nước phân tán giúp vườn cây ăn quả ĐBSCL vượt hạn mặn

Mời quý vị và bà con cùng theo chân phóng viên Minh Đảm đến tham quan hiệu quả của mô hình trữ nước ngọt phòng chống hạn mặn cho bưởi da xanh tại vườn của nhà nông Huỳnh Tấn Thảo tại xã Đạo Thạnh, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Đây là một trong những mô hình thí điểm được Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam hỗ trợ thực h

Trữ nước phân tán giúp vườn cây ăn quả ĐBSCL vượt hạn mặn

Theo chia sẻ từ nhà nông Huỳnh Tấn Thảo, Viện đã hỗ trợ hơn 70% kinh phí trong tổng số tiền 270 triệu mà ông bỏ ra để đào ao, sử dụng bạt HDPE để trải và tích trữ nước trong các mương vườn. Mỗi mương có chiều dài khoảng 100m, ngang 1,8m, sâu 1,2m. Mùa khô vừa qua, mô hình này đã giúp gia đình ông chủ được nước ngọt chủ động tưới tiêu cho vườn bưởi bưởi 2.000m2. Hiện nay, vườn bưởi này rất xanh tốt, hàng tháng gia đình có thu nhập ổn định từ vườn bưởi này.

Băng: (37s) HUỲNH TẤN THẢO:

Trữ nước phân tán giúp vườn cây ăn quả ĐBSCL vượt hạn mặn

Tôi trữ nước 4 rạch, mỗi một rạch khoảng 1.000 khối, sử dụng được 1 đến 2 tháng nếu mà mặn ở ngoài kéo dài. (Độ mặn) Nước mà trữ thì phải từ 0,5 (phần ngàn) trở xuống, thì tưới thoải mái. Còn nếu mà từ 0,75 trở lên thì không nên tưới. Mùa mặn kéo dài nắng gắt nhiều thì mình đừng nên để trái nhiều, rồi lỡ có ra bông, cắt tỉa bỏ mình dưỡng cây để mưa xuống thì trái sẽ phục hồi lại, trái rất tốt, rất là đẹp”.

Trữ nước phân tán giúp vườn cây ăn quả ĐBSCL vượt hạn mặn

Tiến sĩ Trần Thái Hùng, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu thủy nông và cấp nước, trực thuộc Viện Khoa học thủy lợi miền Nam, đồng thời là chủ nhiệm đề tài cho biết: Đề tài được triển khai từ năm 2021 đến cuối năm 2024. Bước đầu, nhóm nghiên cứu đã đưa ra các giải pháp tích trữ nước tưới và hướng dẫn sử dụng nước tiết kiệm, đồng thời chuyển giao cho bà con nông dân thông qua quyển sổ tay “Hướng dẫn tạm thời kỹ thuật trữ nước, tưới hiệu quả cho cây ăn trái vùng ĐBSCL”.

Theo đó, có các giải pháp tích nước phân tán như: trữ trong ao hồ, kênh rạch cụt, vườn cây, túi nhựa… Riêng các mô hình thiết kế ao trữ nước với diện tích từ 10-15% diện tích vườn. Bên cạnh đó, các giải pháp tưới tiết kiệm được khuyến cáo là tưới phun mưa cục bộ và tưới nhỏ giọt.

Ngoài ra, đề tài đã xây dựng được 2 mô hình trữ nước thí điểm trên bưởi da xanh (tại Tiền Giang) và sầu riêng (tại Bến Tre). Qua mùa khô hạn, các nhà vườn đã sử dụng nước hiệu quả giúp các vườn cây vượt hạn mặn, nhưng vẫn đảm bảo năng suất cao.

Tự động

Trữ nước phân tán giúp vườn cây ăn quả ĐBSCL vượt hạn mặn

Công nghệ trữ nước phân tán phục vụ vùng cây ăn quả đồng bằng sông Cửu Long đang phát huy tác dụng.

Minh Đãm

Các chương trình

Hiệu quả từ những mô hình nuôi kiến vàng trong vườn cây
Kiến thức

Dùng kiến vàng trong quản lý sinh vật gây hại trên cây cà phê và sầu riêng phát huy vai trò của thiên địch trong bảo vệ cây trồng ở Đắk Lắk.

Hiệu quả từ những mô hình nuôi kiến vàng trong vườn cây
Sử dụng thuốc BVTV sinh học, hướng đến nền nông nghiệp bền vững
Kiến thức

Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học ngày càng được lan tỏa rộng rãi trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Sử dụng thuốc BVTV sinh học, hướng đến nền nông nghiệp bền vững