Vấn đề nước tưới cho vụ đông xuân 2023 - 2024

Việc lấy nước đổ ải cho vụ đông xuân 2023 - 2024 ở đồng bằng sông Hồng sắp diễn ra, cần những giải pháp hiệu quả trước dự báo về hiện tượng El Nino sẽ có những tác động tiêu cực.

Xuân Hào  | 13:14 27/12/2023

Vấn đề nước tưới cho vụ đông xuân 2023 - 2024

Tự động

Vấn đề nước tưới cho vụ Đông Xuân 2023 - 2024

TALK: Công tác thủy lợi cho vụ Đông Xuân 2023-2024, thích ứng với el nino

  MC: Thưa quý vị và bà con, chỉ còn ít thời gian nữa là vụ đông xuân 2023 -2024 ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng sẽ được khởi động với công việc đầu tiên là thực hiện lấy nước đổ ải. Vậy với hình thái thời tiết đang chịu tác động bởi hiện tượng el nino thì công tác thủy lợi sẽ có những giải pháp như thế nào để đáp ứng được nguồn nước?

  Để giải đáp nội dung này, Nông nghiệp radio đã thực hiện chương trình đối thoại với chủ để " Công tác thủy lợi cho vụ Đông Xuân 2023 - 2024, thích ứng với el nino". Chương trình đối thoại ngày hôm nay có sự tham gia của các vị khách mời:

Đầu tiên, xin trân trọng giới thiệu ông: Trịnh Thế Trường - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải

Tiếp đến là ông: Nguyễn Ngọc Thành – chuyên viên Cục Thủy lợi - Bộ NN và PTNT

  Trước tiên xin cảm ơn các vị khách mời đã dành thời gian tham dự chương trình ngày hôm nay.

  Thưa quý vị, thưa các vị khách mời, trước khi đi vào nội dung chính của chương trình, mời quý vị cùng theo dõi một phóng sự mà Nông nghiệp radio vừa thực hiện:

..... Phóng sự nói về diện tích canh tác vụ Đông Xuân, khả năng tác động của thời tiết, nhu cầu nước tưới...

  Câu hỏi đầu tiên xin dành cho ông Trịnh Thế Trường, thưa ông, như vậy là còn không nhiều ngày nữa là các tỉnh đồng bằng sông Hồng sẽ thực hiện lấy nước đổ ải phục vụ cho vụ Đông Xuân, ông có thể cho biết, với hệ thống Bắc Hưng Hải thì dự báo nguồn nước đợt này sẽ như thế nào?

Ông Trường trả lời:

  Vâng thưa ông Nguyễn Ngọc Thành, theo các chuyên gia đánh giá thì vụ Đông Xuân thường là một mùa vụ sản xuất có nhiều khó khăn do ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết, đặc biệt là vấn đề nước tưới, Ông có nhận định gì về khả năng cấp nước cho vụ Đông Xuân sắp tới ạ?

Ông Thành trả lời:

Như các anh chị đã biết, sản xuất vụ Đông Xuân khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ thường diễn ra vào mùa khô với mực nước các sông Hồng – Thái bình ở mức thấp, ít mưa.

Hiện nay, mỗi năm có khoảng 500.000 ha của 11 tỉnh/thành phố vùng Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ có nhu cầu lấy nước phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân từ nguồn phát điện tăng cường của các hồ chứa thủy điện ở thượng nguồn hệ thống sông Hồng thông qua các Đợt lấy nước tập trung. Các đợt lấy nước tập trung này được quy định trong quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Quyết định 740/QĐ-TTg ngày 17/6/2019).

Tính đến ngày 25/12/2023, tổng dung tích toàn bộ 4 hồ thủy điện lớn đạt 23,779  tỷ m3, đạt 97,8 % so với thiết kế; trong đó tổng dung tích hữu ích 15,88 tỷ m3, đạt 96,7% so với thiết kế; cao hơn so với TBNN 1,1 tỷ m3, cao hơn năm ngoái 960 triệu m3.

 Việc xây dựng kế hoạch lấy nước:

Để tổ chức thực hiện, trước mỗi vụ sản xuất vụ Đông Xuân 1-2 tháng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các địa phương xây dựng kế hoạch lấy nước với các tiêu chí: (i) Bảo đảm khung thời vụ tốt nhất; (ii) Tiết kiệm lượng nước xả từ các hồ chứa thủy điện, lợi dụng tối đa ảnh hưởng của thủy triều; (iii) Khả thi trong việc lấy nước, tránh kỳ nghỉ Tết Nguyên đán; (iv) Duy trì mực nước tại các trạm khống chế là trạm thủy văn Hà Nội, trạm thủy văn Sơn Tây hợp lý, phù hợp với khả năng lấy nước của các công trình thủy lợi; (v) Ưu tiên lịch lấy nước thuận lợi hơn cho các địa phương thường gặp khó khăn về nguồn nước.

Mặc dù nguồn nước còn nhiều khó khăn, Vụ Đông Xuân năm nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như Cục Thủy lợi sẽ chỉ đạo các địa phương phấn đấu hoàn thành kế hoạch lấy nước đã đề ra:

Đợt 1: Các địa phương tập trung lấy nước tối đa vào hệ thống và đưa nước lên ruộng; diện tích có nước đạt trung bình đến trước Đợt 2 khoảng 75-80%, trong đó một số tỉnh ven biển cơ bản hoàn thành;

Đợt 2: Các địa phương tiếp tục lấy nước bổ sung vào hệ thống; cơ bản các địa phương hoàn thành kế hoạch sau khi kết thúc Đợt 2.

  Vâng, thưa ông Trịnh Thế Trường, với nhu cầu cụ thể như vậy thì hệ thống Bắc Hưng Hải đã có những phương án chuẩn bị, dự phòng như thế nào để đáp ứng được nguồn nước cho bà con?

Ông Trường trả lời:

  Dạ vâng ạ, thưa bà con, thưa các vị khách mời, hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải đã nổi tiếng lâu nay về cả quy mô và quá trình xây dựng công trình này nữa. Vậy trong giai đoạn chuyển dịch trạng thái của ngành nông nghiệp, hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải hiện có diện mạo như thế nào? Bây giờ mời quý vị cùng theo dõi phóng sự:

...Phóng sự về hệ thống Bắc Hưng Hải

  Vâng như vậy là chúng ta đã có một cái nhìn toàn diện về hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải. Thưa ông Thành, với quy mô của hệ thống Bắc Hưng Hải như thế thì nhiệm vụ của Cục Thủy lợi giao cho Bắc Hưng Hải là gì?

Ông Thành trả lời:

  • Nhiệm vụ của HTTL Bắc Hưng Hải

Theo Quyết định số 1961/QĐ-BNN - KH ngày 13/7/2009 của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn về Quy hoạch thủy lợi hệ thống Bắc Hưng Hải. Hệ thống có nhiệm vụ:

- Đảm bảo tưới cho 110.000ha đất canh tác lúa màu và cây công nghiệp; tạo nguồn cấp nước phục vụ chăn nuôi gia súc, gia cầm; nuôi trồng thuỷ sản, diện tích 12.000ha.

- Tạo nguồn cấp nước sinh hoạt cho hơn 3 triệu người dân và các khu công nghiệp tập trung và các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong vùng, diện tích khoảng 4.300 ha.

- Tiêu nước, chống ngập úng cho diện tích phía trong đê 192.045 ha, bảo vệ dân sinh, sản xuất nông nghiệp và các cơ sở kinh tế khác.

- Duy trì dòng chảy trên các trục sông, góp phần giảm thiểu ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước, cải thiện môi trường sinh thái.

  • Nhiệm vụ Bộ Nông nghiệp và PTNT giao Công ty Bắc Hưng Hải:

Quy trình vận hành hiện thời của HTTL Bắc Hưng Hải được Bộ NN và PTNT ban hành theo Quyết định 5471/QĐ-BNN-TCTL ngày 28/12/2016 (đã khoảng 8 năm) hiện đã không còn phù hợp vì các lý do: (i) Tốc độ đô thị hóa khu vực tăng nhanh; (ii) diễn biến khí tượng thủy văn thay đổi so với trước đây; (iii) mực nước sông Hồng bị hạ thấp; (iv) xâm nhập mặn ra tăng ở khu vực cống Cầu Xe, An Thổ; (v) ô nhiễm nguồn nước trong hệ thống ngày càng nghiêm trọng.

Do đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang giao Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Bắc Hưng Hải thực hiện NHIỆM VỤ ĐIỀU CHỈNH QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI BẮC HƯNG HẢI. Nhiệm vụ thực hiện trong 02 năm 2023-2024. Sau khi Quy trình vận hành được điều chỉnh sẽ nâng cao hiêu quả tưới tiêu, tiết kiệm nước, nâng cao chất lượng nước tưới; duy trì dòng chảy trên kênh trục gió phẩn giảm thiểu ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước, cải thiện môi trường sinh thái; Bảo đảm tính công khai, minh bạch có sự tham gia của tổ chức, cá nhân trong cung cấp, sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi; Quy định trách nhiệm giữa các đơn vị, địa phương liên quan trong quản lý, vận hành.

  Thưa ông Thịnh Thế Trường, là một đơn vị thủy lợi phục vụ cho một vùng rất rộng, chắc hẳn sẽ còn nhiều khó khăn để duy trì được nguồn nước, ông có kiến nghị, đề xuất gì không để công tác thủy lợi nơi đây được bền vững?

Ông Trường trả lời:

  Vâng thưa quý vị và bà con, dưới tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng trở nên bất thường. Do đó, công tác thủy lợi ngày càng nhiều thách thức đòi hỏi các ngành chức năng từ trung ương đến địa phương cần có các chính sách, phương pháp linh hoạt để công tác thủy lợi đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh của người dân.

  Một lần nữa Nông nghiệp radio xin cảm ơn các vị khách mời đã dành thời gian cho buổi đối thoại ngày hôm nay. Xin cảm ơn quý vị và bà con đã để tâm theo dõi chương trình. Xin kính chào và hẹn gặp lại với những thắng lợi mới của ngành nông nghiệp nước nhà.

Tự động

Vấn đề nước tưới cho vụ đông xuân 2023 - 2024

Việc lấy nước đổ ải cho vụ đông xuân 2023 - 2024 ở đồng bằng sông Hồng sắp diễn ra, cần những giải pháp hiệu quả trước dự báo về hiện tượng El Nino sẽ có những tác động tiêu cực.

Xuân Hào

Tin liên quan

Các chương trình

Cơ hội và thách thức cho phân bón hữu cơ và thuốc trừ sâu sinh học
Đối thoại

Sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc trừ sâu sinh học góp phần phát triển một nền nông nghiệp xanh, sinh thái, an toàn và bền vững.

Cơ hội và thách thức cho phân bón hữu cơ và thuốc trừ sâu sinh học
Tái canh cà phê mang lại lợi ích kép cho ngành hàng
Đối thoại

Từ khi thực hiện đề án tái canh của Bộ NN-PTNT đến nay, Đắk Lắk đã có hàng chục nghìn cà phê được cải tạo giúp nâng cao năng suất, chất lượng của vườn cây.

Tái canh cà phê mang lại lợi ích kép cho ngành hàng