Vì đâu rừng cộng đồng chưa được quản lý và phát triển bền vững?

Kích hoạt giá trị nội tại trong xây dựng nông thôn mới; Xây dựng nông thôn mới không làm mất bản sắc truyền thống; Kiểm soát an toàn trên các thực phẩm có chứa độc tố tự nhiên; Mưa lớn gây ngập úng gần 7.600ha lúa Đông Xuân.

Xuân Hào  | 00:04 20/02/2023

Vì đâu rừng cộng đồng chưa được quản lý và phát triển bền vững?

Tự động

trong tuần qua, Bộ NN-PTNT đã phối hợp UBND TP Hải Phòng tổ chức Hội nghị toàn quốc hệ thống Văn phòng Điều phối nông thôn mới các cấp năm 2023. Tại Hội nghị, sau khi nghe những vấn đề cốt lõi được các đại biểu đưa ra bàn luận, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh rằng chúng ta cần thay đổi cách tiếp cận trong xây dựng nông thôn mới, lấy sự năng động, đổi mới sáng tạo ở cấp cơ sở làm động lực để các địa phương học tập, chia sẻ, cùng phấn đấu, kích hoạt các giá trị nội tại. Qua đó, tránh việc đồng phục hóa chương trình nông thôn mới cho hàng ngàn xã, phường trên cả nước.

Nguyễn Thành

  • Xây dựng nông thôn mới không làm mất bản sắc truyền thống

Tại Hội nghị toàn quốc về Quy hoạch xây dựng nông thôn mới gắn với quá trình đô thị hoá giai đoạn 2021-2025 vừa diễn ra, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam cho biết, hiện, cả nước đã có gần 94% số xã đạt tiêu chí quy hoạch, đây là một trong những tiêu chí có kết quả cao trong Bộ tiêu chí nông thôn mới. Dù vậy, công tác quy hoạch nông thôn gắn với quá trình đô thị hóa còn một số tồn tại, hạn chế. Đặc biệt trong đó, một số địa phương có xu hướng “đô thị hóa nông thôn, đồng bằng hóa miền núi, bê tông hóa làng quê” dẫn đến phá vỡ cảnh quan, mất bản sắc truyền thống, bị pha tạp... Do đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa quy hoạch và quản lý quy hoạch để khu vực nông thôn có kiến trúc phù hợp, bền vững.

Quỳnh Anh

  • Kiểm soát an toàn trên các thực phẩm có chứa độc tố tự nhiên

Hàng năm vào thời điểm mùa xuân và đầu mùa hè, tại các tỉnh miền núi phía bắc và Tây Nguyên thường xảy ra những vụ ngộ độc do người dân sử dụng các thực phẩm có chứa độc tố tự nhiên như nấm độc, hoa quả rừng, cây rừng... trong đó đã có những trường hợp tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề cho những người bị ngộ độc dù đã được cứu chữa kịp thời. Do đó, Cục An toàn thực phẩm vừa có văn bản đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm. Đặc biệt, chú ý hướng dẫn biện pháp chế biến bảo đảm an toàn đối với các sản phẩm mang tính truyền thống hoặc tập quán của địa phương. Tập trung vào các đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa. Sử dụng các vật liệu truyền thống bằng cả tiếng Kinh và tiếng dân tộc.

Phạm Hiếu

  • Mưa lớn gây ngập úng gần 7.600ha lúa Đông Xuân
Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, mưa to liên tục trong tuần qua đã gây ngập úng gần 7.600ha lúa Đông Xuân của bà con. Hiện nay, các địa phương ở tỉnh này đang huy động tối đa mọi phương tiện máy bơm điện, bơm dầu kết hợp với tháo nước nhanh để cứu lúa vùng ngập úng. Về phía Công ty TNHH Nhà nước MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi Thừa Thiên Huế, đơn vị cũng đang tập trung chỉ đạo các hồ chứa tập trung để giữ nước, hạn chế đưa về hạ du để giảm ngập úng. Mở toàn bộ cửa cống tại các sông để tiêu triều, giảm mực nước. Đồng thời, tất cả 23/23 trạm bơm điện tiêu úng của công ty đang vận hành để đảm bảo tiêu úng nhanh trên toàn tỉnh.

Công Điền

  • Nuôi tôm tự phát làm cạn kiệt nguồn nước ngọt
Những năm gần đây, ở xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định rộ lên nạn nuôi tôm tự phát trong vườn nhà và trên ruộng. Tình trạng này đã làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sản xuất khác... Hậu quả rõ nhất là nguồn nước ngầm ở địa phương đang bị cạn kiệt, nhiều giếng nước ngọt trong vùng bị nhiễm mặn, nước có mùi tanh không thể dùng để ăn uống và nhiều diện tích đất nông nghiệp phải bỏ hoang. Vấn nạn này đã làm “đau đầu” lãnh đạo huyện Phù Cát không ít. Ông Phạm Dũng Luận, Phó Chủ tịch UBND cho biết, những năm qua, UBND huyện cũng đã mạnh tay xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, thậm chí yêu cầu tạm dừng hoạt động đối với nhiều hộ nuôi tôm trái phép. Dù vậy nhiều hộ dân vẫn bấp chấp lén lút đào ao nuôi tôm trái phép.

Vũ Đình Thung

  • Kiên Giang: Cá mú, hàu, vẹm xanh bỗng chết hàng loạt

Những ngày qua, cá mú, hàu, vẹm xanh của người dân ở xã Hòn Tre, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang chết hàng loạt chưa rõ nguyên nhân, người dân có nguy cơ lỗ nặng. Về vấn đề này, Phòng NN-PTNT huyện Kiên Hải cho biết, đơn vị đã nắm thông tin, lấy mẫu nước gửi đi kiểm định và xác định, giống như thông lệ hằng năm, thời điểm này do môi trường nước của Hòn Tre gần với đất liền, khi nước ngọt từ trong đất liền đổ ra biển và kết hợp lục bình chết, vi khuẩn, tảo độc, thì hàu, vẹm xanh, cá nuôi của người dân sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến hao hụt. Phòng Nông nghiệp sẽ kiểm tra lại số lượng cá, hàu chết và lấy mẫu gửi đi kiểm tra tìm nguyên nhân cụ thể, hướng dẫn giúp người nuôi giảm thiểu rủi ro.

Trung Chánh

  • Bệnh nấm hồng gây hại nhiều diện tích keo

Tại huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa, nhiều diện tích keo lai của địa phương đang bị bệnh nấm hồng gây gại và có dấu hiệu nặng, nhiều cây đã bị chết. Tính từ đầu tháng 2 đến nay, nấm hồng đã gây hại khoảng 60ha cây keo lai trên địa bàn huyện. Đây là bệnh do nấm Corticium salmonicolor gây ra, thường xuất hiện vào mùa mưa khi độ ẩm cao. Dự báo trong thời gian tới, bệnh này sẽ tiếp tục phát sinh và gây hại trên cây keo. Chi Cục trồng trọt và BVTV tỉnh khuyến cáo người dân, nếu phát hiện bệnh có thể sử dụng các loại thuốc trừ bệnh có gốc đồng hoặc các thuốc có hoạt chất khác. Tuy nhiên, lưu ý khi sử dụng thuốc cần phát hiện bệnh sớm, phun trị khi bệnh ở mức rất nhẹ – nhẹ. Sau khi phun thuốc phải kiểm tra, nếu chưa khỏi bệnh thì tiếp tục phun, chu kỳ 10 – 14 ngày/lần.

Kim Sơ

  • Gần 100 ha nhà kính, nhà lưới tại Lâm Đồng đã bị tháo dỡ

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Lâm Đồng, đến nay nhiều địa phương trong tỉnh đã tiến hành vận động và cưỡng chế tháo dỡ được gần 100ha các công trình nhà kính, nhà lưới trên đất lâm nghiệp. Theo ngành chức năng tỉnh Lâm Đồng, hoạt động canh tác nông nghiệp trong nhà kính, nhà lưới đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với phương thức sản xuất truyền thống. Tuy nhiên, trước thực trạng phát triển nhanh chóng, thiếu khoa học, hoạt động nông nghiệp trong nhà kính, nhà lưới đã để lại những hệ lụy về môi trường cảnh quan, tăng hiệu ứng nhà kính cục bộ; hạn chế tính đa dạng sinh học.

Minh Hậu

Nhạc cắt

Thưa quý vị và bà con, do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên những ngày qua các tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ đã hứng chịu đợt mưa lớn kéo dài. Đợt mưa lớn này đã gây ra nhiều thiệt hại về hoa mầu đặc biệt tại các tỉnh từ Quảng Trị đến Thừa thiên Huế. Tại tỉnh Quảng Trị, do ảnh hưởng của mưa lớn, trên địa bàn tỉnh hiện vẫn còn trên 1000 ha lúa vụ đông xuân đang trong thời kỳ ra nhánh bị ngập úng, tập trung ở các xã vùng trũng của huyện Hải Lăng và Triệu Phong. Ghi nhận của phóng viên Võ Dũng tại Quảng trị.

Băng

Võ Dũng

Đối thoại

Thưa quý vị và bà con, rừng cộng đồng tồn tại từ lâu đời, nó gắn với lợi ích tập thể của người dân, gắn với tâm linh, tự do tín ngưởng của cộng đồng. Thực tế công tác quản lý rừng cộng đồng đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Đó là hiện có hàng triệu hécta rừng đang do cộng đồng quản lý, liệu có thể tồn tại được không khi Nhà nước không thừa nhận về mặt pháp lý cộng đồng là chủ rừng? Ai sẽ là người thay thế cộng đồng quản lý diện tích rừng nói trên? Một số địa phương hình thức quản lý rừng dựa vào cộng đồng theo luật tục truyền thống vốn hiệu quả trước đây thì hiện mất dần hiệu lực bởi phong tục truyền thống bị phá vỡ, trong đó hình thức quản lý rừng tập trung thông qua các tổ chức nhà nước lại chưa gắn bó chặt chẽ với lợi ích của cộng đồng dẫn đến quản lý rừng kém hiệu quả. Về nội dung này, ông Ông Trần Quang Bảo, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam đã có những chia sẻ:

Băng:

Xuân Hào

Tự động

Vì đâu rừng cộng đồng chưa được quản lý và phát triển bền vững?

Kích hoạt giá trị nội tại trong xây dựng nông thôn mới; Xây dựng nông thôn mới không làm mất bản sắc truyền thống; Kiểm soát an toàn trên các thực phẩm có chứa độc tố tự nhiên; Mưa lớn gây ngập úng gần 7.600ha lúa Đông Xuân.

Xuân Hào

Các chương trình

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên
Thời sự

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên; Sâu, bệnh gây hại gần 230ha cây ăn quả có múi; Bắc Giang có thêm 6 sản phẩm OCOP 4 sao.

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên
Thời tiết nông vụ ngày 22/11/2024: Mưa lớn tại Trung Trung bộ
Thời sự

Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định trong có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 80-180mm, cục bộ có nơi trên 300mm.

Thời tiết nông vụ ngày 22/11/2024: Mưa lớn tại Trung Trung bộ