Vì sao đây là thời điểm vàng giảm chi phí trồng lúa ở ĐBSCL?

Chương trình phát thanh ‘Phát triển nông nghiệp ĐBSCL thịnh vượng’ của Nông nghiệp Radio hôm nay sẽ cùng quý vị và bà con lý giải vì sao đây là thời điểm vàng để giảm chi phí sản xuất lúa ở ĐBSCL.

Xuân Hào  | 07:38 14/06/2022

Vì sao đây là thời điểm vàng giảm chi phí trồng lúa ở ĐBSCL?

Tự động
Phát triển nông nghiệp ĐBSCL: Đây là thời điểm vàng giảm chi phí trồng lúa ở ĐBSCL?

Phát triển nông nghiệp ĐBSCL: Đây là thời điểm vàng giảm chi phí trồng lúa ở ĐBSCL?

Phát triển nông nghiệp ĐBSCL: Thời điểm nào giảm chi phí trồng lúa ở ĐBSCL?

Người dân vùng ĐBSCL trước sức ép giá vật tư, giá phân bón tăng cao

Thưa quý vị và bà con, trước sức ép của giá vật tư nông nghiệp, nhất là giá phân bón tăng mạnh trong thời gian gần đây, người dân vùng ĐBSCL chỉ còn cách duy nhất là phải giảm chi phí sản xuất mới có thể kiếm tiền lời từ việc trồng lúa để giữ cho nghề truyền thống này phát triển bền vững, đảm bảo an ninh lương thực và phục vụ xuất khẩu.

Xuất phát từ thực tế đó, phóng viên báo Nông nghiệp Việt Nam đã thực hiện loạt bài 5 kỳ đi sâu phân tích về câu chuyện “Thời điểm vàng giảm chi phí trồng lúa ở ĐBSCL”. Loạt bài là những kết luận chung về vấn đề giảm thiểu chi phí cho quy trình sản xuất lúa nhìn từ bối cảnh thị trường, cũng như từ thực trạng sản xuất lúa cho đến quan điểm của các chuyên gia, nhà khoa học. Sau đây mời quý thính giả cùng lắng nghe.

 Không có lời, quá ngán ngẩm,... là những gì người dân ĐBSCL chia sẻ về tình hình sản xuất lúa khi giá vật tư nông nghiệp, đặc biệt là giá phân bón tăng cao. Khảo sát tại một số cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn các tỉnh như Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng… chúng tôi ghi nhận được giá cả mặt hàng phân bón tăng cao kỷ lục. Ví dụ, năm 2020 giá phân urê chỉ ở mức hơn 300.000 đồng/bao 50kg thì đến nay đã tăng lên gần 900.000 đồng/bao, các mặt hàng khác như phân DAP, phân kali cũng tăng liên tục.

Lật quyển sổ ghi chép lại nhật ký mua hàng qua từng mùa vụ, ông Phan Thiện Khanh, nông dân ở ấp Định Khánh B, xã Định Môn, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ đã chỉ rõ cho chúng tôi thấy sự leo thang liên tục của giá phân bón trong vòng 2 năm qua.

Phân tích vụ lúa đông xuân năm 2021-2022 tại ĐBSCL

Phân tích về lời lỗ sau vụ đông xuân năm 2021-2022, ông Khanh tính nhẩm, chi phí sản xuất cho một vụ lúa khoảng 2.500.000 đồng/công, bao gồm các khoản: nhân công làm đất, lúa giống, phân bón, thuốc BVTV, bơm tưới, chi phí thuê máy xới, máy cắt... chưa kể công sức bản thân và gia đình bỏ ra trong cả một vụ mùa. Như vậy, lợi nhuận của bà con nông dân trồng lúa như ông chỉ vừa đủ để trang trải cuộc sống trong những tháng chăm lo đồng ruộng, kiếm đâu ra đồng lời.

Cùng hoàn cảnh đó, ông Nguyễn Văn Chiến ở ấp 6B, xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang có hơn 50 năm gắn bó với nghiệp trồng lúa, giờ cũng “ngán ngẩm” vì giá phân bón liên tục tăng cao, trong khi giá lúa vẫn không dịch chuyển. Ông Chiến cho hay, thời điểm giá cả mặt hàng phân bón bình ổn, bình quân một vụ lúa ông thu lời từ 4 – 5 triệu đồng/công, nhưng hiện nay chi phí vật tư đội lên cao, kéo lợi nhuận sụt giảm từ 40 – 50%. Theo ước tính của ông, thu hoạch vụ hè thu 2022 này sẽ chỉ vừa đủ đầu tư phân bón cho vụ sau, với điều kiện giá phân bón duy trì ổn định như hiện nay.

Đối với nông dân thuê đất lúa để canh tác, ngoài nỗi lo về các khoản chi phí vật tư tăng cao, còn phải gánh thêm phí giá thuê đất đội lên. Ông Nguyễn Thanh Hồng, Chủ tịch Hội đồng quản trị hợp tác xã Toàn Phát tại xã Thạnh Phú, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ cho hay, hiện nay chi phí thuê đất lúa trên địa bàn xã tăng khá nhiều. Trong bối cảnh giá vật tư tăng cao như hiện nay, nếu bà con nông dân vẫn cứ canh tác theo cách truyền thống thì khó mà có lời.

Từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nông dân đã hình thành thói quen sử dụng quá nhiều các loại phân bón, thuốc BVTV hóa học. Chính việc lạm dụng này đã trở thành “con dao hai lưỡi” vô hình chung để lại nhiều hệ lụy bất cập trong sản xuất. Ông Đỗ Văn Vấn, Giám đốc Trung tâm BVTV phía Nam chỉ ra một thực tế dẫn đến việc nông dân sử dụng phân bón, thuốc BVTV quá nhiều.

Tháng 8 năm ngoái, Bộ NN-PTNT đã tổ chức hội nghị đánh giá thực trạng về sử dụng thuốc BVTV, phân bón tại ĐBSCL. Kết quả cho thấy, lượng phân bón hóa học sử dụng tại các địa phương vùng ĐBSCL cao hơn nhiều so với trung bình cả nước, việc sử dụng thuốc BVTV hóa học cũng chiếm gần 60% lượng thuốc BVTV mà cả nước sử dụng. Cá biệt có một số địa phương, một vụ lúa sử dụng 9 – 10 lần thuốc BVTV, sử dụng lượng phân đạm (phân urê) quá cao, dẫn đến nguy cơ bộc phát dịch hại rất lớn.

Tỉnh Hậu Giang là một trong những địa phương ở khu vực ĐBSCL có lượng sử dụng thuốc BVTV hóa học ở mức cao. Theo đánh giá của ngành nông nghiệp tỉnh, sự đa dạng của thị trường phân bón đã khiến nông dân sử dụng một cách cảm tính, không theo nhu cầu. Với áp lực giá cả phân bón hiện nay, ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục BVTV cho biết ngành nông nghiệp đã có nhiều giải pháp để kéo giảm giá phân bón. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các địa phương và bà con nông dân chuyển đổi sang các mô hình sản xuất thân thiện hơn với môi trường để nâng cao lợi nhuận.

Cũng theo ông Trung, nếu nông dân giảm được lượng giống gieo sạ, sẽ kéo theo giảm được các khâu đầu tư chi phí sản xuất, việc quản lý sâu bệnh cũng dễ dàng hơn. Điều này sẽ giúp bà con nông dân giảm được tối đa số lần phun thuốc, thậm chí không phải dùng thuốc, nâng cao năng lực dự báo đối với các loại sinh vật gây hại.

Theo vị đại diện ngành BVTV, Việt Nam rất có tiềm năng đối với lĩnh vực phân bón hữu cơ. Riêng phế phụ phẩm tiềm năng hơn 200 triệu tấn, nếu tận dụng tối đa sản phẩm này để góp phần giảm giá thành, hướng đến một nền nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp xanh và tạo tập quán cho người dân thay đổi tư duy trong sản xuất nông nghiệp, đó là không phải lúc nào cũng cần phải sử dụng phân bón, thuốc BVTV hóa học.

Phát triển nông nghiệp ĐBSCL thịnh vượng

Thưa quý vị và bà con, theo báo cáo từ các Sở NN-PTNT vùng ĐBSCL, do giá vật tư đầu vào tăng cao, chi phí sản xuất lúa của các tỉnh trong vụ đông xuân 2021 – 2022 tăng khoảng 15 – 20% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, nhờ được dự báo trước từ đầu vụ, cùng với việc thực hiện nhiều mô hình sản xuất lúa nổi bật vừa đem lại hiệu quả kinh tế, vừa giúp cho nhận thức của nông dân dần thay đổi trong việc chuyển đổi phương thức canh tác theo hướng an toàn và giảm giá thành nên mặc dù đầu tư ít giống và phân bón nhưng năng suất lúa vẫn đạt cao.

Trước bối cảnh giá phân bón tăng nhanh chóng, nông dân đã làm gì để thích ứng, giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường. Mời quý thính giả tiếp tục đón nghe trong kỳ 2 phát sóng trong chương trình tiếp theo.

Tự động

Vì sao đây là thời điểm vàng giảm chi phí trồng lúa ở ĐBSCL?

Chương trình phát thanh ‘Phát triển nông nghiệp ĐBSCL thịnh vượng’ của Nông nghiệp Radio hôm nay sẽ cùng quý vị và bà con lý giải vì sao đây là thời điểm vàng để giảm chi phí sản xuất lúa ở ĐBSCL.

Xuân Hào

Tin liên quan

Các chương trình

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên
Thời sự

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên; Sâu, bệnh gây hại gần 230ha cây ăn quả có múi; Bắc Giang có thêm 6 sản phẩm OCOP 4 sao.

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên
Thời tiết nông vụ ngày 22/11/2024: Mưa lớn tại Trung Trung bộ
Thời sự

Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định trong có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 80-180mm, cục bộ có nơi trên 300mm.

Thời tiết nông vụ ngày 22/11/2024: Mưa lớn tại Trung Trung bộ