Vùng Nam Trung bộ cần nhìn khác để phát triển kinh tế nông nghiệp

Để phát triển kinh tế nông nghiệp vùng Duyên hải Nam Trung bộ, trước hết, cần thay đổi tư duy, mở ra không gian phát triển mới, giá trị mới.

Kim Sơ  | 

Vùng Nam Trung bộ cần nhìn khác để phát triển kinh tế nông nghiệp

Tự động

vùng Nam Trung bộ có đặc thù là tất cả các tỉnh đều giáp biển ở phía Đông, tiếp đến là giải đồng bằng nhỏ hẹp ven biển và vùng đồi núi thấp phía Tây. Thời gian qua, các tỉnh vùng duyên hải Nam Trung bộ đều tận dụng lợi thế để phát huy kinh tế biển như du lịch biển và khai thác thủy sản, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Đây cũng là vùng có nông, thủy sản đặc hữu nổi tiếng về tôm cá, yến sào, các loài trái cây như nho, thanh long. Dù đạt nhiều thành tựu rất quan trọng trong thời gian qua nhưng để phát triển nông nghiệp vùng Duyên hải Nam Trung bộ với tư duy kinh tế nông nghiệp chuyển từ tăng trưởng trên giá trị sang tăng trưởng tích hợp đa giá trị còn nhiều điều băn khoăn trăn trở.

MC2: Để gợi mở cho phát triển kinh tế nông nghiệp vùng Nam Trung bộ, mới đây tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã chủ trì hội trị định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp vùng Duyên hải Nam Trung bộ. Hội nghị có sự tham gia các cơ quan trực thuộc Bộ NN-PTNT, lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa; các Giám đốc Sở NN-PTNT từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận.

Theo ông Nguyễn Văn Việt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ NN-PTN) để phát triển kinh tế nông nghiệp tại vùng Nam Trung bộ, trước mắt chúng ta cần nhìn rõ những thách thức tại đây, đó là biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan bão lũ đã gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, quy mô của nền kinh tế, nhất là lĩnh vực nông nghiệp sản xuất quy mô nhỏ nhẻ, manh mún và khắc phục tương đối chậm. Ngoài ra, nguồn lực cho nông nghiệp còn hạn chế, thu nhập, năng suất thấp và tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Vì vậy để nâng cao thu nhập cho người dân, nếu chỉ phát triển nông nghiệp thì rất khó khăn. Do đó, chúng ta phải phát triển theo kinh tế nông nghiệp.

“Vậy định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp đối với vùng Nam Trung bộ trong thời gian tới là gì, ông Nguyễn Văn Việt gợi mở:

Băng “Thứ nhất là xác định lợi thế của vùng là gì, 6 tỉnh đều phát biểu, tôi cảm nhận, thứ nhất phát triển kinh tế biển đó là vừa khai thác, vừa nuôi trồng, với thứ hai phát triển rừng, rừng chủ yếu nguyên liệu và dược liệu dưới tán rừng. Còn lại vùng đồng bằng của chúng ta vừa chăn nuôi, vừa trồng trọt, thì cái này chúng ta cũng phải tính. Nhưng tôi nghĩ cái lợi thế của vùng là 2 lĩnh vực như vậy, chúng ta phải xác định và từng lĩnh vực chúng ta phải xác định sản phẩm chủ lực”.

Bên cạnh vấn đề trên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch còn lưu ý các địa phương cần xác định các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc hữu nhằm phục vụ lợi thế về du lịch tại các tỉnh. Ngoài ra, cần đẩy mạnh chuỗi liên kết vùng, cũng như phát triển nông nghiệp gắn với kinh tế nông nghiệp, gắn với du lịch, chế biến để nâng cao thu nhập cho người dân…

Còn ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản, cho rằng, lâu nay, chúng ta cứ chạy phong trào theo sản lượng, điều này dẫn đến nhiều hệ lụy, làm ảnh hưởng nguồn lợi và môi trường. Do đó, các địa phương cần phải thay đổi, vừa khai thác vừa tăng cường bảo tồn, cũng như thực hiện chuyển đổi nghề cho người dân khai thác gần bờ và đảm bảo sinh kế cho người dân.

Băng a Luân: “Sinh kế của bà con ven bờ mong muốn các địa phương cùng các cơ quan chuyên môn tạo ra tiếp cận mới, thứ nhất có sản xuất, thứ 2 phát triển du lịch làng nghề, thứ 3 bảo vệ môi trường sinh thái và đa dạng sản phẩm của địa phương, đặc sản của toàn tỉnh để giúp đời sống của bà con được tốt hơn”.

Về sinh kế của người dân, ông Luân cho rằng, chỉ có địa phương mới hiểu rõ nhất. Tuy nhiên ông gợi ý đối với dải ven biển miền Trung hiện còn có tiềm năng rong biển rất lớn và nhu cầu đầu ra tiêu thụ hiện tương đối dồi dào. Do đó, các địa phương cũng cần chú trọng phát triển nuôi trồng, nhất là các khu đồng quản lý để người dân vừa tăng sinh kế, vừa bảo vệ môi trường ven biển.

Bên cạnh đó, đối với cảng cá hiện nằm trong các thành phố, các địa phương cần tích hợp đa giá trị gắn với du lịch. Nếu làm được điều này các sản phẩm của chúng ta cũng sẽ được tiêu thụ tốt tại chỗ, không cần xuất đi đâu xa…

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, khu vực các tỉnh Nam Trung bộ ngoài các vấn đề lợi thế đã nhìn thấy thì chúng ta cần nhìn cái khác. Bởi khi chúng ta nhìn cái gì khác sẽ tạo ra giá trị mới để phát kinh tế nông nghiệp.

Do đó, nếu chúng ta không tìm không gian phát triển mới mà chỉ bó hẹp về sản xuất, về sản lượng, về diện tích rừng, diện tích trồng trọt, diện tích mặt biển thì chúng ta không thể đột phá được.

Theo Bộ trưởng, nền nông nghiệp của chúng ta là nền nông nghiệp manh mún nhỏ lẻ, tự phát và ngành ngư nghiệp cũng gần như vậy. Đây là cái bẫy mà chúng ta phải vượt qua, chứ không phải năng suất sản lượng và phải tổ chức lại hệ sinh thái ngành hàng, không gian ngành hàng, từ sản xuất, đầu nậu, doanh nghiệp… Cùng với phải phát huy ngành hàng vì hiệp hội ngành hàng là nơi dẫn dắt rất quan trọng.

Băng Bộ trưởng: “Giờ vượt qua, cái đầu tiên tôi muốn truyền đạt các đồng chí, trước tiên chúng ta phải đổi mới tư duy. Đảng nói chứ không phải tôi nói, đổi mới tư duy trước, khi tư duy mở thì không gian phát triển sẽ mở ra. Chúng ta không chăm bỗng vào đó, đất đai nông nghiệp ngày càng thu hẹp để dành cho đô thị, du lịch, công nghiệp, hạ tầng đó là quy luật. Vì vậy, tôi đề nghị các đồng chí thay đổi tư duy sẽ mở rộng không gian phát triển. Từ mở rộng không gian phát triển chúng ta sẽ tạo ra không gian giá trị mới. Thay đổi cảng cá thôi cũng bao nhiêu sản lượng đem thôn nhưng sẽ tạo ra giá trị nhiều lần đó là du lịch.

Đối với thách thức khu vực Nam Trung bộ đang gánh chịu bởi biến đổi khí hậu, Bộ trưởng mượn cuốn sách nói về vấn đề này, đó là khí hậu đang biến đổi, tại sao chúng ta không thay đổi?

Vì nếu không thay đổi chúng ta còn khó khăn hơn nữa, còn chậm thay đổi càng bế tắc hơn nữa. Chúng ta cân nhắc quá nhiều về cái giá phải trả phải thay đổi, nhưng chúng ta không cân nhắc cái giá nếu chúng ta không thay đổi. Ví dụ về vấn đề này, Bộ trưởng nhắc đến vấn đề IUU là chúng ta phải thay đổi để gỡ "thẻ vàng" của EC và quản lý nghề cá được tốt hơn.

MC1, Thưa quý vị và bà con, với những gợi mở phát triển kinh tế nông nghiệp vùng Duyên hải Nam Trung bộ đó là chúng ta phải có nhìn cái gì khác, cùng với thay đổi tư duy, để mở ra không gian phát triển mới, giá trị mới. Do đó, hy vọng trong thời gian tới, các tỉnh khu vực Nam Trung bộ sẽ bước đi đột phá chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp tích hợp đa giá trị để giúp người dân nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

Tự động

Vùng Nam Trung bộ cần nhìn khác để phát triển kinh tế nông nghiệp

Để phát triển kinh tế nông nghiệp vùng Duyên hải Nam Trung bộ, trước hết, cần thay đổi tư duy, mở ra không gian phát triển mới, giá trị mới.

Kim Sơ

Các chương trình

Thời tiết nông vụ ngày 30/4/2024: Nhiều nơi nắng nóng 42 độ, miền Bắc đêm mưa
Thời sự

Hôm nay, các vùng trên cả nước bước vào ngày nắng nóng thứ 4 liên tiếp với mức nhiệt nhiều nơi vượt 41 - 42 độ. Riêng miền Bắc từ đêm có mưa.

Thời tiết nông vụ ngày 30/4/2024: Nhiều nơi nắng nóng 42 độ, miền Bắc đêm mưa
Thời tiết nông vụ ngày 29/4/2024: Nóng như rang trên toàn quốc
Thời sự

Các chuyên gia về thời tiết nhận định, trong giai đoạn 10 năm qua, chưa năm nào cả 3 miền cùng xảy ra nắng nóng trong đợt lễ 30/4 - 1/5 như năm nay.

Thời tiết nông vụ ngày 29/4/2024: Nóng như rang trên toàn quốc