Xanh từ rừng đến phố

Hậu Giang đã ban hành Kế hoạch trồng cây xanh phân tán và trồng rừng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, với mục tiêu ổn định độ che phủ của rừng và cây phân tán đến năm 2025 đạt 3%, diện tích rừng chiếm 1,61% so với diện tích tự nhiên của toàn tỉnh.

Nông nghiệp Radio  | 06:00 16/06/2023

Xanh từ rừng đến phố

Tự động

Hậu Giang và kế hoạch xanh từ rừng đến phố

Nhạc hiệu (25 giây)

MC 1: Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đang theo dõi chương trình Chiến lược Lâm nghiệp của Kênh Nông Nghiệp radio. Bây giờ sẽ là những nội dung chính sẽ có trong bản tin ngày hôm nay.

Headline (45 giây)

  • MC 1: Trong 2 năm, cả nước trồng mới 450 triệu cây xanh
  • MC 2: Kiên Giang: Không chủ quan trong phòng, chữa cháy rừng
  • MC 1: Từ đầu tháng 6, hỗ trợ khoán bảo vệ rừng bình quân 300.000 đồng/ha/năm

MC 2: Sau đây là nội dung chi tiết:

  • Trong 2 năm, cả nước đã trồng mới 450 triệu cây xanh

Thưa quý vị và các bạn, những năm qua, tác động của BĐKH ngày càng rõ, thời tiết diễn biến phức tạp, thiên tai khốc liệt, thường xuyên ảnh hưởng tới tài nguyên rừng và hoạt động lâm nghiệp, khiến độ che phủ của rừng nước ta đang giảm sút. Nhiều chuyên gia cho rằng, Đề án 1 tỷ cây xanh, trong đó có 690 triệu cây phân tán ở đô thị và nông thôn, 310 triệu cây ở rừng phòng hộ, đặc dụng, trồng mới rừng sản xuất, là một trong những tiền đề quan trọng để Việt Nam hướng đến phát triển bền vững. Theo Bộ NN-PTNT, thực hiện Đề án 1 tỷ cây xanh, trong hai năm 2021 và 2022, cả nước đã trồng mới được 450 triệu cây xanh, gồm: 227 triệu cây rừng trồng tập trung và 223 triệu cây xanh trồng phân tán. Đây là kết quả rất tích cực, đáng khích lệ, cần được phát huy và nhân rộng trong những năm tới.

Kim Anh

MC 1:

  • Kiên Giang: Không chủ quan trong phòng, chữa cháy rừng

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lê Quốc Anh cho biết, từ đầu năm đến nay. Hiện diện tích rừng dự báo cháy từ cấp III đến cấp V, cấp cực kỳ nguy hiểm. Trong đó, khoảng 50% diện tích rừng có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao.

Tỉnh yêu cầu các địa phương tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng. Theo dõi chặt diễn biến thời tiết. Rà soát, xác định các vùng trọng điểm có nguy cơ cháy rừng cao. Nâng cao chất lượng, độ chính xác, tần suất dự báo, nguy cơ cháy rừng để có giải pháp ứng phó hiệu quả. Nhất là các đơn vị chủ rừng cần bố trí phương tiện, lực lượng cắm chốt 24/24 giờ theo phương châm “4 tại chỗ”, kịp thời phát hiện điểm cháy, huy động lực lượng tham gia khống chế, dập tắt đám cháy trong thời gian ngắn nhất, không để xảy ra cháy lớn.

Kim Anh

MC 2:

  • Từ đầu tháng 6, hỗ trợ khoán bảo vệ rừng bình quân 300.000 đồng/ha/năm

Từ 1/6/2023, Thông tư 21/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 – 2025.

Theo đó, mức hỗ trợ khoán bảo vệ rừng bình quân 300.000 đồng/ha/năm. Đối với khoán bảo vệ rừng ven biển, mức hỗ trợ tối đa bằng 1,5 lần mức hỗ trợ bình quân. Hỗ trợ bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng cụ thể: Công ty lâm nghiệp là 300.000 đồng/ha/năm; Ban quản lý rừng, UBND cấp xã là 100.000 đồng/ha/năm; hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, tổ chức được Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên là 300.000 đồng/ha/năm.

Kim Anh

Nhạc cắt

MC 1: Thưa quý vị, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng tọa lạc tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, với tổng diện tích trên 2.800ha trải dài từ phía Tây sông Hậu đến tận vùng U Minh, không chỉ được mệnh danh là “lá phổi xanh” của ĐBSCL, Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng còn là nơi bảo tồn đa dạng sinh học độc đáo nhất cả nước hiện nay. Đây là vùng “rốn” sâu nhất của khu vực ĐBSCL, điều tiết các nguồn nước phục vụ cho các tỉnh ở vùng Bán đảo Cà Mau. Ngoài ra, Lung Ngọc Hoàng còn là nơi trú ngụ, sinh sống của hàng trăm loài động, thực vật quý hiếm. Và để giữ gìn, phát huy và khai thác giá trị từ Khu Bảo tồn Thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng mang lại, tỉnh Hậu Giang đã có những hành động và định hướng như thế nào, mời quý vị và các bạn cùng nghe ghi nhận của phóng viên Kim Anh.

MC 2:

Vượt hành trình khoảng 40km từ TP Cần Thơ, nhóm phóng viên chúng tôi lên đường khám phá Khu Bảo tồn Thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, một vùng đất ngập nước đến nay vẫn còn giữ được nét hoang sơ, đa dạng phong phú về hệ sinh thái.

Thời tiết mùa này tuy có vài cơn mưa nhỏ, nhưng vẫn chưa đủ để xua đi cái nắng chói chang tại Lung Ngọc Hoàng. Tôi nhớ lại cách đây khoảng 6 – 7 năm, lần đầu tiên đặt chân đến Lung Ngọc Hoàng vẫn là tiết trời oi bức của ngày hè, cây rừng chằng chịt, muốn đi sâu vào lung phải được sự hỗ trợ của Ban quản lý, dùng vỏ lãi để đi.

Theo nghiên cứu, tổng hợp của Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, tại đây đang tồn tại trên 330 loài thực vật với 224 chi, 92 họ. Trong số này có 56 loài mới phát hiện. Với số loài thực vật phong phú như vậy, Lung Ngọc Hoàng sẽ là nơi nghiên cứu khoa học, bảo vệ các thảm thực vật quý, đồng thời kết hợp phát triển du lịch sinh thái, tái tạo các mảng sinh cảnh trên vùng đất ngập nước hiếm hoi còn sót lại của khu vực ĐBSCL.

Kể từ tháng 6/2021, khi UBND tỉnh Hậu Giang phê duyệt “Đề án du lịch sinh thái Khu Bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng” với mục tiêu phát triển các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng sinh thái, nghiên cứu, tham quan, trải nghiệm, khám phá thiên nhiên vùng đất ngập nước. Từ đây, Lung Ngọc Hoàng được đầu tư nâng cấp hệ thống đường giao thông, khu vui chơi kết hợp du lịch sinh thái, đồng thời kết hợp trồng giữ rừng, khai thác nguồn lợi từ rừng, bảo vệ môi trường.

Giống như nhiều cánh rừng ở Tràm Chim tỉnh Đồng Tháp hay U Minh Thượng của tỉnh Kiên Giang, Lung Ngọc Hoàng cũng đang được bảo vệ nghiêm ngặt ngày đêm, đặc biệt là cao điểm nắng nóng như hiện nay. Hàng năm, Ban quản lý Khu bảo tồn đều tổ chức các cuộc tuyên truyền đến người dân về ý thức bảo vệ rừng, các loài động vật quý hiếm. Đồng thời hướng dẫn người dân về các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp cũng như giao khoán gác kèo ong để người dân cùng đồng hành trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.

Ông Tăng Văn Lợi, một người dân sống lâu năm ở khu vực ven Lung Ngọc Hoàng cho hay, thông qua những đợt tuyên truyền, ý thức của bà con sống ven rừng được nâng cao đáng kể. Nhờ đó, khoảng 3 năm trở lại đây, tỉnh Hậu Giang chưa ghi nhận trường hợp xảy ra cháy rừng.

 Ông Tăng Văn Lợi, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang bộc bạch:

[BANG TANG VAN LOI]: “Tháng 2 tùy theo con nước và thời tiết mọi năm cán bộ ban giám đốc, lãnh đạo phòng chống cháy rừng cũng họp dân để tuyên truyền về phòng chống cháy. Nói chung mọi người dân lúc trước còn thời lâm trường chưa ý thức, bước qua khu bảo tồn thì tuyên truyền hàng năm mình cũng có hội họp hàng tháng để nhắc nhở bà con xung quanh ven rừng”.

Theo các cán bộ chuyên trách bảo vệ rừng tại Lung Ngọc Hoàng, thời tiết hiện nay đang trong giai đoạn cao điểm nắng gắt, rừng khô, dễ cháy. Vì thế, Ban quản lý khu bảo tồn đã thành lập 2 tổ tuần tra, với 20 người. 1 tổ được phân công nhiệm vụ tuần tra trên mặt đất khắp cánh rừng. Tổ còn lại túc trực tại chỗ, nếu xảy ra cháy rừng lực lượng này sẽ kịp thời vận hành máy móc, trang thiết bị đến điểm cháy.

Ông Nguyễn Thanh Điền, Phó Đội trưởng đội bảo vệ chuyên trách, Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng cho biết:

[BANG NGUYEN THANH DIEN]: “Ngoài lực lượng tuần tra cũng có lực lượng hợp tác gác kèo ong, giữ rừng đó là lực lượng nòng cốt bảo vệ rừng, tuần tra hàng ngày. Ngoài tuần tra ngày lực lượng đội bảo vệ cũng tăng cường công tác tuần tra ban đêm để ngăn chặn những người vào rừng để đánh bắt thủy sản hoặc gây hại đến tài nguyên rừng”.

Từ trên tháp canh có thể quan sát được Lung Ngọc Hoàng ở độ cao 21m. Tháp được đặt giữa trung tâm, nếu như trước đây Ban quản lý khu bảo tồn phải cần 8 nhân lực túc trực, thì hiện nay nhờ hệ thống 5 camera giám sát toàn khu bảo tồn từ trên cao được lắp đặt và kết nối trực tiếp với Ban chỉ đạo về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh giúp tiết kiệm nhân lực, kịp thời phát hiện khi có sự cố xảy ra, nâng cao hiệu quả trong công tác phòng chống cháy rừng.

Ông Lư Xuân Hội, Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng cho biết:

[BANG LU XUAN HOI]: “Camera thay thế cho những anh em trước đây ngồi trên tháp canh để canh. Thì bây giờ anh em ở dưới này chỉ cần 2 người quan sát hết và khi có sự cố, phát hiện khói thì báo cho anh em đi tuần ở dưới xác định chính xác vị trí và cơ động lực lượng tới dập ngay và không để phát sinh lớn”.

Nhờ làm tốt công tác phòng chống cháy rừng, những cánh rừng tràm rợp mát chở che cho 1 hệ sinh thái quý giá của vùng ĐBSCL. Với hệ thống lung trũng phong phú, hoang sơ kết hợp với rừng tràm được bảo vệ nghiêm ngặt, Lung Ngọc Hoàng giàu tiềm năng sẽ là nơi nghiên cứu khoa học, bảo vệ các thảm thực vật quý, đồng thời kết hợp phát triển du lịch sinh thái, tái tạo các mảng sinh cảnh trên vùng đất ngập nước hiếm hoi còn sót lại của khu vực ĐBSCL.

Kim Anh

Đối thoại

Nhạc chuyên mục:

MC 1: Thưa quý vị, toàn tỉnh Hậu Giang hiện có trên 5.500ha đất rừng, trong đó đất có rừng chiếm trên 3.700ha, gồm rừng đặc dụng trên 1.400ha và gần 2.300ha rừng sản xuất. Tuy diện tích không lớn nhưng rừng đóng vai trò phòng hộ cho sản xuất, bảo vệ môi trường, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; đồng thời còn góp phần làm tăng độ che phủ rừng cho khu vực ĐBSCL.

MC 2: Vào tháng 6/2021, UBND tỉnh Hậu Giang đã ban hành Kế hoạch trồng cây xanh phân tán và trồng rừng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 – 2025. Với mục tiêu ổn định độ che phủ của rừng và cây phân tán đến năm 2025 đạt 3%, diện tích rừng chiếm 1,61% so với diện tích tự nhiên của toàn tỉnh.

Góp phần giảm thiểu ảnh hưởng của BĐKH, hạn chế xói mòn đất, bồi lắng sông rạch, tạo cảnh quan môi trường phù hợp với khí hậu, đất đai, quy hoạch, nâng cao nhận thực của cộng đồng về vai trò, giá trị của rừng, ý nghĩa của việc trồng cây xanh.

MC 1: Đến nay những kết quả đạt được kể từ khi triển khai kế hoạch này và định hướng phát triển rừng, tạo sinh kế cho người dân dưới tán rừng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang như thế nào. Sau đây mời quý vị và các bạn cùng nghe cuộc trao đổi giữa Phóng viên Đào Trung Chánh với ông Đoàn Ngọc Thân, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Hậu Giang.

[BANG DOAN NGOC THAN]

Trung Chánh

Nhạc

Nội dung vừa rồi cũng kết thúc chương trình phát thanh Chiến lược Lâm nghiệp hôm nay. Chương trình do BTV Kim Anh – Trung Chánh biên soạn.                      

Xin kính chào quý vị và các bạn, hẹn gặp lại ở chương trình sau!

Tự động

Xanh từ rừng đến phố

Hậu Giang đã ban hành Kế hoạch trồng cây xanh phân tán và trồng rừng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, với mục tiêu ổn định độ che phủ của rừng và cây phân tán đến năm 2025 đạt 3%, diện tích rừng chiếm 1,61% so với diện tích tự nhiên của toàn tỉnh.

Nông nghiệp Radio

Tin liên quan

Các chương trình

Sẽ có sổ tay về tín chỉ carbon trong lâm nghiệp
Thời sự

Sẽ có sổ tay về tín chỉ carbon trong lâm nghiệp; Thịt bò Việt chiếm chưa đến 1% sản lượng toàn cầu; Quảng Ngãi cấm khai thác thủy sản có thời hạn 2 khu vực.

Sẽ có sổ tay về tín chỉ carbon trong lâm nghiệp
Thời tiết nông vụ ngày 04/11/2024: Miền Trung mưa diện rộng, miền Bắc trở lạnh
Thời sự

Không khí lạnh tăng cường nên từ gần sáng ngày hôm nay ở khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi có mưa lớn diện rộng.

Thời tiết nông vụ ngày 04/11/2024: Miền Trung mưa diện rộng, miền Bắc trở lạnh