Xuất cấp gần 747 tấn gạo cho Điện Biên, Bắc Kạn dịp giáp hạt
Xuất cấp gần 747 tấn gạo cho Điện Biên, Bắc Kạn dịp giáp hạt; Hơn 6.700 hộ di dời chuồng trại chăn nuôi khỏi gầm nhà sàn; Trồng hành tăm lợi nhuận 20 triệu đồng/sào.
Quỳnh Anh | 09:10 17/04/2024
Xuất cấp gần 747 tấn gạo cho Điện Biên, Bắc Kạn dịp giáp hạt
- Xuất cấp gần 747 tấn gạo cho Điện Biên, Bắc Kạn dịp giáp hạt
Thưa quý vị và bà con, Phó Thủ tướngLê Minh Khái vừa ký Quyết định giao Bộ Tài chính xuất cấp không thu tiền gần 747 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho 2 tỉnh Điện Biên, Bắc Kạn để hỗ trợ nhân dân dịp giáp hạt đầu năm 2024. Cụ thể, tỉnh Bắc Kạn được xuất cấp gần 73 tấn gạo. Tỉnh Điện Biên được xuất cấp hơn 674 tấn gạo. Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xử lý cụ thể theo quy định; theo chức năng, nhiệm vụ được giao chịu trách nhiệm về căn cứ, thông tin, số liệu báo cáo đề xuất. UBND các tỉnh Điện Biên, Bắc Kạn chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu báo cáo và thực hiện hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, đúng định mức theo quy định.
- Hơn 6.700 hộ di dời chuồng trại chăn nuôi khỏi gầm nhà sàn
Sau hơn 3 năm triển khai, đến nay, Cao Bằng đã có hơn 6.700 hộ di dời chuồng trại ra khỏi gầm sàn nhà ở giúp cải thiện chất lượng cuộc sống người dân. Hiện toàn tỉnh còn gần 3.200 hộ chưa thực hiện di dời chuồng trại chăn nuôi ra khỏi gầm sàn nhà ở. Theo kế hoạch, Cao Bằng phấn đấu đến hết năm nay sẽ di dời toàn bộ chuồng trại nuôi gia súcđến nơi đảm bảo vệ sinh. Để thực hiện mục tiêu này, Cao Bằng hỗ trợ hộ nghèo, hộ gia đình chính sách 6 triệu đồng/hộ, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo 4 triệu đồng/hộ, các hộ còn lại mỗi hộ 2,5 triệu đồng. Ngoài nguồn ngân sách của địa phương, tỉnh Cao Bằng cũng lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn vốn xã hội hoá để hỗ trợ người dân xây dựng chuồng trại.
- Đảm bảo nước tưới cho lúa làm đòng, trổ bông trong giai đoạn nắng nóng
Từ đầu tháng 4 đến nay, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh xảy ra một số đợt nắng nóng gay gắt, đúng vào thời điểm lúa vụ xuân bước vào giai đoạn làm đòng, trổ bông, cây lúa rất cần nước để hấp thu tốt các chất dinh dưỡng để trổ bông đều và cho nhiều hạt chắc. Vì vậy, UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các công ty thủy nông quản lý, vận hành công trình thủy lợi lớn như hồ Ngàn Trươi – Cẩm Trang, Kẻ Gỗ, Sông Rác phối hợp chính quyền các địa phương đồng loạt mở nước, vận hành trạm bơm tưới đợt 3 cho hơn 59.000 ha lúa xuân, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng cây trồng thiếu nước. Bên cạnh vận hành tưới hợp lý, tăng cường tuyên truyền bà con lấy nước vừa đủ vào chân ruộng và đắp bờ giữ nước, nhằm tiết kiện tài nguyên phục vụ dân sinh và sản xuất vụ hè thu sắp tới.
- Hồ Tha La phủ màu xanh cho đất
Tọa lạc tại huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh, hồ chứa nước Tha La được xây dựng năm 2005 từ đập dâng nước trên suối Tha La, hệ thống hồ điều tiết bằng đập cao su. Với dung tích hơn 27,4 triệu m3 nước, hồ có nhiệm vụ cấp nước sản xuất nông nghiệp cho hơn 2.700 ha/vụ và nước phục vụ nhà máy sắn với lưu lượng 1.500 m3/ngày đêm. Khi công trình đưa vào vận hành khai thác, từ những mảnh ruộng chỉ làm 1 vụ lúa/năm đã được người dân chuyển đổi thành những ruộng sắn xanh tốt. Từ huyện nghèo khó, giờ đây, Tân Châu được xem là thủ phủ cây sắn của tỉnh Tây Ninh với 20.000 ha. Những hộ sở hữu nhiều đất canh tác đã vươn lên khá giả.
-
Trồng hành tăm thu lợi nhuận 20 triệu đồng/sào
Huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An có truyền thống sản xuất rau màu hàng hóa, riêng hành tăm là cây trồng chủ lực với tổng diện tích khoảng 300 ha, tập trung phần lớn ở 3 xã Nghi Lâm, Nghi Thuận và Nghi Kiều. Tại xã Nghi Thuận mô hình này phát triển nhanh và lan tỏa rộng khắp, từ diện tích khiêm tốn chừng 30 ha nay đã tăng lên gần 100 ha, thu hút khoảng 1.000 hộ tham gia. Sản phẩm đã được chứng nhận OCOP 3 sao vào năm 2023. Nông dân trồng hành tăm tại xã Nghi Thuận khẳng định thu nhập từ nghề này cao hơn trồng lúa gấp nhiều lần, nếu kết hợp trồng xen với ngô và một số rau màu khác sẽ mang lại giá trị kinh tế khá cao, trừ chi phí lãi trên 20 triệu đồng/sào. Từ hiệu quả thực tiễn, xã Nghi Thuận xác định tiếp tục chuyển đổi một số diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng hành tăm, dự kiến giai đoạn 2025 – 2030 sẽ nhân rộng thêm 30 ha.
Nhạc
Thưa quý vị và bà con, những năm gần đây, mức độ đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm nông lâm thủy sản đã được nâng cao đáng kể. Gần nhất là vào quý I năm nay, tỷ lệ các cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản đạt trên 99%, tỷ lệ cơ sở ký cam kết đạt 92% và tỷ lệ sản phẩm đạt yêu cầu đạt gần 100%, hơn 2.500 chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản an toàn được duy trì. Dù vậy, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong việc mở rộng thị trường do nguồn cung và chất lượng sản phẩm chưa ổn định, vẫn còn cảnh báo và hàng bị trả về; sản phẩm chưa đa dạng; quy cách bao gói chưa phù hợp; giá thành cao; tỷ trọng sản phẩm có nhãn hiệu, thương hiệu được nhận diện trên thị trường còn thấp; chi phí logistics lớn… Để giải quyết những vấn đề này, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam cho rằng, chúng ta cần có các Hiệp hội, ngành hàng, cùng chung tay xây dựng vùng nguyên liệu chất lượng cao.
Băng:
Quỳnh Anh
Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 17/4/2024.
Hôm nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan Làm việc với Viện Môi trường nông nghiệp.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dự Hội nghị quản lý giống tôm nước lợ và ký Quy chế phối hợp năm 2024.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam đi công tác tại Cần Thơ
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp tiếp tục chuyến công tác nước ngoài.
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị Dự Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 và chỉ số Cải cách hành chính năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương. Sau đó, Nghe báo cáo về cấp và quản lý mã số rừng trồng nguyên liệu.
Trong khi đó, Thứ trưởng Hoàng Trung Làm việc với Công ty khai thác thủy lợi Tả Trạch, Cửa Đạt.
Quỳnh Anh
$ Nội dung vừa rồi cũng kết thúc Bản tin Nông nghiệp 24h của kênh phát thanh Nông nghiệp Radio hôm nay, bản tin do BTV Xuân Hào biên soạn và thực hiện, xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau.
Xuất cấp gần 747 tấn gạo cho Điện Biên, Bắc Kạn dịp giáp hạt
Xuất cấp gần 747 tấn gạo cho Điện Biên, Bắc Kạn dịp giáp hạt; Hơn 6.700 hộ di dời chuồng trại chăn nuôi khỏi gầm nhà sàn; Trồng hành tăm lợi nhuận 20 triệu đồng/sào.
Quỳnh Anh
Tin liên quan
Các chương trình
Gìn giữ bản sắc từng ngôi làng để phát triển du lịch nông thôn; Trồng rừng bảo vệ nguồn nước, mang lại sinh kế cho bà con; Cá chết trắng mặt hồ rộng 36 ha.
Rét đậm, rét hại sẽ bao trùm khắp các tỉnh miền núi phía Bắc nên bà con cần chú ý giữ ấm để bảo vệ sức khỏe.