Thứ năm, 02/05/2024 | 00:36 GMT +7

  • Click để copy
Chủ nhật- 18:20, 28/06/2020

Thừa Thiên - Huế: Nhiều sản phẩm OCOP được phân hạng 3 - 4 sao

Trong số 9 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2020 ở Thừa Thiên - Huế, nhiều sản phẩm đạt 4 sao.

Theo đó, đợt 1 năm 2020, ở Thừa Thiên - Huế có 4/9 huyện, thành phố có sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP với 9 bộ hồ sơ và sản phẩm tham gia dự thi thuộc các nhóm và phân nhóm sản phẩm gồm: Ngành thực phẩm có 6 sản phẩm; ngành đồ uống 1 sản phẩm; ngành vải, may mặc 1 sản phẩm; ngành thủ công mỹ nghệ, trang trí 1 sản phẩm.

Nhiều sản phẩm được đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP với tiêu chí 3 - 4 sao. Ảnh: T.T.

Nhiều sản phẩm được đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP với tiêu chí 3 - 4 sao. Ảnh: T.T.

Các sản phẩm được đánh giá, phân hạng sản phẩm theo Bộ tiêu chí quy định tại Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, hồ sơ sản phẩm và mẫu sản phẩm.

Theo ông Phạm Văn Tần, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên - Huế, hầu hết sản phẩm có bao bì nhãn mác rõ ràng, đảm bảo theo quy định ghi nhãn hàng hóa, có mã số mã vạch truy xuất nguồn gốc... Một số bao bì nhãn mác bắt mắt, thiết kế hiện đại như: Sản phẩm Khăn choàng Nhâm, Trà rau má Quảng Thọ… Tuy nhiên, vẫn còn một số sản phẩm còn lỗi như nhãn chưa được sắc nét, thông tin ghi nhãn chưa phù hợp.

Theo đó, Tổ giúp việc cho Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP đợt 1, năm 2020 ở Thừa Thiên - Huế, cụ thể: Có 3 sản phẩm đạt mức điểm 4 sao gồm: Bộ sản phẩm đèn trang trí, rổ, rá của HTX mây tre đan Bao La (huyện Quảng Điền), Trà rau má Quảng Thọ của HTX Nông nghiệp Quảng Thọ II (Quảng Điền); Khăn choàng Nhâm của HTX thổ cẩm xã Nhâm (A Lưới) và 6 sản phẩm đạt mức điểm 3 sao.

TIẾN THÀNH

Trang trại chanh leo hướng hữu cơ xanh mướt giữa cao điểm khô hạn

Trang trại chanh leo hướng hữu cơ xanh mướt giữa cao điểm khô hạn

ĐẮK LẮK Dù đang cao điểm khô hạn ở Tây Nguyên nhưng trang trại trồng chanh leo theo hướng hữu cơ, đạt tiêu chuẩn GlobalGAP vẫn xanh mướt, trĩu quả.

Canh tác ‘không làm phiền đất' trên vùng cát bạc màu

Canh tác ‘không làm phiền đất' trên vùng cát bạc màu

QUẢNG BÌNH Trên vùng cát xã Lý Trạch, mô hình trồng na Đài Loan hướng 'thuận thiên', đã mang lại hiệu quả kinh tế cao…

Lợi nhuận tăng gấp đôi nhờ trồng lúa hữu cơ

Lợi nhuận tăng gấp đôi nhờ trồng lúa hữu cơ

QUẢNG TRỊ Trồng lúa hữu cơ sử dụng mạ khay, máy cấy, có liên kết tiêu thụ sản phẩm giúp nông dân Quảng Trị lãi hơn 36,5 triệu đồng/ha và đem đến nhiều lợi ích.

Quyết làm nông nghiệp hữu cơ nơi 'chó ăn đá, gà ăn sỏi'

Quyết làm nông nghiệp hữu cơ nơi 'chó ăn đá, gà ăn sỏi'

BÌNH ĐỊNH Quyết tâm thuê lại vùng đất 5% cằn cỗi của xã, anh Thường đã biến thành trang trại cây ăn trái, trồng rau màu theo hướng hữu cơ làm nức lòng người dân tròng vùng.

Việt Nam có nhiều thuận lợi phát triển nông nghiệp hữu cơ

Việt Nam có nhiều thuận lợi phát triển nông nghiệp hữu cơ

Việt Nam chủ yếu mới đưa các chất hoá học vào sản xuất nông nghiệp khoảng 50 năm nên hiện còn khá nhiều địa phương vẫn canh tác nông nghiệp truyền thống.

Xem Thêm