Thứ ba, 30/04/2024 | 20:01 GMT +7

  • Click để copy
Thứ bảy- 11:43, 06/08/2022

Trang trại rau hữu cơ đầu tiên tại Đắk Lắk của kỹ sư 9X

Trang trại rau hữu cơ của kỹ sư 9X gặp nhiều khó khăn những ngày đầu nhưng khi đầu ra ổn định đã cho thu nhập hơn 1 tỷ đồng/năm.

Những ngày gần đây, Trang trại rau hữu cơ Hạnh Nhân của chàng kỹ sư 9X Nguyễn Thức Hạnh tại xã Cư Êbur, TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đang tất bật cày xới đất để xuống giống vụ rau mới. Bên cạnh đó là những luống rau dền, bồ ngót, hành xanh mướt đang cho thu hoạch. Đây là trang trại đầu tiên của Đắk Lắk được cấp giấy chứng nhận rau hữu cơ.

Trang trại rau hữu cơ Hạnh Nhân có diện tích 1,5ha nằm cách xa khu dân cư, bao quanh là nhiều mỏ đá và rẫy của người dân. Tuy nhiên, diện tích được cấp chứng nhận hữu cơ chỉ 1,2ha, số đất còn lại, chủ trang trại dùng làm đường biên để ngăn ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài đến cây trồng.

Chia sẻ về cơ duyên gắng bó với việc trồng rau hữu cơ, anh Nguyễn Thức Hạnh cho biết, bố mẹ đều làm nông nên gắng bó với nông nghiệp từ nhỏ. Đến khi đi học đại học, Nguyễn Thức Hạnh cũng chọn ngành kỹ sư khoa học trồng trọt. Đặc biệt, sau khi ra trường, Nguyễn Thức Hạnh được tiếp cận với một kỹ sư Nhật Bản về trồng rau hữu cơ. Từ đó, chàng kỹ sư này bắt đầu gắng bó với nông nghiệp.

Kỹ sư Nguyễn Thức Hạnh (trái) bên luống rau đậu bắp của trang trại. Ảnh: Quang Yên.

Kỹ sư Nguyễn Thức Hạnh (trái) bên luống rau đậu bắp của trang trại. Ảnh: Quang Yên.

“Năm 2014 khi mới bắt đầu trồng rau hữu cơ, thời điểm này thị trường chưa được mở rộng như bây giờ, đầu ra khó khăn nên chỉ thí điểm những mô hình nhỏ. Những năm đó để sản phẩm được tiêu thụ phải dùng xe máy chở từng bó rau đi giới thiệu các cửa hàng. Sau đó, nhu cầu của người dân tăng lên thì đầu ra mới có, từ đó thu nhập mới bắt đầu ổn định”, chủ trang trại nói.

Theo kỹ sư 9X, chi phí ban đầu để sản xuất rau hữu cơ rất lớn. Cụ thể, số tiền này dùng để cải tạo đất vì hệ sinh vật bị mất đi do trước đó người dân sản xuất bằng phương pháp hóa học trong thời gian dài. Đặc biệt, trang trại sử dụng thủ công để trồng rau nên chi phí thuê người làm cũng nhiều.

“Tuy nhiên chúng ta canh tác theo hướng hữu cơ lâu dài đất và hệ sinh thái phục hồi. Lúc này, chi phí đầu tư cho trang trại sẽ ít lại và sẽ mang lại lợi nhuận nhiều hơn, ổn định hơn. Hiện tại doanh thu của trang trại hơn 1 tỷ đồng/năm, nhưng chi phí đầu tư lại chiếm hơn 2/3. Tôi cũng tự hào Trang trại rau hữu cơ Hạnh Nhân là mô hình đi tiên phong trong việc sản xuất và cấp giấy chứng nhận hữu cơ tại Đắk Lắk”, chàng kỹ sư 9X nói thêm.

Những luống rau bồ ngót xanh mướt tại Trang trại rau hữu cơ Hạnh Nhân. Ảnh: Quang Yên.

Những luống rau bồ ngót xanh mướt tại Trang trại rau hữu cơ Hạnh Nhân. Ảnh: Quang Yên.

Tại Trang trại hữu cơ Hạnh Nhân hiện có hơn 20 loại rau, củ các loại được canh tác theo hướng hữu cơ. Số lượng sản phẩm thu hoạch hàng ngày được chàng kỹ sư giao cho một đơn vị trung gian để cung cấp cho các cửa hàng thực phẩm sạch tại Buôn Ma Thuột và siêu thị tại TP.HCM.

“Trang trại đang thuê 8 nhân công để sản xuất rau hữu cơ với mức lương hơn 6 triệu đồng/người. Để nhân rộng mô hình, chàng kỹ sư 9X cùng với đồng nghiệp đã mua hơn 20 ha đất tại huyện Krông Bông (Đắk Lắk) để trồng rau hữu cơ. Trồng rau hữu cơ giá bán sẽ cao hơn những mô hình sản xuất theo truyền thống 5-7 lần.

Làm hữu cơ là hướng tới chất lượng để phục vụ cuộc sống con người và xuất phát từ cái tâm. Xã hội bây giờ ngày càng phát triển nên họ đón nhận các sản phẩm từ hữu cơ tăng lên. Đây là cơ hội cho những mô hình trồng rau hữu cơ phát triển và có thu nhập ổn định”, chàng kỹ sư chia sẻ.

Trao đổi với phóng viên, bà Hồ Thị Cẩm Lai, Trạm trưởng Trạm khuyến nông TP Buôn Ma Thuột cho biết, hiện nay diện tích sản xuất rau trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột hàng năm hơn 1.000ha.

Trong đó, một số mô hình trồng rau đã được cơ quan chức năng cấp chứng nhận VietGAP. Hiện nay, người dân cũng đang bắt đầu chuyển đổi sang phát triển sản xuất rau hữu cơ.

Công nhân đóng gói rau hữu cơ giao cho đơn vị phân phối. Ảnh: Quang Yên.

Công nhân đóng gói rau hữu cơ giao cho đơn vị phân phối. Ảnh: Quang Yên.

“Để có mô hình rau hữu cơ thì chúng tôi chuyển từ những khu vực được cấp chứng nhận VietGAP sẽ dễ dàng hơn. Hiện nay hình phát triển các mô hình rau theo hướng hữu cơ và hữu cơ đó là định hướng của TP Buôn Ma Thuột trên cơ sở chủ trương của Trung ương và tỉnh Đắk Lắk.

Đối với sản xuất rau hữu cơ thì hiệu quả kinh tế rất lớn nếu chúng ta làm đúng, làm đủ. Đặc biệt về môi trường, trồng rau hữu cơ tạo điều kiện bảo vệ sức khỏe cộng đồng, hệ sinh thái và nó tạo sự phát triển bền vững trong nông nghiệp”, bà Lai nhấn mạnh.

Theo vị Trạm trưởng, bước đầu phát triển rau hữu cơ không phải dễ dàng vì nhận thức của người dân, thị trường tiêu thụ… Tuy nhiên, nếu người dân nắm được quy trình thì sản xuất hữu cơ sẽ mang lại hiệu quả rất lớn.

Minh Quý - Tuấn Anh

Trang trại rau hữu cơ bên ‘long mạch’ của đất hai vua

Trang trại rau hữu cơ bên ‘long mạch’ của đất hai vua

BÌNH ĐỊNH Bên dưới trang trại rau hữu cơ Yuuki Farm là lòng sông La Dĩ - 1 nhánh của sông Kôn Bắc phái. Bể dâu thời gian đã biến nơi đây thành vùng đất màu mỡ…

Quyết làm nông nghiệp hữu cơ nơi 'chó ăn đá, gà ăn sỏi'

Quyết làm nông nghiệp hữu cơ nơi 'chó ăn đá, gà ăn sỏi'

BÌNH ĐỊNH Quyết tâm thuê lại vùng đất 5% cằn cỗi của xã, anh Thường đã biến thành trang trại cây ăn trái, trồng rau màu theo hướng hữu cơ làm nức lòng người dân tròng vùng.

Việt Nam có nhiều thuận lợi phát triển nông nghiệp hữu cơ

Việt Nam có nhiều thuận lợi phát triển nông nghiệp hữu cơ

Việt Nam chủ yếu mới đưa các chất hoá học vào sản xuất nông nghiệp khoảng 50 năm nên hiện còn khá nhiều địa phương vẫn canh tác nông nghiệp truyền thống.

1.000 cây bưởi và 7.000 trụ tiêu doanh thu 1,5 tỷ đồng/năm

1.000 cây bưởi và 7.000 trụ tiêu doanh thu 1,5 tỷ đồng/năm

BÌNH ĐỊNH Toàn bộ sản phẩm bưởi, hồ tiêu trồng theo hướng hữu cơ của ông Đặng Văn Cấp được HTX Nông nghiệp Thanh Niên Hoài Ân bao tiêu, nhà vườn không phải lo đầu ra…

Xem Thêm