Thứ năm, 16/05/2024 | 10:41 GMT +7

  • Click để copy
Thứ tư- 08:15, 15/03/2023

An Giang mở rộng trồng lúa Nhật theo hướng hữu cơ để xuất khẩu

So những giống lúa thơm dài ngày khác, lúa Nhật trồng theo hướng hữu cơ giúp phát triển tốt, ít nhiễm sâu bệnh, cứng cây, ít đổ ngã và phù hợp với vùng đất phèn.
Empty

Nông dân An Giang trồng lúa Nhật theo hướng hữu cơ, đảm bảo các tiêu chuẩn xuất khẩu. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Vụ lúa đông xuân 2022 - 2023, nhiều nông dân ở An Giang đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất như phun thuốc, bón phân và phun lúa giống bằng máy bay không người lái (Drone) và mạnh dạn giảm sử dụng phân bón hóa học từ 60 - 70%, thay vào đó sử dụng phân, thuốc hữu cơ sinh học… 

Bên cạnh trồng những giống lúa chất lượng cao, những năm gần đây, nông dân An Giang phát triển mạnh thêm giống lúa Nhật theo hướng hữu cơ để xuất khẩu. Đây là giống lúa triển vọng, được doanh nghiệp cung cấp giống và trực tiếp bao tiêu cho nông dân. Sản phẩm lúa Nhật luôn đảm bảo có đầu ra ổn định, giúp nông dân bán giá luôn cao hơn thị trường bên ngoài từ 200 - 300 đồng/kg.

Ông Võ Văn Nô ở ấp Tân Thành, xã Tân Phú, huyện Châu Phú (An Giang) có 45ha đất trồng lúa Nhật, bình quân sản xuất 2 vụ/năm (lúa đông xuân và hè thu) theo hướng hữu cơ sinh học. Trong quá trình canh tác, ông sử dụng chất cải tạo đất, cuối vụ lúa cho năng suất cao, mang lại lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/vụ.

Ông Nô cho biết, đây là năm thứ 8 ông chọn giống lúa Nhật để gieo sạ. So với những giống lúa thơm dài ngày khác, lúa Nhật sinh trưởng và phát triển tốt, rất phù hợp với vùng đất phèn. Lúa ít nhiễm sâu bệnh, cứng cây, ít đổ ngã.

Empty

Việc ứng dụng các sản phẩm hữu cơ trong canh tác lúa Nhật đã giúp sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Cũng theo ông Nô, mặc dù vụ lúa hè thu 2022 thời tiết có mưa dông, nhưng ruộng lúa của ông ít bị đổ ngã. Cây lúa khỏe mạnh nên cho năng suất cao, bình quân đạt từ 1 - 1,2 tấn/công tầm lớn (1.300m2). So với vụ đông xuân 2021 - 2022, giá lúa Nhật vụ này tăng cao, trừ hết chi phí, ông lãi khoảng 5,8 - 6 triệu đồng/công.

Anh Đào Văn Hưng, cùng xã với ông Nô có hơn 11 năm kinh nghiệm sản xuất lúa Nhật với diện tích 60ha chia sẻ: Nhiều năm nay, anh chuyển sang sản xuất lúa Nhật theo hướng hữu cơ 100%, anh sử dụng sản phẩm cải tạo đất sinh học kết hợp bón phân hữu cơ. Đặc biệt, trồng lúa Nhật theo hướng hữu cơ được doanh nghiệp đứng ra liên kết bao tiêu sản phẩm nên giá bán luôn cao hơn giá thị trường từ 300 - 600 đồng/kg. Phương thức canh tác này giúp anh sản xuất yên tâm hơn và cho lợi nhuận khá cao so với canh tác thông thường bằng phân, thuốc hóa học.

Theo anh Hưng, vụ lúa đông xuân 2023 này, trước khi xuống giống anh cho rút nước cạn đồng và sử dụng chất cải tạo đất phun đều lên mặt đất ruộng, kết hợp bón lót phân hữu cơ. Khi lúa được 25 - 30 ngày tuổi, anh tiến hành phun chất cải tạo đất để phun cho 2 công lúa, các lần phun tiếp theo được tiến hành ở giai đoạn lúa làm đòng và sau trổ. Việc sử dụng hoàn toàn phân bón hữu cơ kết hợp với chế phẩm sinh học cải tạo đất đã giúp lúa hạn chế các bệnh như cháy bìa lá, thối cổ bông ở giai đoạn sau trổ.

Empty

Ứng dụng công nghệ số trong sản xuất lúa Nhật. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo anh Hưng, sản xuất lúa Nhật theo hướng hữu cơ giúp nông dân có nhiều “cái khỏe”, trước nhất là cây lúa khỏe, ít sâu bệnh, giảm công lao động, giảm sử dụng phân, thuốc hóa học, bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng cộng. Khỏe cuối cùng là lúa cho năng suất cao, doanh nghiệp đến bao tiêu giúp nông dân tăng lợi nhuận từ 5 - 10% so với sản xuất thông thường.

Ông Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang cho biết: Năm 2023, dự kiến tổng diện tích trồng lúa Nhật tại các địa phương như Thoại Sơn, Tri Tôn, TP Long Xuyên… đạt 2.662ha.

Vụ đông xuân 2021 - 2022, diện tích lúa Nhật sản xuất theo hướng hữu cơ của An Giang đã thực hiện đạt 1.170ha, được các doanh nghiệp bao tiêu 100%, chủ yếu triển khai 4 giống lúa chủ lực như Hana, Kinu, Akita và KZ4 được mang từ Nhật sang. Năng suất bình quân đạt 6,2 - 7,2 tấn/ha, tổng sản lượng đạt gần 8.000 tấn.

Trong năm 2023, ngành nông nghiệp An Giang tiếp tục triển khai và hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân trồng lúa Nhật và có ký kết với Công ty TNHH Angimex - Kitoku trên diện tích 2.450ha tại Tri Tôn, Thoại Sơn và TP Long Xuyên.

Lê Hoàng Vũ - Hồ Thảo

Những vườn bưởi tiền tỷ ở vùng đất gò đồi

Những vườn bưởi tiền tỷ ở vùng đất gò đồi

QUẢNG BÌNH Nhờ canh tác trồng bưởi theo hướng hữu cơ, tiêu chuẩn VietGAP, nhiều hộ dân có thu nhập tiền tỷ từ vùng đất gò đồi trước đây sản xuất kém hiệu quả.

Xây dựng chuỗi liên kết, chìa khóa để nông nghiệp hữu cơ cất cánh

Xây dựng chuỗi liên kết, chìa khóa để nông nghiệp hữu cơ cất cánh

Việc xây dựng các chuỗi liên kết đóng vai trò quan trọng, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững.

Mô hình cá - lúa: Lúa sạch, cá ngon nhưng vì sao khó mở rộng?

Mô hình cá - lúa: Lúa sạch, cá ngon nhưng vì sao khó mở rộng?

BẮC GIANG Chiếc chài trong tay ông Vũ từ từ kéo lên, trong đó mấy con chép, trôi của vụ lúa cá trước giãy ầm ầm. Chọn lấy ba con to nhất ông đem về đãi khách.

Nông dân xứ Lạng chưa mặn mà sản xuất rau hữu cơ

Nông dân xứ Lạng chưa mặn mà sản xuất rau hữu cơ

Hiện nay, nông dân tỉnh Lạng Sơn vẫn chưa mặn mà với việc chuyển đổi và mở rộng diện tích trồng rau hữu cơ do chi phí sản xuất lớn, tiêu thụ khó khăn.

Quế Lâm 'bắt tay' Hà Tĩnh lan tỏa nông nghiệp hữu cơ

Quế Lâm 'bắt tay' Hà Tĩnh lan tỏa nông nghiệp hữu cơ

Hiệu quả các mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ đạt được trong 3 năm qua tại Hà Tĩnh là tiền đề để Tập đoàn Quế Lâm tiếp tục mở rộng trong năm 2024.

Xem Thêm