Thứ năm, 02/05/2024 | 12:33 GMT +7

  • Click để copy
Thứ sáu- 07:08, 10/06/2022

Bí quyết đẹp hơn, xanh hơn từ dừa

Tự lượng sức mình, làm nhỏ, thà chậm mà chắc. Tháng 6/2022, VFarm (Coboté) đã đạt danh hiệu Hàng Việt Nam Chất lượng cao - Chuẩn hội nhập ngành phi thực phẩm.
Chị Đinh Thị Hạnh Tâm và bộ sưu tập Coboté. Ảnh: HTĐT.

Chị Đinh Thị Hạnh Tâm và bộ sưu tập Coboté. Ảnh: HTĐT.

Giai đoạn tăng tốc của Coboté

VFarm (Coboté) ở xã Quới Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. “Tổng vốn đầu tư của VFarm ở mức 3 tỷ đồng. Doanh thu năm 2021 gần 6 tỷ đồng (30.000 sản phẩm Coboté và khoảng 50.000 sản phẩm gia công). Sau khi đạt chứng nhận Hàng Việt Nam Chất lượng cao - Chuẩn hội nhập, các đối tác châu Á, đặc biệt ở Bhutan, đã liên hệ kết nối xuất khẩu”, chị Đinh Thị Hạnh Tâm, CEO Công ty CP Phát triển Thực - Mỹ Phẩm VFarm (Coboté), báo tin vui.

VFarm đang tăng tốc một cách ngoạn mục. Năm ngoái, khi tham dự cuộc thi Dự án khởi nghiệp do Trung tâm BSA tổ chức và đã giành giải ba, Hạnh Tâm chỉ nghĩ tới thị trường nội địa.

Tốt nghiệp chuyên ngành nghiên cứu và phát triển thực phẩm tại Pháp, Hạnh Tâm trở về quê khi các thế hệ trước đã phát triển nguồn nguyên liệu bản địa này thành nhiều loại thực phẩm rồi. Câu chuyện VFarm ra đời, bắt nhịp cuộc sống với ý thức phát triển sản phẩm từ nguyên liệu tới nhu cầu dân bản địa khiến nhiều người để ý tới Coboté (viết tắt từ “Beauté du noix de coco/Coconut Beauty” - vẻ đẹp từ dừa).

“VFarm đang hướng đến nhóm khách hàng thuộc thế hệ Millennials (GenY) ưa chuộng sản phẩm tự nhiên”, Hạnh Tâm tin rằng mảnh ghép mấu chốt này sẽ giúp chị vừa đúc kết kinh nghiệm từ dừa vừa mở rộng nghiên cứu, phát triển sản phẩm sang các loại nông sản khác ở miền Tây.

Mệnh danh là Tree of Life (cây của sự sống), tại Mỹ, dừa chiếm 65% trong ứng dụng vào ngành mỹ phẩm (năm 2018). Tại Bến Tre, dừa là một phần của cuộc sống, không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm, dược liệu mà còn là nhiên liệu, vật liệu xây dựng và vô số các ứng dụng khác. Từ xưa, dừa là lựa chọn thông minh của cư dân trong việc chăm dưỡng da và tóc khỏe đẹp và cũng từng chịu cảnh rớt giá thê thảm. 

 Liên kết nguồn lực

Hiện nay, tham gia chuỗi giá trị dừa được xem là giải pháp thoát khỏi bấp bênh, không chỉ có nông dân, doanh nghiệp mà còn có nhiều dự án quốc tế cùng phát triển sản phẩm. Do đó, khi bắt đầu xây dựng, là dân kỹ thuật nên từ khâu nguyên liệu đầu vào cho tới thành phẩm ra thị trường, mọi thứ phải làm đúng ngay từ đầu - phương châm sinh tồn của doanh nghiệp “siêu nhỏ”, Hạnh Tâm nói.

Nhóm R&D nghiên cứu sản phẩm mới.

Nhóm R&D nghiên cứu sản phẩm mới.

Nguồn lực giới hạn nên VFarm áp dụng cách “sản xuất mẻ nhỏ” với chi phí thấp, đội ngũ vận hành vừa sản xuất vừa thăm dò nhu cầu thị trường, kịp thời điều chỉnh kế hoạch, đảm bảo chất lượng đồng nhất, biết cách làm mới sản phẩm. VFarm có bộ máy tinh gọn (10 người) cùng thực hiện chặt chẽ nguyên tắc thực hành sản xuất tốt mỹ phẩm (CGMP - Cosmetic Good Manufacturing Practice), tập trung giải quyết vấn đề của khách hàng, đáp ứng nhu cầu cá tính hóa.

“Bến Tre có gần 60 tổ hợp tác và hợp tác xã là mắt xích chuỗi liên kết dừa hữu cơ, gắn kết với doanh nghiệp; tỉnh đặt mục tiêu tới năm 2025 sẽ có 20.000ha dừa hữu cơ... Lúc đầu, VFarm dự tính xây dựng vùng nguyên liệu để kiểm soát mối nguy từ đầu vào, nhưng khi vùng trồng hữu cơ mở rộng thì liên kết nguồn cung nguyên liệu đạt tiêu chuẩn là cách chọn lựa tốt nhất”, Hạnh Tâm nói.

Hiện nay, VFarm yên tâm với nguồn nguyên liệu hữu cơ để làm ra 19 dòng sản phẩm - dầu tắm gội, dưỡng tóc, son môi, dưỡng mi, tẩy tế bào chết… là dòng sản phẩm đang được tiêu thụ nhiều nhất. Thông qua các kênh thương mại điện tử, các cửa hàng mỹ phẩm tự nhiên, chỉ cần 3 tháng VFarm đã có nhiều dữ liệu trải nghiệm, thị hiếu từ khách hàng, nhưng mất đến 3 năm mới biết sản phẩm nào được tin dùng.

“Nhu cầu sản phẩm tự nhiên ngày càng tăng, VFarm tiếp tục thử nghiệm sản phẩm từ nước dừa, mật hoa dừa, than hoạt tính… làm sao khai thác hết những giá trị từ dừa và thương hiệu mỹ phẩm Việt được tin dùng ở thị trường nội địa và xuất khẩu là mong muốn, khao khát của VFarm”, Hạnh Tâm giải thích.

Ngọc Bích

Dưới bóng vườn hồ tiêu hữu cơ xanh mướt

Dưới bóng vườn hồ tiêu hữu cơ xanh mướt

Những ngôi nhà lọt thỏm giữa vùng hồ tiêu hữu cơ tạo ra không xanh đáng sống, như xua đi cái nắng gay gắt đầu hè ở vùng đất lửa Quảng Trị.

Trang trại chanh leo hướng hữu cơ xanh mướt giữa cao điểm khô hạn

Trang trại chanh leo hướng hữu cơ xanh mướt giữa cao điểm khô hạn

ĐẮK LẮK Dù đang cao điểm khô hạn ở Tây Nguyên nhưng trang trại trồng chanh leo theo hướng hữu cơ, đạt tiêu chuẩn GlobalGAP vẫn xanh mướt, trĩu quả.

Canh tác ‘không làm phiền đất' trên vùng cát bạc màu

Canh tác ‘không làm phiền đất' trên vùng cát bạc màu

QUẢNG BÌNH Trên vùng cát xã Lý Trạch, mô hình trồng na Đài Loan hướng 'thuận thiên', đã mang lại hiệu quả kinh tế cao…

Lợi nhuận tăng gấp đôi nhờ trồng lúa hữu cơ

Lợi nhuận tăng gấp đôi nhờ trồng lúa hữu cơ

QUẢNG TRỊ Trồng lúa hữu cơ sử dụng mạ khay, máy cấy, có liên kết tiêu thụ sản phẩm giúp nông dân Quảng Trị lãi hơn 36,5 triệu đồng/ha và đem đến nhiều lợi ích.

Quyết làm nông nghiệp hữu cơ nơi 'chó ăn đá, gà ăn sỏi'

Quyết làm nông nghiệp hữu cơ nơi 'chó ăn đá, gà ăn sỏi'

BÌNH ĐỊNH Quyết tâm thuê lại vùng đất 5% cằn cỗi của xã, anh Thường đã biến thành trang trại cây ăn trái, trồng rau màu theo hướng hữu cơ làm nức lòng người dân tròng vùng.

Xem Thêm