Cần lắm nhiều chuỗi giá trị ngành hàng cho nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long

Mời quý vị và bà con cùng Chương trình phát thanh ‘Phát triển nông nghiệp ĐBSCL thịnh vượng’ của Nông nghiệp Radio đi tìm câu trả lời: Làm thế nào để phát triển ngày càng nhiều chuỗi giá trị ngành hàng cho nông nghiệp ĐBSCL.

Nông nghiệp Radio  | 06:10 26/05/2022

Cần lắm nhiều chuỗi giá trị ngành hàng cho nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long

Tự động

 

Thưa quý vị và bà con, đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp giúp thay đổi quy trình sản xuất, tiêu chuẩn sản xuất, kết nối thị trường, xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng nông nghiệp bền vững. Dự án Các Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Xanh trong Nông nghiệp và Thực phẩm (GIC), thuộc sáng kiến toàn cầu về chống đói nghèo, “Một thế giới không nạn đói”, do Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức (BMZ) tài trợ, thực thi bởi Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) tại 15 nước Châu Phi và Châu Á.

Dự án GIC Việt Nam được triển khai tại sáu tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang và Sóc Trăng, thông qua thúc đẩy và tăng cường năng lực áp dụng các giải pháp đổi mới sáng tạo và những mô hình kinh tế có tính cạnh tranh. GIC Việt Nam sẽ hỗ trợ nông dân nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của thị trường quốc tế.

Dự án sẽ giúp cải tiến các hệ thống canh tác theo hướng bền vững, qua đó nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đồng thời tăng cường khả năng thích nghi và chống chịu trước các tác động của biến đổi khí hậu của hai chuỗi giá trị nông sản chủ lực ở ĐBSCL là lúa gạo và xoài.

Đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp là tập trung vào thay đổi quy trình sản xuất, tiêu chuẩn sản xuất, xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn, kêt nối thị trường tiêu thụ, xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo và trái cây. Đối tượng để tham gia thực hiện dự án là các hộ sản xuất, hợp tác xã và doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam, đánh giá Dự án Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Xanh trong Nông nghiệp và Thực phẩm Việt Nam là một sáng kiến rất hay và thiết thực. Dự án tập trung và xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng, từ khâu chọn giống, canh tác, thu hoạch, sơ chế, chế biến, hoàn thiện sản phẩm và đưa ra thị trường tiêu thụ.

Để thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển nhanh, bền vững các ngành hàng, Bộ NN-PTNT đã phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022 - 2025. Đề án sẽ được triển khai trên địa bàn 46 huyện, thành phố của 13 tỉnh, trong đó có 5 tỉnh ĐBSCL.

Mục tiêu chung của đề án là hình thành năm vùng trọng điểm sản xuất nguyên liệu sản phẩm nông, lâm nghiệp quy mô hàng hóa tập trung, hiện đại. Ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế Hợp tác (Bộ NN-PTNT) cho biết, xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn, tập trung vào 6 vần để cốt lõi, giải quyết các vần đề còn bất cập trong sản xuất nông nghiệp hiện nay.

Theo ông Lê Quốc Anh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, dự án đổi mới sáng tạo xanh đã thể hiện sự quan tâm của Bộ NN-PTNT đối với sự phát biển bền vững các ngành hàng nông nghiệp trọng điểm của ĐBSCL.

Hiện nay, các tỉnh ĐBSCL đang phải đối mặt với 8 vần đề lớn, cần phải chung tay giải quyết. Dự án đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp với nguồn lực mạnh và quy tụ được nhiều chuyên gia, nhà khoa học quốc tế, sẽ tập trung, hỗ trợ về chuyên môn, đề ra các giải pháp hiệu quả để tháo gỡ những vướng mắc mà ngành nông nghiệp đang gặp phải.

Là đơn vị tham gia thực hiện dự án Đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp, ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiêp công nghệ cao Trung An cho rằng: Đề án phát triển xây dựng vùng nguyên liệu lúa gạo tại Vùng Tứ giác Long Xuyên và vùng nguyên liệu xoài tại Đồng Tháp, là tiền đề giúp sản xuất nông nghiệp ĐBSCL nâng cao chất lượng và nâng cao giá trị, tạo thị trường tiêu thụ thuận lợi.

Thưa quý vị và bà con, Tại ĐBSCL, dự án Đổi mới Sáng tạo Xanh trong Nông nghiệp và Thực phẩm tại Việt Nam đã xác định được những đổi mới chính cho chuỗi giá trị lúa gạo và xoài, bao gồm các giải pháp kỹ thuật và tổ chức trong sản xuất, chế biến và tiếp thị.

Dự án đặt trọng điểm vào những đổi mới sáng tạo phù hợp với nhu cầu thị trường, trong đó có thể kể tới việc thúc đẩy các giống lúa có nhu cầu cao, các tiêu chuẩn nông nghiệp cải tiến, tuân thủ an toàn thực phẩm và chứng nhận chất lượng, cung cấp dịch vụ cho các nông hộ nhỏ theo định hướng kinh doanh.

Thêm vào đó, dự án cũng triển khai các sáng kiến nhằm giảm thiểu tác động môi trường trong nông nghiệp, giảm phát thải khí nhà kính và tái chế rơm rạ và trấu. Với chuỗi giá trị xoài, các đổi mới sáng tạo bao gồm cải thiện quản lý vườn cây ăn quả và sức khỏe cây trồng, giảm thất thoát sau thu hoạch được thực hiện thông qua mô hình trung tâm xúc tiến phát triển xoài.

Tự động

Cần lắm nhiều chuỗi giá trị ngành hàng cho nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long

Mời quý vị và bà con cùng Chương trình phát thanh ‘Phát triển nông nghiệp ĐBSCL thịnh vượng’ của Nông nghiệp Radio đi tìm câu trả lời: Làm thế nào để phát triển ngày càng nhiều chuỗi giá trị ngành hàng cho nông nghiệp ĐBSCL.

Nông nghiệp Radio

Tin liên quan

Các chương trình

Thời tiết nông vụ ngày 22/11/2024: Mưa lớn tại Trung Trung bộ
Thời sự

Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định trong có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 80-180mm, cục bộ có nơi trên 300mm.

Thời tiết nông vụ ngày 22/11/2024: Mưa lớn tại Trung Trung bộ
Kết nối chuỗi giá trị, phát triển nông nghiệp xanh tại AgroViet 2024
Thời sự

Kết nối chuỗi giá trị, phát triển nông nghiệp xanh tại AgroViet 2024; Kiến nghị dừng dự án trồng và phục hồi rạn san hô ngoài biển Thừa Thiên - Huế.

Kết nối chuỗi giá trị, phát triển nông nghiệp xanh tại AgroViet 2024