Trồng giống cây 'trăm mắt' nổi tiếng khắp trời Tây

Chương trình phát thanh ‘Phát triển nông nghiệp ĐBSCL thịnh vượng’ hôm nay mời quý vị và bà con về Phụng Hiệp, Hậu Giang để nghe bà con nơi đây nói về cây ‘trăm mắt’, nổi tiếp khắp trời Tây.

Nông nghiệp Radio  | 

Trồng giống cây 'trăm mắt' nổi tiếng khắp trời Tây

Tự động

 

Thưa quý vị và bà con, thời gian qua, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang với mong muốn xóa thế độc canh cây mía, bà con đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng khóm MD2, đây là loại cây có thế mạnh xuất khẩu lớn và đang phát triển ở khu vực ĐBSCL.

Những ngày này, bà con nông dân ấp Phương Thạnh, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp đang tất bật thu hoạch khóm MD2. Trên khắp các ruộng khóm, có thể cảm nhận rõ niềm vui xen lẫn sự háo hức của bà con khi chuẩn bị cầm chắc tiền lời về tay.

Ông Nguyễn Văn Sỹ được xem là người tiếp sức cho bà con nông dân trong xã mạnh dạn và quyết tâm chuyển đổi từ diện tích mía canh tác kém hiệu quả sang trồng khóm MD2. Mấy chục năm gắn bó với cây mía trên diện tích 4,5 ha, nhưng giá cả bấp bênh, đầu ra không ổn định, khiến ông Sỹ không còn tự tin có thể trụ vững với cây mía. Thời điểm năm 2014 – 2015, sau nhiều năm tìm tòi, nghiên cứu về cây khóm, ông táo bạo chuyển 5,8 công đất mía sang trồng khóm Queen.

Liều lĩnh hơn nữa, khi năm 2018, có doanh nghiệp bắt đầu xây dựng vùng nguyên liệu khóm MD2 tại ấp Phương Thạnh, xã Phương Bình, ông Sỹ lại một lần nữa phá toàn bộ diện tích trồng khóm Queen để lập nghiệp lại với giống khóm MD2.  

Ông Nguyễn Văn Sỹ ở xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang cho biết: “Trước kia trồng mía, sau đó mía giá cả bấp bênh quá tôi chuyển qua trồng khóm Queen được thu hoạch qua một đợt rồi. Năm đó gặp phía công ty đang đi tìm những vùng đất để làm vùng nguyên liệu. Đi cũng nhiều chỗ gặp cũng nhiều người mà người ta sợ khóm, mình cũng am hiểu về khóm rồi mình mới mạnh dạn chuyển đổi qua khóm, nghe nói khóm không gai nữa, có năng suất cao, được bao tiêu nên thôi mạnh dạn nhổ bỏ 5,8 ha trồng thử nghiệm trước”.

Theo ông Sỹ, khóm MD2 được công ty cổ phần Chế biến thực phẩm xuất khẩu Miền Tây (WestFood) cung cấp cây giống, bao tiêu đầu ra cho nông dân, với hợp đồng 3 năm. Trung bình 1 vụ, từ 12 – 18 tháng khóm sẽ cho thu hoạch. Qua vụ đầu tiên trồng thử nghiệm, bà con rất phấn khởi, giống khóm MD2 có trọng lượng lớn, trung bình mỗi trái đạt 1,8kg, có trái trội lên đến 2,8kg, cho năng suất khá cao, đặc biệt là chịu được điều kiện của vùng đất trũng phèn ở xã Phương Bình.

Trên ruộng khóm của ông Lâm Văn Lam ở ấp Phương Thạnh, xã Phương Bình nhân công cũng đang hối hả, vừa thu hoạch khóm, vừa vận chuyển lên ghe của doanh nghiệp đã cập bến sẵn để sẵn sàng vận chuyển về nhà máy chế biến đặt tại TP Cần Thơ.

Không giấu được niềm vui, ông Lam chia sẻ, 20 năm trồng chuối và mía, có những năm cũng có lợi nhuận cho nông dân, nhưng có những năm thất thu nhiều, không có đồng vốn để tái đầu tư. Thấy các nông dân khác trồng thử nghiệm khóm MD2 thành công và hiệu quả, ông Lam cũng quyết tâm phá bỏ chuối, thu hoạch mía và chuyển đổi qua trồng khóm MD2.

“Hồi trước chú chuyển lần đầu tiên 2ha thôi bây giờ trồng lên được 3 ha. Nếu được bao tiêu như thế này so với giá mía thì quân bình thôi lợi nhuận rất cao. Mía trước đây chú trồng có những líp thua hoạch được 1 ha thì cũng được 100 triệu, 80-90 triệu cũng có, nhưng chi phí hết 50% rồi. Mình chỉ còn 30-40 triệu/năm thôi. Còn trồng cây khóm này thì 1ha sẽ được 100 triệu trở lên”, ông Lam nói.

Cách đó không xa, 2 ha khóm của gia đình ông Võ Văn Vũ nay cũng đang bắt đầu thu hoạch quả ngọt đầu mùa, với giá bán 5.500 đồng/kg, không kể kích thước khóm lớn hay nhỏ. Theo ông Võ Văn Vũ, trồng khóm nhẹ chi phí đầu vào nên lợi nhuận mang lại khá cao.

“Một hecta tới ngày thu hoạch khoảng mười, mười mấy triệu tiền phân bón. Mình xịt theo quy trình của công ty không phải tự mình xịt. Công ty kêu sao mình xịt y vậy. Giờ tôi còn ruộng ở ngoải gom anh em lại hết trơn khoảng gần 30 công tầm nhỏ thì sửa soạn lên líp luôn”, ông Vũ cho biết.

Theo thông tin từ Phòng NN-PTNT huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, hiện nay diện tích trồng khóm MD2 trên địa bàn đã đạt khoảng 120 ha. Diện tích này đã tăng gấp 2 – 3 lần so với trước khi xây dựng mô hình thí điểm (khoảng 13ha). Trong đó, 33 ha diện tích vùng nguyên liệu khóm MD2 đã đạt chứng chỉ Global Gap, năm 2022, sản lượng trái thu hoạch dự kiến là 2.800 tấn.

Ông Trần Văn Tuấn, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Phụng Hiệp chia sẻ với PV: “Chính sách của Công ty họ sẽ đầu tư từ đầu đến cuối, tức là từ gieo trồng cho đến thu hoạch. Họ sẽ đầu tư luôn cả phần khoa học kỹ thuật. Tức là họ sẽ cử cán bộ kỹ thuật xuống cùng ăn cùng ở cùng làm với bà con nông dân. Từ cây con cho đến trái khóm, trái giống người ta sẽ thu hết.”

Hiện nay, sản phẩm khóm MD2 được Công ty WestFood thu mua và xuất khẩu tới các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu… với hai hình thức đóng gói là đông lạnh và đóng lon, với sản phẩm chủ lực là khóm MD2. Bên cạnh đó, công ty đang định hướng phát triển xuất khẩu mặt hàng tươi nguyên trái.

Ông Bùi Đức Hoàn, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Chế biến thực phẩm xuất khẩu Miền Tây (WestFood) khẳng định, việc đưa giống khóm MD2 đến với bà con nông dân huyện Phụng Hiệp vừa phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng của vùng trong bối cảnh nông dân của huyện đang có nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vừa tạo định hướng phát triển bền vững, ổn định cho bà con nông dân thông qua việc xây dựng mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp, tăng thu nhập cho bà con nông dân.

Thưa quý vị và bà con, trong bối cảnh ngành nông nghiệp cả nước đang hướng nông dân phát triển theo xu hướng kinh tế nông nghiệp, việc sản xuất theo nhu cầu của thị trường, đặc biệt là hướng đến thị trường ngoại để nâng cao giá trị nông sản cung như thu nhập cho bà con nông dân là bước phát triển đúng đắn, phù hợp và đang được khuyến khích nhân rộng.

Cách chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ mía sang khóm MD2 ở xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang một lần nữa khẳng định mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp dựa trên cơ sở hài hòa lợi ích đôi bên, đã phát huy tác dụng. Mang lại triển vọng tương lai không xa.

Tự động

Trồng giống cây 'trăm mắt' nổi tiếng khắp trời Tây

Chương trình phát thanh ‘Phát triển nông nghiệp ĐBSCL thịnh vượng’ hôm nay mời quý vị và bà con về Phụng Hiệp, Hậu Giang để nghe bà con nơi đây nói về cây ‘trăm mắt’, nổi tiếp khắp trời Tây.

Nông nghiệp Radio

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/4/2024: Vốn xã hội hóa bảo vệ rừng chiếm hơn 40%
Thời sự

Nguồn vốn xã hội hóa để bảo vệ, trồng mới rừng chiếm hơn 40%; Quảng Bình lan tỏa mô hình trồng rừng gỗ lớn; Kiểm định chất lượng giống cây lâm nghiệp đạt 100%.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/4/2024: Vốn xã hội hóa bảo vệ rừng chiếm hơn 40%
Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/4/2024: Mưa dông tàn phá rừng hồi hàng chục năm tuổi
Thời sự

Mưa dông tàn phá cánh rừng hồi hàng chục năm tuổi; Trồng rừng, phục hồi rừng, giảm phát thải khí nhà kính; Người dân Yêu Bái chưa mạnh dạn trong trồng rừng gỗ lớn.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/4/2024: Mưa dông tàn phá rừng hồi hàng chục năm tuổi