Đối thoại: Làm gì để hồ chứa thủy lợi an toàn trước mùa mưa lũ?
Là một trong những địa phương phác họa rõ nét nhất sức tàn phá của thiên tai, lũ lụt với đời sống của người dân, khi mùa mưa lũ năm 2023 đang cận kề, ngành chức năng Hà Tĩnh đang xây dựng các giải pháp đảm bảo an toàn cho các hồ chứa thủy lợi, hạn chế tác động đến vùng hạ du.
Thanh Nga - Công Điền | 16:24 30/08/2023
Làm gì để hồ chứa thủy lợi an toàn trước mùa mưa lũ?
Thưa quý vị và các bạn! từ bao đời nay các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ được vì là “túi mưa” của cả nước và một trong những địa phương phác họa rõ nét nhất sức tàn phá của thiên tai, lũ lụt đối với đời sống của người dân chính là mảnh đất Hà Tĩnh. Đã có những năm mưa liên tục với tần suất lớn khiến cho những “quả bom nước” tại các hồ chứa như Hố Hô, huyện Hương khê; Kẻ Gỗ, huyện Cẩm Xuyên; Ngàn Trươi, huyện Vũ Quang… treo trên đầu hàng vạn hộ dân vùng hạ du.
Để đảm bảo an toàn cho công trình, vận hành xả lũ hạn chế ngập lụt, chính quyền các địa phương, các đơn vị quản lý hồ chứa thủy lợi đều phải ứng trực 24/7 tại công trình trong những thời gian lũ căng thẳng nhất. Tuy nhiên, về lâu dài, để đảm bảo an toàn tuyệt đối Hà Tĩnh cần sự hỗ trợ tích cực về mặt kinh phí để sửa chữa các hồ chứa nước xung yếu đang bị xuống cấp nghiêm trọng.
Trước mắt, khi mùa mưa lũ năm 2023 đang cận kề, ngành chức năng Hà Tĩnh sẽ xây dựng các giải pháp gì để đảm bảo an toàn cho công trình thủy lợi và vận hành xả lũ hạn chế tác động đến vùng hạ du? Trong chương trình Đối thoại ngày hôm nay, Nông nghiệp radio đã có cuộc thảo luận với các vị khách mời để làm rõ nội dung này.
Xin trân trọng giới thiệu các vị khách mời có mặt ngày hôm nay:
- Ông Nguyễn Việt Đức, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Hà Tĩnh.
Ông Đức: Xin chào quý vị thính giả.
- Ông Phan Kỳ – Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh
Ông Kỳ: Xin chào quý vị thính giả.
- Ông Trần Duy Chiến – Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH MTV thủy lợi Nam Hà Tĩnh.
Ông Chiến: Chào quý vị thính giả của Nongnghiep Radio
- Ông Nguyễn Quốc An, Trạm trưởng trạm đầu mối Kẻ Gỗ.
Ông An : Xin chào quý vị thính giả
Xin cảm ơn các vị khách mời đã tham gia chương trình.
- Thực trạng hồ đập tại Hà Tĩnh:
Thưa quý vị và các bạn, thưa các vị khách mời!
Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh Hà Tĩnh đã đầu tư xây dựng, đưa vào khai thác 348 hồ chứa nước, với tổng dung tích trên 1,57 tỷ m3 nước; có 86 đập dâng với lưu lượng thiết kế hơn 5.700m3/s. Hàng năm các công trình cấp nước phục vụ tưới cho trên 62 nghìn ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt và nhiều ngành nghề kinh tế khác; thực hiện cắt giảm lũ hạ du và cải tạo môi trường sinh thái. Tuy nhiên, hiện nay nhiều công trình hồ chứa thủy lợi, đập dâng đang bị hư hỏng nghiêm trọng.
Bây giờ mời quý bà con và các vị khách mời cùng nghe một phóng sự ngắn:
Phóng sự:
Người dân tổ 3 phường Hà Huy Tập, thành phố Hà Tĩnh vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhớ lại cái đêm lịch sử ngày 18/10/2020. Mưa xối xả trong nhiều giờ liền cộng với hồ Kẻ Gỗ xả lũ đã nhấn chìm hàng vạn hộ dân thành phố Hà Tĩnh và các huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Có những nơi nước lũ cuồn cuộn chảy xô đổ những tường rào bê tông kiên cố của người dân, nước ngập đến tận nóc nhà, cuốn trôn gia súc, gia cầm và nhiều tài sản giá trị của người dân nơi đây.
Anh Nguyễn Xuân Hào, người dân tổ 3, phường Hà Huy Tập, thành phố Hà Tĩnh nhớ lại: Trích băng anh Hào.
Tính đến nay, toàn tỉnh Hà Tĩnh đã đầu tư xây dựng, đưa vào khai thác 348 hồ chứa nước, với tổng dung tích trên 1,57 tỷ m3 nước; có 86 đập dâng với lưu lượng thiết kế hơn 5.700m3/s. Hàng năm các công trình này cấp nước phục vụ tưới cho trên 62 nghìn ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt và nhiều ngành nghề kinh tế khác; thực hiện cắt giảm lũ hạ du và cải tạo môi trường sinh thái. Tuy nhiên, do quá trình xây dựng đã lâu, công nghệ thi công thời điểm đó đang hạn chế nên hiện nay toàn tỉnh đang có 130 hồ chứa hư hỏng, xuống cấp chưa có kinh phí nâng cấp, sửa chữa; trong đó có 47 hồ chứa xung yếu nguy cơ mất an toàn cao trong mùa mưa lũ năm 2023.
Ông Trần Đức Thịnh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Hà Tĩnh thông tin: Trích băng ông Thịnh.
Thực trạng hư hỏng, xuống cấp của các hồ chứa thủy lợi trên địa bàn Hà Tĩnh đã diễn ra trong nhiều năm qua và ngày càng trở nên nghiêm trọng. Thế nhưng việc đưa ra những giải pháp căn cơ, xử lý dứt điểm các bất cập thì đang gặp phải nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách tài chính cũng như con người thực hiện nhiệm vụ tại các đơn vị, địa phương.
- Thưa ông Nguyễn Việt Đức, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Hà Tĩnh, ông có thể thông tin rõ hơn một số hồ, đập không an toàn và điều đáng quan tâm nhất đối với hồ chứa trong mùa mưa bão năm nay là gì?
Ông Đức: ………………..
- Thưa ông Phan Kỳ – Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Khê, được biết Hương Khê là huyện miền núi đang có nhiều hồ chứa nước vừa và nhỏ đã xây dựng hàng chục năm qua. Vậy thực trạng hồ chứa thủy lợi xuống cấp đã ảnh hưởng như thế nào đến việc cung cấp nước tưới sản xuất trên địa bàn?.
Ông Kỳ:…………………
- Thưa ông Trần Duy Chiến, trước mùa mưa lũ năm nay, dưới góc độ khoa học, ông có thể cho biết những yếu tố gì sẽ ảnh hưởng đến việc bảo đảm an toàn hồ chứa thưa ông?
Ông Chiến:……………
- Hồ chứa nước Kẻ Gỗ là một trong những công trình trọng điểm vừa cấp nước tưới sản xuất, sinh hoạt vừa đóng vai trò cắt lũ cho vùng hạ du thành phố Hà Tĩnh và huyện Cẩm Xuyên. Thưa ông An, theo ông nhận định, mùa lũ năm nay hồ chứa nước Kẻ Gỗ có phát huy được nhiệm vụ cắt lũ của công trình hay không?
Ông An: ………………..
- Giải pháp
Vâng thưa quý vị, biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan, bất thường, trong đó có hiện tượng mưa lũ vượt ra ngoài các quy luật thông thường; đồng thời hiện tượng thời tiết nắng nóng với nền nhiệt độ cao, kèo dài làm hạ thấp mực nước ngầm cũng là một trong những nguyên nhân gây mất an toàn hồ chứa.
Trước khi dành những câu hỏi tiếp theo cho các vị khách mời, chúng ta sẽ đến với một phóng sự ngắn mà Nông nghiệp Radio vừa thực hiện:
Phóng sự
Sinh sống dưới quả “bom nước” thủy điện Hố Hô, hàng chục ngàn hộ dân huyện miền núi Hương Khê chưa bao giờ hết lo âu mỗi khi mùa mưa lũ đến. Mặc dù những năm gần đây chính quyền địa phương và đơn vị vận hành Nhà máy thủy điện Hố Hô đã phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc vận hành xả lũ song trước thực trạng biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan, bất thường, trong đó có hiện tượng mưa lũ vượt ra ngoài các quy luật thông thường thì sự cẩn trọng của cơ quan chuyên môn, chính quyền các cấp và sự chủ động thực hiện quy trình xả lũ đảm bảo an toàn cho người và tài sản vùng hạ du là cực kỳ cần thiết.
Ông Trần Văn Tùng, Phó Chủ tịch UBND xã Hương Giang, huyện Hương Khê nói: Trích băng ông Tùng.
Ở miền xuôi, dù có sự chủ động hơn về công tác ứng phó thiên tai trước mùa mưa lũ nhưng nếu không “lên dây cót” phản ứng nhanh với các tình huống xấu nhất thì khi xảy ra sự cố sẽ rất bị động, thậm chí trở tay không kịp, ảnh hưởng đến an toàn công trình hồ chứa và người dân vùng hạ du.
Bà Bùi Ngân, một người dân TP Hà Tĩnh cho rằng: Trích băng bà Ngân
Trong vô số đề xuất của chính quyền, cơ quan chuyên môn và người dân, có những kiến nghị cần sự hỗ trợ của các bộ ngành Trung ương nhưng cũng có những nội dung cấp tỉnh, huyện, thậm chí là đơn vị quản lý, vận hành hồ chứa có thể khắc phục, xử lý được. Thiết nghĩ khi mùa mưa lũ năm 2023 đã cận kề, cả hệ thống chính trị tỉnh Hà Tĩnh cần vào cuộc xây dựng phương án phòng chống thiên tai chi tiết, triển khai kịp thời đến cơ sở, người dân nhằm hạn chế thiệt hại khi lũ lụt xảy ra.
- Thưa ông Trần Duy Chiến, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH MTV thủy lợi Nam Hà Tĩnh, về phía Công ty đã có những phương án như thế nào để giải quyết vấn đề này?
Ông Chiến:…………..
- Từ kinh nghiệm của bản thân trong nhiều năm gắn bó với công tác thủy lợi, theo ông, trong thời gian tới cần có những giải pháp đồng bộ như thế nào để chúng ta bớt lo lắng về an toàn hồ chứa?
Ông Chiến:……
- Thưa ông Nguyễn Việt Đức, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Hà Tĩnh, về phía cơ quan quản lý nhà nước, chúng ta đã có phương án như thế nào để đối phó khi mùa mưa bão đang tới gần?
Ông Đức:…………..
- Kiến nghị
- Thưa ông Phan Kỳ – Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Khê, là địa phương đang có nhiều công trình hồ chứa cần được nâng cấp, sữa chữa nhất trên địa bàn toàn tỉnh Hà Tĩnh, ông có kiến nghị sát sườn nào đến các cấp bộ ngành Trung ương và tỉnh để nâng cao năng lực tích nước và phòng lũ cho các hồ chứa này?
Ông Kỳ: ………………..
- Còn với ông Nguyễn Việt Đức, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Hà Tĩnh ạ, ông có kiến nghị gì thêm không?
Ông Đức: hỗ trợ đào tạo tập huấn nâng cao năng lực khai thác công trình thủy lợi………………..
- Thưa ông Trần Duy Chiến, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH MTV thủy lợi Nam Hà Tĩnh, hiện nay hoạt động của các doanh nghiệp thủy nông ngày càng gặp nhiều khó khăn do giá thủy lợi phí 12 năm chưa có sự thay đổi, một số chính sách hỗ trợ giá đối với các xã miền núi không còn, ảnh hưởng đến việc bố trí nguồn lực đầu tư sửa chữa, tu bổ công trình hồ đập, kênh mương. Vậy để đảm bảo an toàn cho công trình trước mùa mưa lũ, nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu sử dụng nước ngày càng lớn từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, theo ông có cần một cơ chế đặc thù nào đối với các doanh nghiệp thủy nông hay không?
- Vâng, câu hỏi cuối cùng xin được dành cho ông Nguyễn Quốc An, Trạm trưởng trạm đầu mối Kẻ Gỗ. Theo ông, để khích lệ đam mê bám nghề, vận hành công trình thủy lợi đảm bảo an toàn, hiệu quả cho công nhân thủy lợi, nhà nước cần chính sách đảm bảo đời sông cho anh em như thế nào?
Vâng, một lần nữa xin cảm ơn ý kiến của các vị khách mời!
Thưa qúy vị và các bạn! Với khúc ruột miền Trung nói riêng và tỉnh Hà Tĩnh nói riêng thì việc người dân phải chống chọi với thiên tai là câu chuyện của bao đời. Thời gian qua, nhiều hồ tích nước được xây dựng trên địa bàn là một giải pháp quan trọng để thích ứng với thiên nhiên, phục vụ tốt hơn cho đời sống và sản xuất của người dân. Tuy nhiên với thực trạng còn nhiều hạn chế mà chương trình đã nêu ra hôm nay có lẽ còn nhiều việc phải làm để các hồ tích nước phát huy được tối đa công năng như mong muốn của chính quyền và nhân dân Hà Tĩnh. Nông nghiệp Radio hy vọng rằng trong thời gian sớm nhất những hạn chế này sẽ được khắc phục và hơn hết là đời sống, hoạt động sản xuất nông nghiệp nơi đây được thuận lợi và an toàn trong mùa mưa lũ.
Chương trình Đối thoại với chủ đề “Làm gì để hồ chứa thủy lợi an toàn trước mùa mưa lũ” xin được khép lại. BTV Xuân Hào xin cảm ơn các vị khách mời đã tham gia chương trình. Cảm ơn quý thính giả quan tâm lắng nghe.
Đối thoại: Làm gì để hồ chứa thủy lợi an toàn trước mùa mưa lũ?
Là một trong những địa phương phác họa rõ nét nhất sức tàn phá của thiên tai, lũ lụt với đời sống của người dân, khi mùa mưa lũ năm 2023 đang cận kề, ngành chức năng Hà Tĩnh đang xây dựng các giải pháp đảm bảo an toàn cho các hồ chứa thủy lợi, hạn chế tác động đến vùng hạ du.
Thanh Nga - Công Điền
Tin liên quan
Các chương trình
Sẽ có sổ tay về tín chỉ carbon trong lâm nghiệp; Thịt bò Việt chiếm chưa đến 1% sản lượng toàn cầu; Quảng Ngãi cấm khai thác thủy sản có thời hạn 2 khu vực.
Không khí lạnh tăng cường nên từ gần sáng ngày hôm nay ở khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi có mưa lớn diện rộng.