Thứ sáu, 03/05/2024 | 21:00 GMT +7

  • Click để copy
Thứ tư- 11:44, 18/03/2020

Hà Nội đứng đầu về quản lý tốt an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản

Bộ NN-PTNT vừa ban hành thông báo số 1941 xếp hạng công tác quản lý an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản năm 2019 các địa phương trong cả nước.
So với năm 2018, năm 2019 số tỉnh, thành xếp hạng tốt về an toàn thực phẩm lĩnh vực nông, lâm, thủy sản giảm 2 đơn vị xuống còn 16. Ảnh: Nguyên Huân.

So với năm 2018, năm 2019 số tỉnh, thành xếp hạng tốt về an toàn thực phẩm lĩnh vực nông, lâm, thủy sản giảm 2 đơn vị xuống còn 16. Ảnh: Nguyên Huân.

Kết quả cho thấy, trong năm 2019 có 16 tỉnh thành được xếp hạng vào nhóm triển khai tốt (chiếm khoảng 1/4), như vậy, so với năm 2018, năm 2019 số lượng tỉnh, thành được xếp hạng tốt giảm 2 đơn vị.

Kết quả năm 2019 cũng cho thấy 45 tỉnh thành vào nhóm địa phương triển khai đạt yêu cầu. Cá biệt, có 2 địa phương là tỉnh Đồng Tháp, Bình Dương không thuộc nhóm xếp hạng nào do Bộ NN-PTNT không nhận được hồ sơ tự chấm điểm của hai tỉnh này. Năm 2018, Đồng Tháp thuộc nhóm địa phương triển khai tốt còn Bình Dương thuộc nhóm địa phương triển khai đạt yêu cầu.

Trong nhóm các tỉnh xếp thuộc nhóm triển khai tốt trong quản lý an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản, TP. Hà Nội xếp vị trí số 1 với điểm số 91,5/100.

Các vị trí tiếp theo lần lượt là Bạc Liêu, Nam Định, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Thanh Hóa, Hòa Bình, Quảng Bình, Sóc Trăng, Long An, Hà Nam, Phú Thọ, Tiền Giang, Hà Giang, Đồng Nai, Trà Vinh với điểm trung bình từ 80,5 - 90,5/100.

Đáng chú ý, Lào Cai từ vị trí số 3 với 88 điểm trong năm 2018, thì năm 2019 đã tụt xuống vị trí thứ 46 với 71 điểm. Tức là từ nhóm địa phương triển khai tốt xuống nhóm địa phương triển khai đạt yêu cầu. Cùng Lào Cai, nhiều địa phương khác bao gồm Thừa Thiên - Huế, Quảng Ninh, Lai Châu, Hậu Giang, Hà Tĩnh, Khánh Hòa cũng từ nhóm nhóm địa phương triển khai tốt năm 2018 xuống nhóm địa phương triển khai đạt yêu cầu năm 2019.

Nguyên Huân

30 cây sầu riêng thu nhập cao hơn 1.000 cây dừa

30 cây sầu riêng thu nhập cao hơn 1.000 cây dừa

BÌNH ĐỊNH Chuyện 30 cây sầu riêng cho thu nhập cao hơn 1.000 cây dừa ta đã làm nổi lên phong trào cải tạo vườn tạp, phá cây keo để trồng sầu riêng ở huyện Hoài Ân.

Kéo doanh nghiệp liên kết sản xuất lúa hữu cơ

Kéo doanh nghiệp liên kết sản xuất lúa hữu cơ

CẦN THƠ Huyện Vĩnh Thạnh đang lựa chọn các doanh nghiệp uy tín về sản xuất phân bón hữu cơ để xây dựng các mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ gắn với tiêu thụ.

Dưới bóng vườn hồ tiêu hữu cơ xanh mướt

Dưới bóng vườn hồ tiêu hữu cơ xanh mướt

Những ngôi nhà lọt thỏm giữa vùng hồ tiêu hữu cơ tạo ra không xanh đáng sống, như xua đi cái nắng gay gắt đầu hè ở vùng đất lửa Quảng Trị.

Trang trại chanh leo hướng hữu cơ xanh mướt giữa cao điểm khô hạn

Trang trại chanh leo hướng hữu cơ xanh mướt giữa cao điểm khô hạn

ĐẮK LẮK Dù đang cao điểm khô hạn ở Tây Nguyên nhưng trang trại trồng chanh leo theo hướng hữu cơ, đạt tiêu chuẩn GlobalGAP vẫn xanh mướt, trĩu quả.

Canh tác ‘không làm phiền đất' trên vùng cát bạc màu

Canh tác ‘không làm phiền đất' trên vùng cát bạc màu

QUẢNG BÌNH Trên vùng cát xã Lý Trạch, mô hình trồng na Đài Loan hướng 'thuận thiên', đã mang lại hiệu quả kinh tế cao…

Lợi nhuận tăng gấp đôi nhờ trồng lúa hữu cơ

Lợi nhuận tăng gấp đôi nhờ trồng lúa hữu cơ

QUẢNG TRỊ Trồng lúa hữu cơ sử dụng mạ khay, máy cấy, có liên kết tiêu thụ sản phẩm giúp nông dân Quảng Trị lãi hơn 36,5 triệu đồng/ha và đem đến nhiều lợi ích.

Xem Thêm