Ban giám hiệu Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1, TP.HCM) luôn giám sát bữa ăn của học sinh. |
Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, sử dụng nguyên liệu đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng đối với nguyên liệu thuộc diện bắt buộc phải ghi thời hạn sử dụng.
Không bố trí riêng biệt theo quy định của pháp luật về nơi bảo quản nguyên liệu, thành phẩm, sơ chế, chế biến, đóng gói, nhà vệ sinh, rửa tay, thay đồ bảo hộ và các khu vực phụ trợ liên quan; bày bán, chứa đựng thực phẩm trên thiết bị, dụng cụ, vật liệu không bảo đảm vệ sinh; nơi chế biến, kinh doanh, bảo quản có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập; sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP…
Trong đó, đáng lưu ý có 4 hộ kinh doanh căng tin tại trường học. Như trường hợp ông P.H.L, kinh doanh tại Trường THCS Đồng Khởi (quận Tân Phú) nhưng không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP. Tương tự, bà N.T.M.H, kinh doanh căng tin tại Trường THCS Hoàng Hoa Thám (quận Tân Bình), không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định, không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP. Đoàn kiểm tra đã tiến hành xử phạt hành chính số tiền 17,5 triệu đồng.
Một trong những cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống - bếp ăn tập thể, căng tin hợp đồng với Trường THPT Nguyễn Chí Thanh (quận Tân Bình) cũng không xuất trình được Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP và đã bị xử phạt hành chính số tiền 25 triệu đồng.
Còn tại hộ kinh doanh của ông H.V.P - căng tin Trường THPT Nguyễn Trãi (quận 4), khi kiểm tra phát hiện 6kg đường cát trắng, 35kg gạo không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không có nhãn hàng hóa. Buộc tiêu hủy nguyên liệu, thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ và phạt số tiền gần 2 triệu đồng.
Bà Bùi Thị Diễm Thu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, đối với các trường học tiểu học, THCS thuộc UBND quận huyện quản lý, vì vậy khi căng tin trong các trường này vi phạm quy định về VSATTP thì Ban Quản lý ATTP TP sẽ có văn bản đề nghị UBND quận huyện rà soát, kiểm tra và chấn chỉnh sai phạm. Còn các trường THPT thuộc quyền quản lý của Sở GD-ĐT thì Sở sẽ có văn bản yêu cầu hiệu trưởng chấn chỉnh và khắc phục sai phạm.
“Trong công tác quản lý căng tin trường học, chúng tôi đã quy định rõ, không bán những mặt hàng đồ chơi, kẹo bánh trôi nổi, không rõ nguồn gốc, không xuất xứ và không rõ hạn sử dụng; không quảng cáo và kinh doanh nước ngọt có gas và các thực phẩm không có lợi cho sức khỏe trong trường học; không dùng vật liệu nhọn, sắc để xiên, ghim đồ ăn (que tre nhọn…); chỉ hợp đồng với các đơn vị, cá nhân kinh doanh căng tin trường học khi đơn vị, cá nhân đó cam kết bán hàng hợp vệ sinh, xuất xứ rõ ràng, chất lượng và đạt tiêu chuẩn. Thực phẩm phải có hợp đồng mua bán và hóa đơn tài chính hợp lệ; sản phẩm động vật phải có giấy chứng nhận vệ sinh, an toàn. Tất cả nhân viên làm việc ở căng tin đều phải khám sức khỏe theo qui định.
Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm kiểm soát, đảm bảo thực phẩm cung cấp đạt VS ATTP theo quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, sử dụng chất phụ gia thực phẩm...”, bà Thu nhấn mạnh.
Bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng BQL ATTP TP.HCM cho hay, song song với việc kiểm tra các bếp ăn, suất ăn tại các trường học, Ban sẽ tăng cường kiểm tra tại các căng tin trường học. Hiện nay, trên địa bàn thành phố, các trường chủ yếu hợp đồng với các đơn vị bên ngoài vào kinh doanh căng tin tại trường. |