| Hotline: 0983.970.780

Sản xuất nhỏ lẻ là hạn chế lớn để đảm bảo an toàn thực phẩm

Thứ Bảy 11/01/2020 , 19:56 (GMT+7)

Sáng 11/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP).

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về an toàn thực phẩm.

Tham gia hội nghị có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng NN-PTNT cùng nhiều lãnh đạo bộ, ngành, địa phương.

Phát biểu tham luận tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, trong 3 năm qua, ngành nông nghiệp đã thông qua 5 luật, đều có những chương, điều nêu rất rõ về ATVSTP, đặc biệt là luật Trồng trọt và luật Chăn nuôi. Ngoài ra, Thủ tướng đã tham dự 2 hội nghị và sau đó ban hành nghị định về nông nghiệp hữu cơ.

"Đầu vào của sản xuất nông nghiệp cũng được kiểm soát chặt chẽ. Thuốc bảo vệ thực vật năm 2016 nhập khẩu đến 126.000 tấn nhưng đến 2017 chỉ còn 100.000 tấn và 2019 chỉ còn 82.000 tấn. Cũng trong 3 năm qua, phân bón hữu cơ tăng từ 0,5 lên 3 triệu tấn. Điều đó cho thấy chúng ta đã hành động rất đồng bộ, quyết liệt và hiệu quả", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu.

Theo ông, nông sản Việt đang ngày càng khẳng định được chất lượng khi chinh phục được các thị trường yêu cầu cao về vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế cần nỗ lực, trong ngành nông nghiệp là 8 triệu hộ sản xuất nhỏ lẻ, khó kiểm soát chất lượng, ATVSTP một cách đồng đều. Việc xuất khẩu nông sản quy mô ngày càng lớn cũng đồng nghĩa với yêu cầu sẽ khắt khe hơn với những hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là ATVSTP.

Trong thời gian tới, Bộ NN-PTNT sẽ tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế trên cơ sở tập trung đổi mới công tác quản lý, ứng dụng khoa học công nghệ để không gây phiền hà cho doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo an toàn.

Trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, trên 3 trục sản phẩm là quốc gia, cấp tỉnh và OCOP, vấn đề ATVSTP cũng được đẩy mạnh, ứng dụng các tiến bộ khoa học và tăng cường sử dụng sản phẩm hữu cơ, sinh học, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu tham luận tại hội nghị.

Trong khi đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, các thành phố như Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng… đều chú trọng phát triển chuỗi sản xuất, cung ứng thực phẩm sạch trong kết nối với các vùng sản xuất lân cận. Đa số tỉnh, thành phố đã ban hành quy hoạch các cơ sở giết mổ tập trung, dần xóa bỏ các cơ sở nhỏ lẻ, không bảo đảm vệ sinh. Nhiều doanh nghiệp đầu tư cơ sở giết mổ tập trung với tiêu chuẩn quốc tế.

"Không chỉ Ban chỉ đạo tỉnh, Trung ương mà vai trò của cơ sở, xã phường rất quan trọng, vai trò, trách nhiệm của cửa hàng trưởng, bếp trưởng, chủ căng-tin cũng rất quan trọng. Khi anh bưng một đĩa thức ăn cho khách dùng thì phải nghĩ đến an toàn thực phẩm như thế nào mà nếu có gì xảy ra thì chủ căng-tin chịu trách nhiệm thế nào", Thủ tướng nói và nhắc lại chuyến thị sát ở một xã tại Đông Anh, Hà Nội vào sáng sớm năm 2016.

Thủ tướng nêu rõ xử lý nghiêm vi phạm ATVSTP, hoặc xử lý hành chính hoặc hình sự, chứ không bỏ qua bất cứ vụ việc nào, chứ không chỉ tuyên truyền, giáo dục, vận động mà cả xử lý nghiêm. Theo Thủ tướng, thời gian qua, nhờ xử lý quyết liệt, mạnh tay mà nhiều vấn đề nóng, bức xúc về ATVSTP như sử dụng hóa chất cấm, thuốc bảo vệ thực vật… đã hạ nhiệt.

Đưa ra một số định hướng, Thủ tướng nêu rõ, quyền tiếp cận thực phẩm an toàn là quyền cơ bản của con người. Công tác bảo đảm ATVSTP phải được tăng cường, đây là trách nhiệm của toàn xã hội, của cả hệ thống chính trị, trực tiếp là Chính phủ, chính quyền địa phương các cấp, các cơ quan chức năng.

Bài toán lớn hiện nay là quy hoạch các vùng sản xuất, nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh theo chuỗi, làng nghề thực phẩm, chợ đầu mối thực phẩm an toàn, quy trình quản lý chất lượng tiên tiến. Hoàn thiện đề án phát triển nông sản hữu cơ, trình Thủ tướng phê duyệt.

Theo Bộ Y tế, 3 năm qua, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng và sự tham gia tích cực của các bộ, ngành, địa phương, công tác ATVSTP đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, tích cực.

Sau 2 năm thực hiện Chỉ thị 13, cơ quan chức năng khởi tố 28 vụ với 42 bị can về tội vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm và buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm. Đây là một điểm mới trong xử lý vi phạm an toàn thực phẩm so với trước khi có Chỉ thị 13.

Năm 2019, toàn quốc có 76 vụ ngộ độc thực phẩm làm gần 2.000 người mắc, 1.918 người đi viện và 8 trường hợp tử vong. So với năm 2018, số vụ giảm 32 vụ (29,6%), số mắc giảm 1.478 người (42,6%), số  đi viện giảm 1.135 người (37,2%), số tử vong giảm 9 người (52,9%).

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Trang bị kỹ năng tận dụng phụ phẩm nông nghiệp cho nông dân

Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh vừa tổ chức lớp tập huấn về 'Quy trình sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ phụ phẩm nông nghiệp địa phương'.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Xúc tiến, quảng bá, kết nối du lịch Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long từ lâu đã nổi tiếng là vùng đất bình yên của những người dân chất phác, thân thiện với phong cảnh thiên nhiên hữu tình, thơ mộng.