Sẽ có sổ tay về tín chỉ carbon trong lâm nghiệp; Thịt bò Việt chiếm chưa đến 1% sản lượng toàn cầu; Quảng Ngãi cấm khai thác thủy sản có thời hạn 2 khu vực.
Nuôi biển công nghiệp - xu hướng tất yếu để phát triển bền vững
Nam Trung bộ là vùng có điều kiện tự nhiên và môi trường khá thuận lợi để phát triển nuôi biển, đặc biệt là nuôi biển công nghiệp với quy mô hàng hóa lớn.
Xuân Hào | 10:38 30/10/2022
Nam Trung bộ là vùng có điều kiện tự nhiên và môi trường khá thuận lợi để phát triển nuôi biển, đặc biệt là nuôi biển công nghiệp với quy mô hàng hóa lớn.
Tuy nhiên, thời gian qua, việc đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi biển ở các địa phương này còn nhiều hạn chế và thiếu đồng bộ. Người dân vẫn chủ yếu sử dụng các vật liệu truyền thống như tre, gỗ, xốp làm lồng, bè nuôi nên dễ bị ảnh hưởng bởi mưa bão, sóng biển.
Đơn cử như tỉnh Ninh Thuận, tỉnh này hiện có khoảng 216 bè nổi với 3,5 nghìn lồng nuôi nhưng chủ yếu là khung gỗ, tre, kích thước nhỏ. Do vậy khó phát triển bền vững nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay. Để khai thác tiềm năng và phát triển bền vững, tỉnh Ninh Thuận đang xem xét, giúp người dân chuyển đổi từ nuôi lồng bè thô sơ qua quy mô công nghiệp, hiện đại. Ông Dư Ngọc Tuân, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Ninh Thuận nói:
Băng 1: Chúng tôi đang tiếp tục nghiên cứu để tham mưu cho cấp có thẩm quyền, ngoài những chính sách của Trung ương thì địa phương có thể xem xét những chính sách nhằm giúp cho người dân chuyển đổi từ nuôi lồng bè thô sơ. Như hiện nay thì người nuôi cần phải nâng cấp, cải tạo lồng bè cho kiên cố hơn để có thể nuôi ổn định, chịu được sóng gió ở vùng biển hở. Để phát triển nuôi biển ổn định, bền vững thì cũng rất cần về khoa học công nghệ rồi đào tạo nguồn nhân lực. Như chúng ta biết, việc nuôi trên biển khác với nuôi trong đất liền, có những cái khó khăn nhất định, do đó về trình độ kỹ thuật, khoa học công nghệ, nhân lực để có thể đáp ứng yêu cầu trong điều kiện nuôi trên biển, đặc biệt nuôi ở vùng biển xa bờ.
MC: Theo Bộ NN-PTNT, để ngành nuôi biển nước ta nói chung và Nam Trung bộ nói riêng đạt hiệu quả, ngành thủy sản cần thực hiện kế hoạch phát triển nuôi biển hiệu quả, bền vững, phù hợp điều kiện thực tế, ưu tiên phát triển nuôi biển công nghiệp. Khuyến khích đầu tư theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến trên thế giới. Đặc biệt là triển khai các chương trình, dự án trọng điểm để giải quyết các vấn đề cốt lõi, tạo nền tảng để phát triển ngành nuôi biển hiệu quả, bền vững, thân thiện môi trường. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho rằng, nuôi biển công nghệ cao, nuôi biển công ghiệp sẽ phát huy được nguồn lực doanh nghiệp và khai thác mặt nước biển một cách hiệu quả. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nói:
Băng 2: Cái tiềm năng mà như tôi đã nói là diện tích mặt biển trên 1 triệu km2, bờ biển dài 3.260km và vùng biển nước sâu ở nước ta để nuôi xa bờ ngoài 6 hải lý với công nghệ hiện đại như các nước Na Uy, Israel. Với các hệ thống rất đồng bộ từ khâu giống đến khâu thức ăn, lồng nuôi, quy trình công nghệ, thu hoạch, sơ chế, chế biến khép kín và gắn với du lịch. Như Na Uy, chỉ có 49 trang trại nhưng 1 ngày họ cấp 14 triệu suất ăn cá hồi và du lịch theo một chuỗi như đi ngắm biển, xem quy trình nuôi, xem công nghệ nuôi, xem sơ chế chế biến. Như vậy, chỉ có một môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào nuôi biển mang tính hệ thống công nghệ cao; thứ 2 là phát huy được nguồn lực ở các doanh nghiệp, khai thác mặt nước biển có hiệu quả; thứ nữa là mình huy động được đội ngũ lao động trên biển với trình độ cao để chúng ta có thể có được sản lượng nuôi biển đạt được mục tiêu theo quyết định 1664 đến năm 2030 và những năm tiếp theo.
Minh Quý - Mai Phương
Quy hoạch cảng cá là điểm tì, đòn bẩy ngành thủy sản phát triển bền vững
Nuôi biển công nghiệp - xu hướng tất yếu để phát triển bền vững
Nam Trung bộ là vùng có điều kiện tự nhiên và môi trường khá thuận lợi để phát triển nuôi biển, đặc biệt là nuôi biển công nghiệp với quy mô hàng hóa lớn.
Xuân Hào
Các chương trình
Không khí lạnh tăng cường nên từ gần sáng ngày hôm nay ở khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi có mưa lớn diện rộng.