Nông sản Việt Nam có nhiều lợi thế trong đàm phán thuế

Nông sản Việt Nam có nhiều lợi thế trong đàm phán thuế; Ngư dân hối hả vào vụ cá Nam; Ninh Bình đã xây mới, sửa chữa hơn 1.100 căn nhà.

Quỳnh Anh  | 07:23 08/04/2025

Nông sản Việt Nam có nhiều lợi thế trong đàm phán thuế

Tự động

Nông sản Việt Nam có nhiều lợi thế trong đàm phán thuế

Sapo: “Nông nghiệp 24H” của NongnghiepRadio ngày 8/4 sẽ có những nội dung chính sau:Nông sản Việt Nam có nhiều lợi thế trong đàm phán thuế; Ngư dân hối hả vào vụ cá Nam; Ninh Bình đã xây mới, sửa chữa hơn 1.100 căn nhà .

Phần này KO đọc. Đây là tít và sapo của Bài phát thanh)

Xin kính chào quý vị và bà con, chào mừng quý vị và bà con đến với bản tin “Nông nghiệp 24h” ngày 8/4/2025 của Kênh phát thanh Nông nghiệp Radio.

Trước tiên sẽ là những tin vắn về hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành và hoạt động sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nông sản đã diễn ra trong 24h qua.

  • Dựa vào lợi thế nông sản Việt Nam trong đàm phán thuế quan với Hoa Kỳ

Thưa quý vị và bà con, chiều qua, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy chủ trì buổi làm việc với các đơn vị thuộc Bộ cùng các doanh nghiệp, hiệp hội xuất khẩu nông sản chủ đạo sang thị trường Hoa Kỳ. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh tình hình thương mại thế giới đảo lộn, sau khi Tổng thống Hoa Kỳ công bố mức thuế đối ứng mới hôm 3/4. Tại cuộc họp, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nhấn mạnh, thời gian vừa qua, Bộ và Chính phủ đã có nhiều động thái ngay sau khi Tổng thống Hoa Kỳ công bố mức thuế đối ứng mới, trong đó con số đưa ra với Việt Nam là 46%. Theo đó, hiện nay Việt Nam mong muốn có thể đàm phán với phía Hoa Kỳ để đưa ra các giải pháp nhằm hạ mức thuế này. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng nhấn mạnh chúng ta phải luôn chuẩn bị kịch bản cho tình huống xấu nhất là Hoa Kỳ vẫn áp dụng chính sách này, không trì hoãn. Cụ thể hơn về nội dung này, Nông nghiệp Radio sẽ tiếp tục gửi tới quý vị trong phần sau của chương trình.

  • Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức về biến đổi khí hậu

Dự báo của Viện khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu, Bộ Nông nghiệp và Môi Trường cho thấy, đến năm 2050 Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức về biến đổi khí hậu, đó là nhiệt độ, mưa cực đoan sẽ tăng nhanh và nước biển dâng. Cụ thể tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, hơn 47% diện tích có nguy cơ ngập lụt. Trong khi đó, tỷ lệ ngập lụt tại Thành phố Hồ Chí Minh là trên 17%. Ngân hàng thế giới cũng dự báo  nếu không có hành động kịp thời, biến đổi khí hậu sẽ làm Việt Nam tổn thất 3-5% GDP mỗi năm. Thách thức lớn nhưng hiện tài chính dành cho ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam còn hạn chế. Do đó rất cần sự chung tay, hỗ trợ từ phía các tổ chức quốc tế, các quốc gia khác trên thế giới để cùng hành động hiệu quả.

  • Hơn 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng chết khô, người dân ngồi trên đống lửa

Từ cuối năm 2024, tình trạng nứa, vầu, luồng bị chết khô xuất hiện trên diện rộng ở huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Nhiều cánh rừng trơ trọi, cây chết khô. Người dân lo lắng trong vòng 7 - 10 năm tới sẽ không còn sinh kế. Cụ thể, theo thống kê ban đầu, hiện toàn huyện Quan Sơn đã có trên 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng bị chết khô, hay còn gọi là khuy sinh học. Hiện Hạt Kiểm lâm huyện đang phối hợp với chính quyền các xã, thị trấn, các chủ rừng trên địa bàn tiếp tục rà soát, thống kê, xác định diện tích, mức độ rừng tre nứa bị khuy. Việc xuất hiện tình trạng rừng tre nứa bị khuy ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân trên địa bàn huyện khi phần lớn kinh tế của người dân chủ yếu phụ thuộc vào việc khai thác lâm sản từ nứa, vầu và luồng. Bên cạnh đó, tình trạng này đang gây nguy cơ rất cao dẫn đến cháy rừng khi thời tiết đang vào mùa nắng nóng.

  • Ngư dân hối hả vào vụ cá Nam

Bắt đầu từ tháng 4 và kéo dài đến tháng 9 hằng năm, vụ cá Nam là vụ đánh bắt thủy sản mang lại thu nhập chính cho ngư dân trong năm. Thời điểm này, tranh thủ thời tiết thuận lợi, ngư dân các địa phương ven biển của tỉnh Quảng Trị đang hối hả vươn khơi bám biển với kỳ vọng một vụ đánh bắt bội thu. Ban Quản lý cảng cá Quảng Trị cho biết, tuy mới bắt đầu vụ cá Nam nhưng hiện tại bình quân mỗi ngày cảng cá Cửa Việt tiếp nhận từ 10 - 15 tàu cá cập cảng bốc dỡ hải sản; bốc xếp đá lạnh, nhiên liệu, ngư lưới cụ để vươn khơi. Nhiều tàu cá sau thời gian đánh bắt đã thu được nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao như: cá thu, cá ngừ, cá nục, cá cơm, mực lá... mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi chuyến biển.

  • Ninh Bình đã xây mới, sửa chữa hơn 1.100 căn nhà

Để hoàn thành mục tiêu thực hiện xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/9/2025, Ban chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp trong tỉnh Ninh Bình đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo huy động các nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ xây, sửa nhà cho các hộ có nhu cầu. Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Ninh Bình, tính đến cuối tuần qua, toàn tỉnh có hơn 1.100 hộ đã khởi công xây mới, sửa chữa nhà ở. Trong đó xây mới là hơn 700 hộ, sửa chữa là gần 400 hộ, đạt tỷ lệ hơn 82%. Một số địa phương có kết quả xoá nhà tạm, nhà dột nát đạt cao như: huyện Kim Sơn đạt tỷ lệ gần 97%; huyện Yên Khánh đạt tỷ lệ gần 96%; huyện Nho Quan đạt tỷ lệ gần 94%.

Nhạc

Thưa quý vị và bà con, năm 2025, tình hình thương mại thế giới có nhiều diễn biến mới, phức tạp, khó lường. Đáng chú ý là vừa qua Hoa Kỳ công bố áp thuế 46% lên hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Để chủ động các giải pháp ứng phó linh hoạt, cùng với những nỗ lực từ Chính phủ, chiều qua, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy chủ trì buổi làm việc với các đơn vị thuộc Bộ cùng các doanh nghiệp, hiệp hội xuất khẩu nông sản chủ đạo sang thị trường Hoa Kỳ liên quan đến nội dung này. Tại cuộc họp, Bộ trưởng dưa ra nhận định tình hình và nhấn mạnh phương châm xử lý kịp thời, linh hoạt, không đối đầu và dựa vào lợi thế của nông sản Việt Nam trong đàm phán, giải quyết vấn đề về thuế quan của Hoa Kỳ.

Băng:

Tùng Đinh

Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp và môi trường sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 8/4/2025.

  Hôm nay, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy Tiếp xã giao Giám đốc Quốc gia và Đoàn công tác Chương trình 2025 của Ngân hàng Phát triển Châu Á. Sau đó, Tiếp và làm việc với Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Bỉ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam bên cạnh Liên minh châu Âu.

   Thứ trưởng Phùng Đức Tiến Nghe báo cáo các vấn đề liên quan đến Thông tư 04.

  Thứ trưởng Trần Thanh Nam dự Hội thảo Tăng cường chuỗi giá trị rơm rạ hỗ trợ Đề án 01 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

  Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp đi Công tác tại tỉnh Cao Bằng cùng Đoàn công tác hỗ trợ khắc phục thiệt hại bão Yagi do Chính phủ Nhật Bản, UNICEF và IOM tài trợ.

  Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị Nghe báo cáo Kế hoạch thực hiện quy hoạch Bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 – 2030.

  Thứ trưởng Hoàng Trung Tham gia Đoàn công tác của Lãnh đạo Chính phủ.

  Thứ trưởng Võ Văn Hưng, Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa và Thứ trưởng Lê Công Thành Xử lý công việc thường xuyên.

  Thứ trưởng Trần Quý Kiên Tham dự cuộc họp chuẩn bị Đề án Chuyến thăm Liên bang Nga.

  Trong khi đó, Thứ trưởng Lê Minh Ngân Nghe báo cáo về đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.

Quỳnh Anh

$ Nội dung vừa rồi cũng kết thúc Bản tin Nông nghiệp 24h của kênh phát thanh Nông nghiệp Radio hôm nay, xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau.

Tự động

Nông sản Việt Nam có nhiều lợi thế trong đàm phán thuế

Nông sản Việt Nam có nhiều lợi thế trong đàm phán thuế; Ngư dân hối hả vào vụ cá Nam; Ninh Bình đã xây mới, sửa chữa hơn 1.100 căn nhà.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Thời tiết nông vụ ngày 8/4/2025: Miền Bắc giảm mưa, miền Nam nắng nóng
Thời sự

Hôm nay (8/4) miền Bắc và Bắc Trung bộ sẽ giảm mưa. Các nơi khác trên cả nước trời nắng, trong đó Nam bộ tiếp tục có nắng nóng.

Thời tiết nông vụ ngày 8/4/2025: Miền Bắc giảm mưa, miền Nam nắng nóng
Ngành Nông nghiệp và Môi trường xây dựng kế hoạch cho mục tiêu tăng trưởng 4%
Thời sự

Ngành Nông nghiệp và Môi trường xây dựng kế hoạch cho mục tiêu tăng trưởng 4%; Việc quản lý đội tàu tại các địa phương cơ bản đáp ứng yêu cầu.

Ngành Nông nghiệp và Môi trường xây dựng kế hoạch cho mục tiêu tăng trưởng 4%