184 công trình thủy lợi ở Bắc Kạn cần sửa chữa, kinh phí hơn 200 tỷ đồng

Tỉnh Bắc Kạn hiện có hơn 2.400 công trình thủy lợi nhưng nhiều công trình đã xuống cấp trong thời gian dài, gây mất an toàn vào mùa mưa lũ, đe dọa đến sản xuất và cuộc sống của người dân nhưng do thiếu kinh phí, việc nâng cấp, sửa chữa vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

Ngọc Tú  | 15:13 16/11/2023

184 công trình thủy lợi ở Bắc Kạn cần sửa chữa, kinh phí hơn 200 tỷ đồng

Tự động

Bắc Kạn cần hỗ trợ sửa chữa công trình thủy lợi hư hỏng

MC 1:

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Thủy lợi và phát triển.

Thưa quý vị và bà con, thời gian qua tại tỉnh Bắc Kạn, nhiều công trình thủy lợi xuống cấp, mất an toàn vào mùa mưa lũ, nhưng do thiếu kinh phí, việc nâng cấp, sửa chữa gặp rất nhiều khó khăn. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, mời quý vị và bà con cùng theo dõi phóng sự sau của Nông nghiệp Radio.

Nội dung

MC 2:

Tiếng nước chảy

Sau nhiều trận mưa lũ vừa qua, hồ Khuổi Cuộn ở xã Nông Hạ, huyện Chợ Mới bị hư hỏng nghiêm trọng. Đơn vị quản lý hồ phải phá dỡ nhà van, kéo cửa van xả đáy để xả nước đảm bảo an toàn. Nhưng đó chỉ là giải pháp tạm thời, về lâu dài, muốn sửa chữa triệt để đưa hồ vận hành bình thường trở lại cần kinh phí lớn nên chưa thể thực hiện ngay.

Tại Bắc Kạn, đây chỉ là một trong hàng chục hồ thủy lợi đang xuống cấp nghiêm trọng cần sửa chữa, nâng cấp ngay. Thống kê của Công ty TNHH MTV Quản lý, khai thác công trình thủy lợi Bắc Kạn cho thấy, toàn tỉnh hiện có 9 hồ cần sửa chữa, nâng cấp, kinh phí khoảng 85 tỷ đồng. Bà Đào Thị Nguyệt, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi Bắc Kạn cho biết: trong 9 hồ xuống cấp, nhiều hồ đã được xây dựng từ cách đây 30 đến 40 năm.

 (Những hồ chứa đã xây dựng từ những năm 60 – 70 do người dân tự đắp chưa được kiên cố, với nguồn kinh phí hàng năm, công ty chỉ có thể sửa chữa nhỏ, còn đối với công trình sửa chữa lớn thì chỉ thống kê báo cáo sở NN và tỉnh)

MC 2:

Tỉnh Bắc Kạn hiện có hơn 2 nghìn 400 công trình thủy lợi, trong đó có 35 hồ chứa nước, 41 trạm bơm, còn lại là các công trình đập dâng, kênh dẫn nước. Một số hồ nguy cơ cao xảy ra sự cố khi có mưa lũ như hồ Khuổi Dú, hồ Thôm Mong, hồ Lọ Pheo của huyện Na Rì; hồ Nà Kiến, hồ Thôm Pết thuộc huyện Chợ Đồn và các hồ Thôm Sâu, hồ Khuổi Quang, hồ Khuổi Cuộn của huyện Chợ Mới. Trong số này một số hồ nước rò rỉ qua thân đập đã nhiều năm nhưng vẫn phải tích nước để phục vụ sản xuất. Đáng lo ngại là những hồ chứa nước này thường ở vị trí trên cao, phía dưới thường là khu dân cư, hoặc khu sản xuất của người dân, nếu xảy ra vỡ đập có thể để lại hậu quả nặng nề. Ngoài hồ đập bị hư hỏng, hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn còn có hàng trăm công trình kênh, đập dâng, mương dẫn nước hư hỏng cần sửa chữa. Kinh phí sửa chữa lên đến hàng trăm tỷ đồng. Bên cạnh đó, tỉnh Bắc Kạn cũng cần thêm gần 30 tỷ đồng để thực hiện các quy định về an toàn hồ đập. Tuy nhiên, do kinh phí hạn hẹp, Công ty TNHH MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi Bắc Kạn chưa thể thực hiện.  Bà Đào Thị Nguyệt, Phó giám đốc công ty cho biết thêm:

Băng 2

(hiện nay công ty doanh thu chỉ đạt 10 tỷ đồng, từ năm 2012 đến nay nguồn thu không tăng nên doanh thu vân vậy, ngoài chi thường xuyên công ty chỉ có một phần nhỏ ngân sách để sửa chữa công trình).

MC 2:

Để khắc phục, nâng cao năng lực tưới tiêu, hàng năm tỉnh Bắc Kạn chỉ có nguồn vốn ít ỏi lồng ghép từ các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án ngành nông nghiệp để sửa chữa. Các đơn vị quản lý chủ động cân đối ngân sách sửa chữa tạm thời các công trình hư hỏng. Trong bối cảnh còn khó khăn về nguồn lực, hiện nay tỉnh Bắc Kạn đã giao cho các huyện, thành phố quản lý hơn 2.000 công trình thủy lợi nhỏ. Ông Nông Quang Nhất, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn cho biết:

Băng 3:

(Khi phát hiện sự cố vẫn có phương án khắc phục sửa chữa tuy nguồn lực khó khăn, chỗ nào cần vẫn phải dành từ ngân sách của tỉnh ngoài ra còn có quỹ phòng chống thiên tai của tỉnh – 34s).

MC 1: 

Thưa quý vị và bà con, trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, ngoài ngân sách địa phương, tỉnh Bắc Kạn cũng kiến nghị Trung ương hỗ trợ kinh phí sửa chữa những công trình thủy lợi lớn, cấp bách để đảm bảo an toàn cũng như cung cấp nước cho sản xuất trong bối cảnh mưa lũ diễn biến phức tạp.

Thực hiện: Ngọc Tú

MC 2: Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin vắn về lĩnh vực thủy lợi trên cả nước

MC 1: tin 1

Thưa quý vị và bà con,

Chỉ có 2 đợt xả nước tăng cường phục vụ sản xuất vụ đông xuân

Bộ NN-PTNTvừa thông báo, vụ đông xuân 2023-2024, các nhà máy thủy điện chỉ điều tiết hai đợt tăng cường phát điện, bổ sung nguồn nước trênsông Hồng, sông Đà, sông Đuống phục vụ Hà Nội và các tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ lấy nước gieo cấy trong thời gian 12 ngày. Cụ thể, đợt 1 sẽ bắt đầu từ ngày 23 đến hết ngày 30/1/2024 và đợt 2 sẽ bắt đầu từ ngày 18 đến hết ngày 21/2/2024. Trong thời gian lấy nước đợt 1, các nhà máy thủy điện sẽ vận hành tối đa công suất phát điện để tăng cường nguồn nước về hạ du. Đợt 2, các hồ chứa thủy điện vận hành bảo đảm dòng chảy đủ để đẩy mặn, mực nước cho các trạm bơm dã chiến và các công trình đã được nâng cấp hoạt động.

MC 2: tin 2

Văn phòng UBND tỉnh Hòa Bình vừa ban hành Thông báo kết luận của ông Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, tại buổi kiểm tra điều kiện để thực hiện chặn dòng thi công vượt lũ cụm công trình đầu mối, dự án Hồ chứa nước Cánh Tạng, tỉnh Hòa Bình. Theo kết luận, qua kiểm tra thực tế hiện trường và ý kiến của các bên liên quan, dự án Hồ chứa nước Cánh Tạng cơ bản đủ điều kiện chặn dòng theo Quyết định. Tuy nhiên tiến độ thực hiện triển khai dự án vẫn chưa đảm bảo theo đúng yêu cầu như: Thi công các gói thầu chưa đảm bảo tiến độ; chưa trình hồ sơ điều chỉnh giá các gói thầu thi công xây dựng các điểm tái định cư theo quy định; công tác giải phóng mặt bằng về đất đai liên quan đến dự án còn chậm tiến độ; việc phối hợp giữa chủ đầu tư và các bên liên quan chưa chặt chẽ.

MC 1: tin 3

Hiện nay toàn tỉnh Hà Giang có 4.360 công trình thủy lợi, trong đó có 59 hồ chứa, còn lại là các đập dâng vừa và nhỏ chuyển tiếp nước vào các kênh dẫn và một số kênh dẫn lấy nước trực tiếp từ các khe, mó nước dẫn thẳng nước vào khu tưới. Một thực trạng gây nên khó khăn trong công tác quản lý vận hành những công trình thủy lợi ở Hà Giang đó là thiếu nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn. Bởi trong số 11 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh thì chỉ có 2 huyện là Bắc Mê và huyện Đồng Văn là có cán bộ chuyên trách thủy lợi. Trước thực trạng này, ngành NN-PTNT tỉnh Hà Giang đã và đang rà soát để tổ chức lại bộ máy tại cơ sở đảm bảo theo quy định.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Thủy lợi và phát triển của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

184 công trình thủy lợi ở Bắc Kạn cần sửa chữa, kinh phí hơn 200 tỷ đồng

Tỉnh Bắc Kạn hiện có hơn 2.400 công trình thủy lợi nhưng nhiều công trình đã xuống cấp trong thời gian dài, gây mất an toàn vào mùa mưa lũ, đe dọa đến sản xuất và cuộc sống của người dân nhưng do thiếu kinh phí, việc nâng cấp, sửa chữa vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

Ngọc Tú

Tin liên quan

Các chương trình

Hỗ trợ khắc phục thiên tai được thực hiện ngay khi bão chưa tan
Thời sự

Hỗ trợ khắc phục thiên tai được thực hiện ngay khi bão chưa tan; ‘Thủ phủ’ củ đậu của Hải Dương giảm 50% sản lượng; TP. Cần Thơ chỉ còn gần 0,1% hộ nghèo.

Hỗ trợ khắc phục thiên tai được thực hiện ngay khi bão chưa tan
Thời tiết nông vụ ngày 11/12/2024: Bắc bộ mưa rét, Trung bộ mưa to dài ngày
Thời sự

Đợt không khí lạnh này được dự báo là khá mạnh, sẽ tăng cường dồn dập trong những ngày tới.

Thời tiết nông vụ ngày 11/12/2024: Bắc bộ mưa rét, Trung bộ mưa to dài ngày