7 vấn đề cần tháo gỡ trong quy định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi

7 vấn đề cần tháo gỡ trong quy định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi; Bảo vệ sản xuất những ngày rét hại; Không cấy lúa khi nhiệt độ dưới 15 độ C.

Quỳnh Anh  | 

7 vấn đề cần tháo gỡ trong quy định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi

Tự động

7 vấn đề cần tháo gỡ trong quy định giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi

  • Bảo vệ sản xuất nông nghiệp trong những ngày rét hại

Thưa quý vị và bà con, Những ngày qua, do ảnh hưởng của không khí lạnh cường độ mạnh, toàn miền Bắc đã xảy ra rét hại, vùng núi cao xuất hiện băng giá, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân và sản xuất nông nghiệp. Theo nhận định, đây là đợt không khí lạnh có cường độ mạnh nhất mùa Đông năm 2023-2024. Trước tình hình đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có Công điện chỉ đạo chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong đó, yêu cầu Bộ NN-PTNT tập trung chỉ đạo theo dõi sát diễn biến thời tiết, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện công tác phòng chống rét, dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản và cây trồng; xây dựng và hướng dẫn kế hoạch sản xuất vụ đông xuân, cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện thời tiết.

  • Những vướng mắc về giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi

Hôm qua, Bộ NN-PTNT, Bộ Tài chính vừa phối hợp với Ngân hàng Phát triển châu Á – gọi tắt là ADB và Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc tổ chức Hội thảo tư vấn chính sách về giá dịch vụ thủy lợi. Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, sau 5 năm triển khai Nghị định 96 của Chính phủ về giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi đã nảy sinh một số vướng mắc và bất cập, chưa phù hợp với thực tế. Từ năm 2012 đến nay mức hỗ trợ thủy lợi phí giữ nguyên, không thay đổi, trong khi đó chi phí đầu vào thì đều thay đổi. Nguồn thu của các công ty thủy nông đều rất thấp, chi phí tối thiểu cho lương, bảo trì và sửa chữa hàng năm không đảm bảo, đời sống của cán bộ làm công tác thủy nông rất khó khăn. Cụ thể về nội dung này, Nông nghiệp Radio sẽ tiếp tục thông tin tới quý vị trong phần sau của chương trình.

  • Không cấy lúa khi nhiệt độ dưới 15 độ C

Trước tình hình rét đậm, rét hại đang diễn ra và có khả năng xảy ra nhiều đợt ở các tỉnh phía Bắc, Cục Trồng trọt, khuyến cáo các địa phương, nông dân cần theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết và kiểm tra, đánh giá, có biện pháp phòng chống rét cho cây trồng, đặc biệt là lúa Đông Xuân kịp thời. Riêng đối với sản xuất lúavụ Đông Xuân2023 – 2024, diện tích lúa đã gieo sạ cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá, có biện pháp phòng chống rét cho lúa. Nông dân duy trì mực nước trên mặt ruộng để giữ ấm cho lúa, không bón đạm cho lúa trong những ngày trời rét, nếu lúa bị chết phải dặm lại và chăm sóc kịp thời khi thời tiết ấm. Diện tích mạ đã gieo cần tập trung phương tiện, dụng cụ che chắn để chống rét, tuyệt đối không cấy khi nhiệt độ trung bình ngày - đêm xuống dưới 15 độ C.

  • Một huyện phát triển thêm 50 vùng chuyên canh

Năm 2023, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương đã định hình thêm 50 vùng sản xuất nông nghiệp theo mô hình chuyên canh... 50 mô hình mới có tổng diện tích canh tác hơn 270 ha. Trong đó có 48 mô hình sản xuất lúa và 2 mô hình trồng rau màu. Các mô hình chuyên canh góp phần nâng giá trị sản xuất trên 1 ha đất trồng trọt và nuôi thủy sản của huyện đạt 189 triệu đồng/năm, tăng 14 triệu đồng/ha, thu nhập bình quân đầu người 72,1 triệu đồng/năm, tăng 7 triệu đồng... Ngoài ra, các ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, các mô hình cây trồng, vật nuôi mới cũng được tăng cường triển khai như trình diễn cấy lúa bằng máy, mô hình cấy máy mở rộng, phun thuốc bảo vệ thực vật bằng thiết bị bay không người lái, mô hình trồng cây hẹ thu bông, nuôi tôm thẻ chân trắng, ốc nhồi...

  • Chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho hiệu quả gấp 5-8 lần

Trong những năm qua, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả được huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp quan tâm thực hiện. Từ năm 2011 đến nay, toàn huyện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa được hơn 6.400ha. Việc chuyển đổi từ các mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa từ 5-8 lần. Đáng chú ý là việc chuyển đổi sản xuất sầu riêng an toàn theo hướng VietGAP mang lại thu nhập bình quân khoảng 700 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 20 lần so với trồng lúa trên cùng diện tích canh tác. Mô hình sản xuất bưởi theo hướng hữu cơ cũng cho thu nhập bình quân khoảng 320 triệu đồng/ha/năm, sản xuất nhãn mang lại thu nhập bình quân khoảng 500 triệu đồng/ha/năm.

Nhạc

Thưa quý vị và bà con, Kể từ khi Luật Thuỷ lợi và các văn bản liên quan được ban hành, chính sách giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi, được cụ thể hóa trong Nghị định số 96 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết về giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng chuyển từ cơ chế phí sang cơ chế giá. Mục tiêu chính là tạo hành lang pháp lý để xây dựng và áp dụng giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi, cùng cơ chế hỗ trợ tiền sử dụng dịch vụ thủy lợi, hướng đến giảm chi phí sản xuất nông nghiệp cho người dân; đồng thời duy trì tính bền vững của ngành thủy lợi, tăng tính cạnh tranh cho ngành Nông nghiệp. Sau hơn 5 năm thực hiện, hầu hết các địa phương đã xây dựng phương án giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế đáng kể. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp chia sẻ cụ thể về nội dung này.

Băng:

Tùng Đinh

Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 25/1/2024.

Hôm nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan Gặp mặt, chúc Tết nguyên Lãnh đạo Bộ, đơn vị thuộc Bộ.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến Nghe báo cáo Tình hình thực hiện Nghị quyết số 44 của Ban cán sự Đảng và triển khai Kế hoạch đầu tư các dự án lĩnh vực Khoa học công nghệ khối Viện thuộc Bộ. Sau đó, Gặp mặt, chúc Tết nguyên Lãnh đạo Bộ, đơn vị thuộc Bộ

Thứ trưởng Trần Thanh Nam Nghe báo cáo chuẩn bị Hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Đề án 01 triệu ha lúa chất lượng cao, giảm phát thải. Sau đó, cùng Bộ trưởng gặp mặt chúc tết nguyên Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo các đơn vị.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp dự Hội thảo Vai trò của các tổ chức phi Chính phủ quốc tế và khu vực tư nhân trong việc tăng cường hành động sớm ứng phó thiên tai ở Việt Nam. Họp Ban thường vụ Đảng bộ tháng 01/2024. Gặp mặt, chúc Tết nguyên Lãnh đạo Bộ, đơn vị thuộc Bộ. Sau đó, Tiếp đại sứ Nhật và Gặp mặt đối tác Cơ quan phát triển quốc tế Nhật Bản.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị Nghe báo cáo về Kế hoạch thực hiện năm 2024 Dự án "Phục hồi và quản lý bền vững rừng ngập mặn vùng đồng bằng sông Hồng". Sau đó, Họp nghe báo cáo rà soát Kế hoạch tổng thể Dự án Hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển.

Trong khi đó, Thứ trưởng Hoàng Trung Dự họp cùng Thủ tướng Chính phủ về đề nghị xây dựng Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp. Họp Ban thường vụ Đảng bộ tháng 01/2024. Sau đó,cùng Bộ trưởng gặp mặt, chúc Tết nguyên Lãnh đạo Bộ, đơn vị thuộc Bộ

Quỳnh Anh

$ Nội dung vừa rồi cũng kết thúc Bản tin Nông nghiệp 24h của kênh phát thanh Nông nghiệp Radio hôm nay, bản tin do BTV Xuân Hào biên soạn và thực hiện, xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau.

Tự động

7 vấn đề cần tháo gỡ trong quy định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi

7 vấn đề cần tháo gỡ trong quy định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi; Bảo vệ sản xuất những ngày rét hại; Không cấy lúa khi nhiệt độ dưới 15 độ C.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 6/5/2024: Sớm ban hành đề án về thị trường carbon
Thời sự

Sớm ban hành đề án về thị trường carbon; Cháy lớn gây thiệt hại hơn 10ha rừng phòng hộ ven biển; Xã hội hóa trồng rừng: Thúc đẩy kinh tế lâm nghiệp.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 6/5/2024: Sớm ban hành đề án về thị trường carbon
Bản tin Thủy sản ngày 6/5/2024: Vớt khoảng 200 tấn cá chết trên hồ Sông Mây
Thời sự

Hoàn thành việc vớt khoảng 200 tấn cá chết trên hồ Sông Mây; Việt Nam vươn lên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ 5 vào Singapore; Biện pháp chống nóng cho tôm.

Bản tin Thủy sản ngày 6/5/2024: Vớt khoảng 200 tấn cá chết trên hồ Sông Mây