| Hotline: 0983.970.780

Nhu cầu cấp thiết chuyển từ phí sang giá cho ngành thủy lợi

Thứ Tư 24/01/2024 , 16:22 (GMT+7)

Sáng 24/1, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nêu ra 7 vấn đề liên quan thủy lợi phí tại hội thảo tham vấn chính sách, ghi nhận kinh nghiệm từ Australia.

Hội thảo tham vấn chính sách về giá dịch vụ thủy lợi được tổ chức sáng 24/1. Ảnh: Tùng Đinh.

Hội thảo tham vấn chính sách về giá dịch vụ thủy lợi được tổ chức sáng 24/1. Ảnh: Tùng Đinh.

Hội thảo do Bộ NN-PTNT, Bộ Tài chính, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đồng tổ chức, với sự tham gia của nhiều đơn vị, tổ chức, địa phương và các chuyên gia trong ngành thủy lợi.

Đồng chủ trì có Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận, Giám đốc Khối Nông nghiệp, lương thực, thiên nhiên và phát triển nông thôn của ADB Jiangfeng Zhang, Cố vấn trưởng Bộ Ngoại giao và thương mại Australia John Dore.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nêu ra 7 vấn đề liên quan việc quy định giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi và các chính sách liên quan.

Đầu tiên, việc quy định cách xác định giá minh bạch, cụ thể, rõ ràng, đảm bảo phù hợp với thực tiễn và đặc thù của ngành thủy lợi, tránh rủi ro về mặt pháp lý cho các đơn vị thực hiện.

Thứ hai, quy định về lộ trình thực hiện giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi để phù hợp khả năng ngân sách và chính sách phát triển kinh tế của đất nước trong từng thời kỳ.

Vấn đề tiếp theo là định giá sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi cần đảm bảo không vượt quá dự toán ngân sách Nhà nước được giao, tiền dự kiến thu của người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và lộ trình điều chỉnh chi phí khấu hao, bảo trì.

Một vấn đề quan trọng nữa là tháo gỡ khó khăn vướng mắc về điều kiện đặt hàng sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi để phù hợp với tình hình thực tế.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp nêu ra 7 vấn đề trong quy định giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi và các chính sách liên quan. Ảnh: Tùng Đinh.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp nêu ra 7 vấn đề trong quy định giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi và các chính sách liên quan. Ảnh: Tùng Đinh.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cũng đề cập đến quy định về cơ chế thu bù chi để đảm bảo nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ công trình, an ninh nguồn nước, an toàn hồ đập, hồ chứa nước và phát triển bền vững của ngành thủy lợi.

“Việc định giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi khác cần đảm bảo phù hợp với mặt bằng giá thị trường tại thời điểm định giá, khả năng thanh toán của người sử dụng sản phẩm dịch vụ thủy lợi khác và điều chỉnh chi phí khấu hao, chi phí bảo trì, mức lợi nhuận phù hợp với chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ”, lãnh đạo Bộ NN-PTNT chia sẻ thêm.

Vấn đề cuối cùng mà Thứ trưởng đưa ra là tháo gỡ vướng mắc trong cách xác định giá đối với tổ chức thủy lợi cơ sở do Nghị định số 96/2018/NĐ-CP chưa có quy định.

Chưa phù hợp thực tế

Hệ thống công trình thủy lợi là một trong các trụ cột quan trọng hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt từ Đảng và Nhà nước, nhất là trong bối cảnh khí hậu ngày càng có xu hướng bất thường.

Trong đó, công tác quản lý thủy lợi đã và đang trở thành tâm điểm, với nhiều giải pháp, chính sách được ban hành và thực hiện để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao và cạnh tranh giữa các ngành kinh tế sử dụng nước.

Việc thay đổi hình thức hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi từ cơ chế phí sang giá phù hợp với tình hình ngày càng phát triển của xã hội. Các khoản chi phí tính trong cơ cấu giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và các nội dung được hỗ trợ trong quản lý khai thác công trình thủy lợi được minh bạch.

Đồng thời, đây cũng là cơ sở để Bộ NN-PTNT, các địa phương có căn cứ để thu sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và hỗ trợ tiền cho một số đối tượng sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi. Qua đó, đáp ứng kịp thời nhu cầu của thực tiễn quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách Nhà nước và đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của các đơn vị khai thác công trình thủy lợi.

Theo đánh giá, hiện nay giá dịch vụ thủy lợi chưa phản ánh cụ thể, đúng, đủ các thành phần chi phí. Ảnh: Tùng Đinh.

Theo đánh giá, hiện nay giá dịch vụ thủy lợi chưa phản ánh cụ thể, đúng, đủ các thành phần chi phí. Ảnh: Tùng Đinh.

Tuy nhiên, sau gần 6 năm thực hiện Nghị định 96/2018/NĐ-CP, chuyển đổi cơ chế từ thủy lợi phí sang cơ chế giá là nội dung hoàn toàn mới cho lĩnh vực thủy lợi, đòi hỏi phải có thời gian tiếp cận với cơ chế giá để triển khai thực hiện.

Vì vậy, bên cạnh những kết quả đã đạt được, các tổ chức khai thác công trình thủy lợi và các cơ quan liên quan còn lúng túng, gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khi áp dụng các quy định tại Nghị định 96/2018/NĐ-CP để xây dựng phương án giá tối đa, giá cụ thể, khung giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi.

Giá dịch vụ thủy lợi chưa phản ánh cụ thể, đúng, đủ các thành phần chi phí, hiện tượng “gọt chân cho vừa giày”, tức giá dịch vụ thủy lợi được xác định theo ngân sách được cấp khá phổ biến.

Bên cạnh đó, một số quy định còn chưa được hiểu thống nhất, một số quy định liên quan đến kỹ thuật chưa rõ ràng, một số khoản chi phí chưa được hướng dẫn cụ thể gây khó khăn trong quá trình xây dựng hồ sơ phương án giá.

Có đơn vị còn nhầm lẫn về quy định các khoản chi phí tính trong giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và quy định về quản lý, sử dụng nguồn quản lý tài chính trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi để bù đắp các khoản chi phí quản lý, khai thác công trình thủy lợi. Hiệu quả thực hiện giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi chưa đạt được, chi phí thực tế chưa được bù đắp đầy đủ.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm